Vận dụng tri thức khoa học liên môn vào việc giảng dạy Chính trị

Một phần của tài liệu Vận dụng những nội dung cơ bản của phép biênh chứng duy vật vào việc xây dựng phương pháp nhận thức khoa học cho học sin (Trang 106 - 111)

IV. Nhiệm vụ trước mắt của công tác đối ngoại (Học sinh đọc và nêu)

2.2.5.Vận dụng tri thức khoa học liên môn vào việc giảng dạy Chính trị

E. Củng cố và dặn dò

2.2.5.Vận dụng tri thức khoa học liên môn vào việc giảng dạy Chính trị

Chính trị

Trong xu thế các khoa học ngày càng có mối quan hệ khăng khít với nhau việc truyền thụ tri thức của khoa học này phải liên hệ mật thiết với nhau. Hay nói cách khác để truyền thụ có hiệu quả đến người học tri thức của một khoa học nào đó cần phải vận dụng tri thức của nhiều môn khoa học khác nhau, tức là phương pháp vận dụng tri thức liên môn. Vận dụng tri thức liên môn là phương pháp GV sử dụng các tri thức của khoa học liên ngành vào quá trình giảng dạy bộ môn. Khi giảng dạy môn Chính trị nói chung trình bày và vận dụng các nguyên lý, quy luật, phạm trù của PBCDV nói riêng, giáo viên cần vận dụng tri thức của văn học, lịch sử, địa lý, toán học, vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế học... Chẳng hạn, hóa học đã khẳng định nguyên lý về mối quan hệ phổ biến khi chỉ ra mối liên hệ giữa vô cơ và hữu cơ, sự hóa hợp các chất vô cơ có thể tạo thành chất hữu cơ... Hoặc để nghiên cứu bản chất, quy luật kinh tế tất yếu phải vận dụng phép biện chứng, logic biện chứng.

Các môn học cụ thể như: Toán học, Vật lý, Sinh học, Hóa học... cũng có vai trò nhất định trong việc xây dựng phương pháp nhận thức khoa học cho học sinh. Do đó, cần phải chú trọng nâng cao phương pháp nhận thức khoa học cho học sinh thông qua những môn học này. Cần giúp người học vận dụng các nguyên lý, quy luật của PBCDV để phân tích, luận giải về mặt phương pháp luận các nội dung của các khoa học cụ thể; đồng thời qua phân tích nội dung của các khoa học cụ thể, GV cần làm sáng tỏ cơ sở của các nguyên lý, các quy luật của PBCDV.

Lịch sử triết học, Tư tưởng Hồ Chí Minh... là một trong những môn học có vai trò rất lớn giúp học sinh và giáo viên học tập và nghiên cứu bộ môn Chính trị một cách hiệu quả nhất.. Học tập môn lịch sử triết học giúp học sinh

nhận thức được những sai lầm, hạn chế của thế giới quan duy tâm, duy vật siêu hình, từ đó tránh được những biểu hiện của các thế giới quan nói trên trong cuộc sống. Từ đó, có ý thức rèn luyện, phấn đấu trong học tập để vận dụng những nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật vào việc xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng, cũng như xây dụng phương pháp nhận thức khoa học cho mình.

Tư tưởng Hồ Chí minh là môn học đang được đẩy mạnh học tập trong các trường trung cấp, đại học, cao đẳng ở. Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần làm cho học sinh nắm vững các nguyên lý triết học Mác - Lênin, học tập cách vận dụng các nguyên lý ấy vào việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống, khẳng định vai trò làm chủ xã hội, làm chủ hoàn cảnh của con người. Học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần xây dựng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan tích cực cho HS.

Để vận dụng tri thức liên môn đòi hỏi người giáo viên chính trị phải có sự hiểu biết sâu rộng trên các lĩnh vực cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Do vậy, yêu cầu giáo viên phải tự tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu về các khao học có liên quan trước khi lên lớp giảng bài.

Kết luận chương 2: Mục đích của thực nghiệm là khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả của việc vận dụng những nội dung cơ bản của PBCDV vào việc xây dựng phương pháp nhận thức khoa học cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp hiện nay. Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi đã chứng minh một vấn đề là: vận dụng những nội dung cơ bản của PBCDV vào việc xây dựng phương pháp nhận thức khoa học cho học sinh sẽ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của HS. Từ đó giúp hình thành và phát triển phương pháp tư duy khoa học, phương pháp nhận thức khoa học ở học sinh hơn hẳn cách dạy truyền thống.

Dạy học các môn lý luận chính trị nói chung, môn Chính trị ở trường TCCN nói riêng là một nhiệm vụ trọng yếu trong công tác tư tưởng của Đảng nhằm trang bị cho học sinh, sinh viên tri thức lý luận Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng một cách cơ bản, có hệ thống, giúp cho người học xây dựng thế giới quan và phương pháp luận khoa học, qua đó góp phần hình thành và phát triển ở học sinh phương pháp nhận thức khoa học.

Trong công tác giảng dạy và học tập các môn Chính trị nói chung, vận dung những nội dung cơ bản của PBCDV vào việc xây dựng phương pháp nhận thưc khoa học cho HS nói riêng, chúng ta đã đạt được một số thành tựu nhất định như chấm dứt được tình trạng thầy đọc, trò ghi, HS đã có khả năng ghi chép tóm tắt bài giảng của thầy; một số GV đã đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoá quá trình học tập của HS; hình thức kiểm tra, đánh giá đã có những thay đổi theo hướng tích cực, đánh giá chính xác hơn năng lực tiếp thu bài học của HS, hạn chế được phần lớn hiện tượng quay cóp trong thi cử; đồng thời, tài liệu phục vụ cho việc học tập môn Chính trị đã được quan tâm đúng mức; chất lượng đội ngũ giảng dạy cũng đã được nâng lên một bước; điều kiện vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy cũng đã được cải thiện đáng kể; các hoạt động nghiên cứu khoa học trong HS về môn Chính trị có nét khởi sắc và mang diện mạo mới về nội dung và hình thức tổ chức... Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc giảng dạy và học tập các môn khoa học này vẫn còn những bất cập, hạn chế. Trước tiên, cần nhận thấy rằng, đội ngũ cán bộ giảng dạy môn Chính trị còn thiếu so với yêu cầu, dẫn đến tình trạng quá tải giờ dạy của GV, thiếu thời gian đầu tư cho bài giảng và nghiên cứu khoa học. Thậm chí có một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của môn học; ít vận dụng hoặc vận dụng chưa

có hiệu quả những nội dung cơ bản của PBCDV vào bài giảng. Việc tiếp thu tri thức môn học một cách mơ hồ, rời rạc, thụ động, xơ cứng, máy móc của học sinh. Thậm chí, có lúc những tri thức khoa học của PBCDV còn bị tầm thường và đơn giản hoá, do đó khó hoàn thành được mục tiêu của môn học là cung cấp cho học sinh thế giới quan và phương pháp nhận thức khoa học chung nhất để người học tiếp cận những tri thức khoa học chuyên ngành và vận dụng vào các hoạt động thực tiễn.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài "Vận dụng những nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật vào việc xây dựng phương pháp nhận thức khoa học cho học sinh trung học chuyên nghiệp thông qua việc giảng dạy môn Chính trị (qua khảo sát một số trường trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh - Nghệ An)” với mục đích trước tiên là góp phần dạy tốt hơn phần tri thức PBCDV trong môn Chính trị đồng thời qua môn học chú trọng hơn việc xây dựng phương pháp nhận thức khoa học cho HS - vấn đề đang ít được quan tâm hiện nay.

Trước tiên, chúng tôi đã nghiên cứu những cơ sử lý luận và thực tiễn của việc vận dụng nội dung cơ bản của PBCDV trong dạy học Chính trị, sau đó đề tài đã tiến hành thực nghiệm sư phạm và thu được nhiều kết quả khả quan. HS hứng thú hơn; tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong quá trình học tập; khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn tốt hơn; HS có thể phân tích được mỗi liên hệ giữa các tri thức của môn học nói riêng, giữa môn Chính trị với các môn khoa học nói chung... từ đó kết quả học tập thông qua bài kiểm tra được nâng lên rõ rệt. Do vậy, đề tài có thể được vận dụng ở các các trường TCCN trong tỉnh Nghệ An và trong phạm vi cả nước.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của vận dụng những nội dung cơ bản của PBCDV vào việc xây dựng phương pháp nhận thức khoa học cho học sinh thông, người GV cần chú ý một số yêu cầu khoa học sau. Đó là, quán

triệt nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính đảng trong giảng dạy Chính trị; sử dụng phối kết hợp một cách khoa học và nhuần nhuyễn giữa các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại nhằm tạo hứng thú trong quá trình nhận thức của học sinh; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong khi vận dụng những nội dung cơ bản của Phép biện chứng duy vật vào bài giảng; đảm bảo nguyên tắc “học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn” trong quá trình giảng dạy Chính trị; Vận dụng tri thức khoa học liên môn vào việc giảng dạy Chính trị.

Một phần của tài liệu Vận dụng những nội dung cơ bản của phép biênh chứng duy vật vào việc xây dựng phương pháp nhận thức khoa học cho học sin (Trang 106 - 111)