IV. Nhiệm vụ trước mắt của công tác đối ngoại (Học sinh đọc và nêu)
E. Củng cố và dặn dò
2.2.1. Quán triệt nguyên tắc đảm bảo thống nhất giữa tính khoa học với tính Đảng trong giảng dạy Chính trị
học với tính Đảng trong giảng dạy Chính trị
Trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ở nước ta hiện nay, việc dạy học các môn giáo dục chính trị phải tuân thủ nghiêm ngặt mối quan hệ biện chứng và sự thống nhất giữa tínhp; khoa học và tính Đảng. Chính mối quan hệ và sự thống nhất đó bị chi phối bởi mục tiêu đào tạo những người có đủ phẩm chất và trình độ để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
Tính khoa học trong giảng dạy môn Chính trị trong trường TCCN được thể hiện ở chỗ trang bị những tri thức khoa học, đó là hệ thống lý luận chính trị - xã hội, phương pháp luận khoa học mà chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng
Hồ Chí Minh; đường lối cách mạng của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta. Còn tính Đảng trong dạy học môn Chính trị được thể hiện ở chỗ qua môn phải xác lập được hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tư tưởng duy nhất thống trị đời sống tinh thần của toàn xã hội; từ đó HS có ý thức kiên định với mục tiêu của giai cấp công nhân, lý tưởng của Đảng; chấp hành mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Sự thống nhất giữa tính Đảng và tính khoa học trong giảng dạy bộ môn Chính trị là quan điểm xem xét hiện thực một cách sáng tạo, có tính cách mạng phê phán sâu sắc nhất.
Đảm bảo sự thống nhất giữa tính Khoa học và tính Đảng trong giảng dạy môn Chính trị là nguyên tắc cơ bản đầu tiên của dạy học đại học nói chung và ở trường trung học chuyên nghiệp nói riêng. Trong điều kiện bước vào hội nhập và toàn cầu hóa, nguyên tắc này ngày càng được coi trọng. Song cũng chính hội nhập và toàn cầu hóa, trong đó có hội nhập về giáo dục và đào tạo lại đang đặt ra những đòi hỏi mới đối với việc đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp dạy học. Vấn đề chính là ở chỗ, những đổi mới ấy không phải là từ bỏ hay xa rời nguyên tắc cơ bản này mà là hướng đến sự vận dụng, biểu hiện và thể hiện nguyên tắc này một cách phù hợp và có hiệu quả hơn. Mâu thuẫn chủ yếu cần giải quyết hiện nay đối với việc thực hiện nguyên tắc này là, trong dạy học Chính trị, một mặt chúng ta cần nhanh chóng tiếp cận chương trình, phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại, đổi mới nội dung dạy học, mặt khác phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong mục tiêu đào tạo, mục tiêu dạy học, đảm bảo nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị tư tưởng cũng như xây dựng và nâng cao khả năng nhận thức cho học sinh thông qua dạy học môn học.
Đối với giảng dạy môn Chính trị nói chung, sự thống nhất giữa tính Khoa học với tính Đảng thể hiện ngay trong nội dung lý luận của môn học. Vì vậy, GV phải là người hiểu sâu sắc các tri thức môn học. GV giảng dạy Chính
trị phải là người được trang bị một thế giới quan duy vật khoa học, phương pháp tư duy biện chứng. Có như vậy, GV mới vừa truyền đạt đầy đủ, sâu sắc tri thức của môn học, góp phần hình thành và phát triển phương pháp nhận thức khoa học cho học sinh, vừa giáo dục ý thức bảo vệ mục tiêu, lý tượng của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Để phát huy tác dụng của nguyên tắc này trong dạy học Chính trị nhằm xây dựng phương pháp nhận thức khoa học cho HS cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
- Phải đảm bảo tính hiện đại của nội dung dạy học, đồng thời phải chỉ rõ sự liên kết thiết thực của môn học với tương lai nghề nghiệp của học sinh. Điều đó có nghĩa là các nguyên lý của môn Chính trị phải thường xuyên bổ sung những cái mới, phương pháp mới, phù hợp với mục tiêu đào tạo của trường trung cấp chuyên nghiệp, cũng như với thực tiễn nghề nghiệp, thực tiễn chung của đất nước.
- Việc thực hiện tốt nguyên tắc này thể hiện ở chỗ, thông qua hoạt động trên lớp và ngoại khóa của thầy và trò phải đảm bảo tăng cường giáo dục ý thức chính trị tư tưởng, giáo dục ý thức đạo đức, lý tưởng sống, lý tưởng nghề nghiệp, giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Thực hiện nguyên tắc có nghĩa là phải đảm bảo tính hệ thống phức hợp nhưng lại rất biện chứng của nội dung bộ môn. Khi giảng dạy các tri thức thuộc lĩnh vực kinh tế chính trị, chủ nghĩa khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chuẩn mực đạo đức xã hội... GV phải vận dụng tri thức của PBCDV để giải thích cơ sở khoa học của các tri thức trên, đồng thời chỉ ra rằng các tri thức đó là sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta và xây dựng phương pháp luận khoa học cho HS.
- Tôn trọng khách quan của lịch sử, sự thật lịch sử và phải trung thành với lịch sử giáo viên phải sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, năng lực tư duy khoa học, thái độ vô tư, công bằng trong đánh giá và phải có trách nhiệm trước lịch sử, trước sự tiến bộ của khoa học: bảo vệ chân, thiện, mỹ. Đấu tranh phê phán, loại bỏ những quan điểm phản động xuyên tạc, chống đối của các thế lực thù địch. Trong mối quan hệ giữa tính Đảng và tính khoa học thì tính Đảng phải đặt lên hàng đầu, vì tính Đảng phục vụ cho sự nghiệp chính trị.
Như vậy, việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy môn Chính trị mang tính đặc thù, đổi mới song phải luôn luôn bảo đảm tính Đảng và tính khoa học. Tính Đảng là một nguyên tắc trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy các môn lý luận đòi hỏi người giảng dạy phải tuân theo, vì nó là vũ khí để đấu tranh tư tưởng và đấu tranh chính trị. Nói đến tính chính trị là nói đến tính tư tưởng, sự lãnh đạo của Đảng, quan điểm, lập trường giai cấp công nhân và nhân dân lao động. GV phải đứng trên lập trường, quan điểm giai cấp công nhân để nghiên cứu, giảng dạy Chính trị; đứng trên lập trường thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; phục tùng tổ chức và giữ vững nguyên tắc phát ngôn của Đảng.