- Lịch sử hình thành, phát triển và đặc trưng của Phép biện chứng duy vật
1.2. Những nội dung cơ bản của PBCDV trong chương trình môn Chính trị ở trường trung cấp chuyên nghiệp
Chính trị ở trường trung cấp chuyên nghiệp
Phép biện chứng duy vật được các nhà sáng lập xây dựng dựa trên sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng, phản ánh những quy luật chung nhất của thế giới. Trên cơ sở phát hiện, phân tích những quy luật chung nhất về sự tồn tại và phát triển của giới tự nhiên, các nhà macxít đi đến lý giải các quy luật xã hội từ đó xây dựng các phương pháp khoa học cho việc nhận thức và cải tạo thế giới của con người.
Chương trình môn học Chính trị ở trường TCCN được biên soạn trên cơ sở tích hợp những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng
Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước. Trong đó những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin được bố trí phần đầu của chương trình (từ bài 1 đến bài 8). Riêng nhưng nội dung cơ bản của PBCDV được tích hợp chủ yếu trong bốn bài đầu tiên (từ bài 1 đến bài 4), đặc biệt tập trung ở bài 2: “Những nguyên lý và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật”
Bài 1: “Chủ nghĩa duy vật khoa học”, bài học này cung cấp cho người học những tri thức cơ bản xoay quanh một số phạm trù nền tảng của Phép biên chứng duy vât như vật chất, phương thức tồn tại của vật chất, ý thức, nguồn gốc và bản chất của ý thức, mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.
Bài 2: “Những nguyên lý và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật”, bài này cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản nhất về hai nguyên lý tổng quát và 3 quy luật cơ bản nhất của Phép biện chứng duy vật. Đó là, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý phát triển, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại và quy luật phủ định của phủ định. Các nguyên lý và quy luật được trình bày một cách đầy đủ, cụ thể theo cách thức giới thiệu nội dung nguyên lý, quy luật và rút ra ý nghĩa phương pháp luận của chúng.
Bài 3: “Nhận thức luận khoa học và hoạt động thực tiễn của con người”, bài học này cung cấp cho học sinh những tri thức về bản chất của nhận thức, quan điểm của triết học Mác-Lênin về bản chất của nhận thức, thực tiễn và vai trò của nó đối với nhận thức, hai giai đoạn của quá trình nhận thức, vấn đề chân lý.
Bài 4: “Tự nhiên và xã hội. Những ảnh hưởng của môi trường - sinh thái và dân số đối với xã hội”. Nôi dung bài học này đã khai thác tích hợp một
số nội dung của Phép biện chứng duy vật về giới tự nhiên (bao hàm môi trường - sinh thái), dân số và xã hội, mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội.
Bài 5: “Lĩnh vực kinh tế của đời sống xã hội và những quy luật cơ bản của sự vận động và phát triển của xã hội” Nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng được tích hợp trong bài học này là những tri thức về những quy luật cơ bản vận động và phát triển của xã hội, như: Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
Bài 6: “Cấu trúc xã hội: giai cấp và các tổ chính trị - xã hội”. Nôi dung của phép biện chứng được khai thác trong bài học này là khái niệm về cấu trúc xã hôi, giai cấp và đấu tranh giai cấp, nhà nước, nguồn gốc và bản chất của nhà nước, dân tộc và quan hệ dân tộc, gia đình và gia đình dưới chủ nghĩa xã hội.
Bài 7: “con người, nhân cách, mối quan hệ giữa các nhân và xã hội”. Bài học này cung cấp cho học sinh một số nội dung của Phép biện chứng duy vật như sau: khái niệm con người, bản chất con người, khái niệm và cấu trúc nhân cách, quan hệ giã cá nhân với tập thể, quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
Bài 8: “Ý thức xã hội - đời sống tinh thần của con người”, Bài học này bao gồm những tri thức về: ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hôi, tính giai cấp của ý thức xã hội trong xã hội có giai cấp, ý thức dân tộc, tính độc lập tương đối và sức mạnh cải tạo của xã hội, ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức khoa học, ý thức tôn giáo.
Như vậy, những nội dung cơ bản của PBCDV đã được chọn lọc, tích hợp vào các bài học từ bài 1 đến bài 8 ở những góc độ, mức độ khác nhau. Khi giảng dạy các bài này đòi hỏi một mặt GV phải truyền thụ đến HS một cách đầy đủ cả thế giới quan và phương pháp luận của tri thức PBCDV, đồng thời phải chỉ cho HS thấy rằng khả năng vận dụng những tri thức này trong
việc tiếp cận các tri thức của các bài học còn lại. Khi giảng dạy các bài học còn lại (thuộc các lĩnh vực kinh tế chính trị; chủ nghĩa xã hội khoa học; đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước) đòi hỏi GV phải vận dụng những nội dung cơ bản của PBCDV để xây dựng và phát triển phương pháp nhận thức khoa học cho HS đồng thời khẳng định vai trò phương pháp luận của PBCDV.