Đảm bảo nguyên tắc "học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn” trong quá trình vận dụng nội dung cơ bản của Phép biện

Một phần của tài liệu Vận dụng những nội dung cơ bản của phép biênh chứng duy vật vào việc xây dựng phương pháp nhận thức khoa học cho học sin (Trang 103 - 106)

IV. Nhiệm vụ trước mắt của công tác đối ngoại (Học sinh đọc và nêu)

2.2.4.Đảm bảo nguyên tắc "học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn” trong quá trình vận dụng nội dung cơ bản của Phép biện

E. Củng cố và dặn dò

2.2.4.Đảm bảo nguyên tắc "học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn” trong quá trình vận dụng nội dung cơ bản của Phép biện

thực tiễn” trong quá trình vận dụng nội dung cơ bản của Phép biện chứng duy vật trong dạy học môn Chính trị

Giảng dạy môn Chính trị trong nhà trường Trung cấp chuyên nghiệp cần phải quán triệt sâu sắc nguyên lý giáo dục “học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn”, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Trong quá trình học tập kiến thức luôn luôn phải đặt câu hỏi “Tại sao”, “thế nào?”, “bao nhiêu?”, “đã tối đa chưa?”, “là cái gì?”, “sao không thế này mà lại là thế kia? “ ... Trong thực tế, mỗi sáng tạo đều gắn với

một sự “dám nghĩ, dám làm”. Khi người học và người làm công tác khoa học rèn luyện tính độc lập suy nghĩ và chủ động học tập thì mới có những ý nghĩ mạnh bạo và sáng kiến độc đáo. Năng lực độc lập suy nghĩ liên quan đến ý thức chủ động và tinh thần tích cực, do đó người học luôn luôn phải rèn luyện thói quen này trong thực hành. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Lý luận rất cần thiết, nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ không có kết quả. Do đó, trong lúc học tập lý luận, chúng ta cần nhấn mạnh: lý luận phải liên hệ với thực tế” [6; 496]. Trong quá trình dạy học bộ môn Chính trị, gắn lý luận với thực tiễn là một nguyên tắc hết sức quan trọng. Xa rời nguyên tắc này sẽ rơi vào bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, hoặc rơi vào bệnh chủ quan duy ý chí.

Trong quá trình giảng dạy môn Chính trị, các vấn đề lý luận và thực tiễn phải được GV trình bày một cách thống nhất và logic, làm sao để lý luận của bộ môn Chính trị thường xuyên liên hệ chặt chẽ với thực tiễn xã hội, thực tiễn giáo dục, phản ánh kịp thời sự biến đổi của đời sống xã hội. Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế với những thay đổi nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Trong lĩnh vực giáo dục cũng đang có những bước chuyển mạnh mẽ. Chính vì vậy, những thay đổi trong đời sống thực tiễn phải được GV kịp thời nắm bắt và đưa vào nội dung bài giảng của mình. Chúng ta không được xem lý luận chính trị là một cái gì đó bất biến, cứng nhắc mà luôn mang tính sáng tạo, là một hệ thống mở, luôn được bổ sung bằng những kết luận mới được rút ra từ thực tiễn sinh động. Một lý luận cho dù được đúc kết từ thực tiễn bởi những bộ óc thiên tài vẫn phải luôn được bổ sung những tri thức qua tổng kết thực tiễn sinh động. Môn học Chính trị là một khoa học không nằm ngoài quy luật đó.

Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, GV phải lưu ý: cần phân tích để làm cho học sinh hiểu và nắm được cơ sở lý luận, khía cạnh phương pháp luận của các vấn đề mà mình truyền đạt, từ đó giúp học sinh có thể vận dụng

những kiến thức mà bản thân đã lĩnh hội được để giải đáp những vấn đề thực tiễn đang diễn ra xung quanh mình.

Trong quá trình giảng bài, khi vận dung những nội dung của PBCDV như các nguyên lý, phạm trù, quy luật, GV cần lấy những ví dụ minh họa mang tính thực tiễn, tức là phải liên hệ lý luận với thực tiễn. Song không nên trình bày theo kiểu thuyết minh chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, mà phân tích một cách có căn cứ lý luận; vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật để luận giải các vấn đề thực tiễn. Giảng dạy Chính trị là làm cho học sinh hiểu được, nắm được cơ sở lý luận, khía cạnh phương pháp luận của đường lối, chủ trương, chính sách đang thực thi trong đời sống, từ đó có thể tự phân tích, nhận định, đánh giá những vấn đề thực tiễn mới nảy sinh.

Đảm bảo nguyên tắc “học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn” trong quá trình truyền thụ và vận dụng những nội dung cơ bản của PBCDV phải dựa trên nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Do đó, trong quá trình giảng dạy Chính trị, GV cần phải có những cách thức phù hợp nhằm rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của PBCDV để phân tích các vấn đề thực tiễn.

Như vậy, dạy Chính trị phải gắn với hiện thực cuộc sống. Đây cũng là một nguyên tắc cơ bản của giáo dục. Trong giảng dạy Chính trị, người dạy có thể đưa các kiến thức của PBCDV gắn với các loại kiến thức khác, gắn với đời sống thực tiễn, liên hệ với thực tiễn bằng cách lấy các ví dụ cụ thể. Chúng tôi cho rằng, việc lấy các ví dụ thành công cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp người học hiểu bài, tạo hứng thú cho người học và hình thành khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn. Muốn vậy, ví dụ trước hết phải phù hợp, phải điển hình và đặc trưng để giúp người học dễ hình dung và hiểu bài. Và nếu có thể, ví dụ nên chưa đựng thêm yếu tố hài hước. Như thế, tiết học sẽ trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ, giảm sự căng thẳng, dễ tạo hứng thú cho người học,

đặc biệt là người học dễ nhớ bằng các liên hệ thực tiễn chứ không phải nhớ máy móc các kiến thức sách vở.

Một phần của tài liệu Vận dụng những nội dung cơ bản của phép biênh chứng duy vật vào việc xây dựng phương pháp nhận thức khoa học cho học sin (Trang 103 - 106)