Phân tích kết quả thực nghiệm và kết quả điều tra khảo sát, trưng cầu ý kiến học sinh

Một phần của tài liệu Vận dụng những nội dung cơ bản của phép biênh chứng duy vật vào việc xây dựng phương pháp nhận thức khoa học cho học sin (Trang 89 - 93)

IV. Nhiệm vụ trước mắt của công tác đối ngoại (Học sinh đọc và nêu)

2.1.4.Phân tích kết quả thực nghiệm và kết quả điều tra khảo sát, trưng cầu ý kiến học sinh

E. Củng cố và dặn dò

2.1.4.Phân tích kết quả thực nghiệm và kết quả điều tra khảo sát, trưng cầu ý kiến học sinh

Bảng 1: Tổng hợp điểm kiểm tra 45 phút của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tại Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Công nghệ Việt - Anh.

Điểm Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Số lượng HS Tỉ lệ % Số lượng HS Tỉ lệ % Điểm 9 - 10 12 / 103 12 4 / 99 4 Điểm 7 - 8 53 / 103 51 21 / 99 21 Điểm 5 - 6 36 / 103 35 65/ 99 65 Điểm < 5 2/103 2 9/99 9 Tổng 103 HS 100% 99 HS 100%

Qua bảng số liệu cho thấy, cùng 1 bài dạy học nhưng nếu cách dạy khác nhau thì kết quả nhận thức của học sinh cũng khác nhau. Tại 2 lớp chúng tôi tiến hành thực nghiệm bằng việc vận dụng nội dung cơ bản của Phép biện

chứng duy vật vào việc xây dựng phương pháp nhận thức khoa học cho học sinh thì kết quả học tập của học sinh cao hơn rất nhiều so với lớp đối chứng.

Cụ thể: Ở 2 lớp thực nghiệm, số học sinh đạt điểm giỏi (từ 9 - 10 điểm) là 12/103 HS; tỉ lệ: hơn 12%. Số HS đạt điểm khá (từ 7 - 8 điểm) là 53/103; tỉ lệ: 51%. Số HS đạt điểm trung bình (từ 5 - 6 điểm) là 36/103; tỉ lệ 20.3%. Số HS đạt điểm dưới trung bình (điểm <5) là 2/103; tỉ lệ 2%. Đây là một kết quả rất tốt, khẳng định học sinh nắm vững kiến thức và biết vận dụng vào đời sống thực tiễn những nội dung chương trình đã học.

Cùng một đối tượng HS, một GV dạy học, trong những môi trường dạy học như nhau nhưng nếu vẫn dạy theo cách dạy cũ, không chú trọng xây dựng phương pháp nhận thức khoa học cho HS thì kết quả học tập, khả năng tư duy rất thấp. Cụ thể, tại 2 lớp đối chứng, chúng tôi đã cho HS làm bài kiểm tra cùng đề với lớp thực nghiệm thì kết qủa thu được như sau. Số HS đạt điểm giỏi (từ 9 - 10 điểm) chỉ có 4/99 em; tỉ lệ 4%, Số HS đạt điểm khá (từ 7 - 8 điểm) là 21/99; tỉ lệ: 21%. Có 9 HS điểm dưới 5, tỉ lệ 9%, có 65/99 HS đạt điểm trung bình, tỉ lệ 65%.

Sau các tiết dạy học thể nghiệm và đối chứng chúng tôi đã phát phiếu trưng cầu ý kiến đến tất cả các học sinh và kết quả thu được như sau:

Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến học sinh

(Tại Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Công nghệ Việt - Anh)

TT Nội dung câu hỏi

và các phương án trả lời Tổng hợp ý kiến Lớp thực nghiệm (2 lớp, 103 HS) Lớp đối chứng (2 lớp 99 HS) 1 Bài học hôm nay đối với em:

a. Dễ hiểu 86 40

b. Khó hiểu 2 32

c. Có kiến thức dễ hiểu, có kiến

thức khó hiểu 15 27

2 Bài học hôm nay đối với em:

a. Rất bổ ích. 85 38

b. Bổ ích. 13 26

c. Bình thường. 5 35

d. Không bổ ích. 0 0

3 Giờ học hôm nay đối với em:

a. Rất thích. 90 8

b. Bình thường. 13 70

c. Không thích. 0 21

4 Em nhận xét như thế nào về thái độ học tập của các bạn trong giờ học vừa qua?

a. Tích cực làm việc. 88 23

b. Hăng say phát biểu. 65 25

c. Uể oải 1 21

d. Hứng thú học tập. 102 36

e. Không hứng thú. 1 53 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Em có thích học môn Chính trị không?

b. Bình thường. 45 69

c. Thích học. 56 17

6 Em có kiến nghị gì với giáo viên dạy môn Chính trị? a. Luôn dạy học theo những

phương pháp và cách dạy như thế này.

81 5

b. Vận dụng thường xuyên tri thức

của PBCDV vào bài giảng 4 15

c. Giảng giải các nội dung cụ thể hơn, tăng cường thực hành nhiều hơn

3 12

d. Cần cho nhiều ví dụ thực tiễn

hơn nữa. 5 8

e. Cần liên hệ tri thức liên môn

nhiều hơn 4 13

f. Cần vận dụng phối kết hợp nhiều

phương pháp dạy học hơn 2 15

g. Cần phát huy hơn nữa tính tích

cực, chủ động, sáng tạo của HS 2 18

i. Không có ý kiến gì. 2 13

Qua kết quả học tập cũng như kết quả trưng cầu ý kiến HS ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng chúng tôi đi đến kết luận: HS lớp thực nghiệm yêu thích môn học, tích cực học tập, hứng thú với giờ dạy được vận dụng nội dung cơ bản của PBCDV vào việc xây dựng phương pháp nhận thức khoa học cho HS hơn HS ở lớp đối chứng.

* Kết luận thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm là một bước không thể thiếu trong nhiều công đoạn của quá trình nghiên cứu đề tài khoa học của chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn chính trị. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính hiệu quả, khả thi của việc vận dụng

những nội dung cơ bản của PBCDV vào việc xây dựng phương pháp nhận thức khoa học cho HS ở trường TCCN hiện nay. Học sinh hứng thú, say mê, tích cực, chủ động hơn trong quá trình học tập, hiểu bài hơn; HS có khả năng suy luận, phân tích, tổng hợp, so sánh tốt hơn; khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống tốt hơn... do đó mục tiêu của bài học đạt được cao hơn.

Sau khi được học các tiết dạy thực nghiệm, HS đánh giá cao các phương pháp dạy học mà GV đã vận dụng trong giờ học và mong muốn được thực hiện nhiều hơn. Việc vận dụng nội dung cơ bản của PBCDV vào việc xây dựng phương pháp nhận thức khoa học cho HS ở trường TCCN hiện nay là hoàn toàn có khả năng thực hiện và nên vận dụng thường xuyên, có thể vận dụng vào dạy học môn Chính trị trong toàn tỉnh Nghệ An. Đồng thời có thể nghiên cứu và áp dụng vào dạy học môn Chính trị ở các trường TCCN trong cả nước.

Một phần của tài liệu Vận dụng những nội dung cơ bản của phép biênh chứng duy vật vào việc xây dựng phương pháp nhận thức khoa học cho học sin (Trang 89 - 93)