Khối lượng của bị lai hướng thịt

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nông nghiệp Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò lai sind, F1 (brahman × lai sind) và F1 (charolais × lai sind) nuôi tại Đăk Lăk (Trang 62 - 83)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.1 Khối lượng của bị lai hướng thịt

Sinh trưởng của bị là một tính trạng quan trọng chịu sự chi phối của tính di truyền và điều kiện ngoại cảnh. Hệ số di truyền của tính trạng h2 = 0,3 - 0,6. Tính trạng sinh trưởng được nghiên cứu khá phổ biến, khối lượng, kích thước các chiều đo trên cơ thể gia súc là các tính trạng được dùng để đánh giá khả năng sản xuất và sự phát triển cân đối của cơ thể con vật. Tính trạng này liên quan tới khả năng sản xuất thịt của bị và cũng là chỉ tiêu phản ánh giá trị kinh tế quan trọng của chúng. Quá trình sinh trưởng của bị là sự tương tác giữa kiểu gen và các điều kiện ngoại cảnh thơng qua các quy luật sinh học và chịu các tác động của quá trình chăm sĩc nuơi dưỡng rất rõ.

3.1.1.1 Khối lượng của bị lai hướng thịt qua các tháng tuổi

Khối lượng là một đặc trưng của quá trình sinh trưởng, khối lượng của các nhĩm bị lai hướng thịt được theo dõi từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1a; 3.1b.

Khối lượng sơ sinh của bị cái Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind), và F1(Charolais × Lai Sind) nuơi trong nơng hộ đạt 18,23 ; 21,30 và 22,60 kg; tương ứng con đực đạt 19,71; 21,71; 23,31 kg. Khối lượng sơ sinh trung bình cả đực và cái đạt lần lượt là 18,97; 22,00 và 22,95 kg.

Khối lượng sơ sinh là một tính trạng chịu ảnh hưởng di truyền của phẩm giống, các giống khác nhau cĩ khối lượng sơ sinh khác nhau, hệ số di truyền của tính trạng khá cao h2= 0,34 - 0,41 (Nguyễn Văn Thiện, 1995)[54]. Hệ số biến động của tính trạng khối lượng sơ sinh biến động từ 11,05% đến 12,99%, bê sinh ra tương đối đồng đều.

Khối lượng sơ sinh của cặp lai F1(Brahman × Lai Sind), F1(Charolais × Lai Sind) cao hơn bê Lai Sind 15,97% và 20,98%, sai khác cĩ ý nghĩa thống kê (P<0,05). Cặp lai F1(Charolais × Lai Sind) so với cặp F1(Brahman × Lai Sind) cao hơn 4,32%, sai khác cĩ ý nghĩa (P<0,05).

Bảng 3.1a. Khối lượng tích lũy của bị lai hướng thịt nuơi trong nơng hộ

Tuổi (tháng) Tính biệt Lai Sind (n= 190)

F1(Bra × Lai Sind) (n= 180)

F1(Char × Lai Sind) (n= 190) M ± SE (kg) Cv(%) M ± SE (kg) Cv(%) M ± SE (kg) Cv(%) Sơ sinh Cái 18,23a±0,24 12,73 21,30b±0,22 9,71 22,60b±0,30 12,88 Đực 19,71a±0,22 11,05 22,71b±0,29 12,65 23,31b±0,31 12,98 Chung 18,97a±0,17 12,46 22,00b±0,19 11,79 22,95c±0,22 12,99 6 Cái 84,46a±0,95 11,00 99,65b±1,11 10,57 107,88c±0,95 8.38 Đực 87,84a±0,90 10,03 109,96b±1,04 9,04 116,47c±1,13 9,48 Chung 86,15a±0,67 10,67 104,80b±0,85 10,92 112,18c±1,45 9,76 9 Cái 108,42a±0,95 8,56 123,96b±1,08 8,24 131,32c±1,02 7,60 Đực 110,71a±0,88 7,75 135,19b±0,95 6,84 142,47c±1,15 7,90 Chung 109,56a±0,65 8,20 129,57b±0,82 8,47 136,89c±0,87 8,76 12 Cái 133,94a±0,83 6,04 149,14b±0,96 6,13 161,08c±1,07 6,47 Đực 139,96a±0,86 5,99 170,19b±0,85 4,76 175,82c±1,13 6,26 Chung 136,95a±0,64 6,39 159,67b±1,02 8,53 168,45c±0,94 7,71 18 Cái 185,71a±0,94 4,93 209,66b±1,09 4,94 236,52c±1,18 4,86 Đực 208,27a±0,96 4,48 239,98b±0,88 4,37 257,54c±1,03 3,89 Chung 196,99a±1,06 7,41 224,82b±1,33 7,95 247,03c±1,09 6,09 24 Cái 212,38a±1,06 4,88 259,24b±1,02 3,74 285,13c±1,21 4,14 Đực 241,36a±1,03 4,15 289,14b±0,88 2,90 319,17c±1,01 3,09 Chung 227,87a±1,29 7,82 274,19b±1,30 6,38 302,15c±1,47 6,69

Ghi chú: Các giá trị trên cùng 1 hàng cĩ số mũ là các chữ khác nhau thì sai khác cĩ ý nghĩa (P<0,05).

Bảng 3.1b. Khối lượng tích lũy của bị lai hướng thịt nuơi theo dõi Tuổi (tháng) Tính biệt Lai Sind (n= 40)

F1 (Bra × Lai Sind) (n= 40)

F1 (Char × Lai Sind) (n= 40) M ± SE (kg) Cv(%) M ± SE (kg) Cv(%) M ± SE (kg) Cv(%) SS Cái 17,72a±0,40 10,02 21,36b±0,47 9,69 22,20b±0,49 9,87 Đực 19,60a±0,36 8,34 23,10b±0,51 9,98 23,45b±0,54 10,21 Chung 18,71±0,30a 10,23 22,36b±0,36 10,20 22,83b±0,37 10,31 6 Cái 84,65a±2,47 13,07 99,65a±1,95 8,73 108,80a±1,92 7,89 Đực 91,15a±2,26 11,08 115,20b±2,41 9,36 118,75b±2,49 9,63 Chung 87,90a±1,73 12,47 107,43b±1,97 11,61 113,78c±1,74 9,69 9 Cái 110,05a±2,13 8,66 128,20b±1,71 5,97 139,80c±2,29 7,31 Đực 118,00a±2,17 8,21 150,10b±2,25 6,69 152,15b±2,27 6,66 Chung 114,03a±1,63 9,03 139,15b±2,24 10,18 145,98b±1,87 8,11 12 Cái 139,50a±1,87 5,99 160,25b±1,78 4,97 178,10c±2,30 6,39 Đực 149,25a±1,95 5,84 184,00b±2,17 5,27 192,55c±1,33 3,09 Chung 144,38a±1,54 6,77 172,13b±2,35 8,64 185,33c±1,83 6,24 18 Cái 204,50a±2,03 4,45 228,95b±2,00 3,91 267,50c±3,05 5,10 Đực 220,00a±1,80 3,66 264,80b±1,70 2,87 284,00c±1,90 2,99 Chung 212,25a±1,83 5,44 246,88b±3,15 8,07 275,75c±2,21 5,07 24 Cái 253,55a±1,80 3,17 288,95b±2,43 3,75 320,15c±2,57 3,59 Đực 278,40a±2,21 3,55 334,00b±2,88 3,86 345,50c±1,4 2,25 Chung 265,98a±2,44 5,79 311,48b±4,06 8,24 332,83c±2,62 5,06

Ghi chú: Các giá trị trên cùng 1 hàng cĩ số mũ là các chữ khác nhau thì sai khác cĩ ý nghĩa (P<0,05)

Khối lượng sơ sinh là một tính trạng phụ thuộc vào giống bố tham gia lai giống. Khối lượng sơ sinh cao thường di truyền theo chiều hướng giống bị thịt cao sản.

Rao và Cs (1977)[119] cho biết khối lượng sơ sinh của bị Red Sindhi 22kg; Simm (1998)[128] cho thấy khối lượng sơ sinh của các giống bị thịt phụ thuộc phẩm giống rõ rệt Charolais 42,9 kg, Simmental 40,3 kg, Limousin 37 kg và Aberdeen Angus 31,7 kg, tác giả cho rằng khối lượng sơ sinh liên quan chặt chẽ tới khối lượng của bê ở 200 và 400 ngày.

Theo Phocas và Laloe (2004)[117] khối lượng sơ sinh của Charolais, Limousin và Blonde tương ứng 47,1; 39,5 và 46,2 kg. Kết quả về khối lượng sơ sinh trong thí nghiệm thu được ở bị lai F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) thấp hơn kết quả trên cĩ thể là do tầm vĩc hạn chế của đàn bị cái Lai Sind tham gia lai tạo so với các giống bị thịt chuyên dụng.

Nghiên cứu của Lê Quang Nghiệp (1984)[36] cho thấy F1(Zebu × Bị Vàng) cĩ khối lượng sơ sinh 18,10 - 19,01 kg. Vũ Văn Nội (1994)[39] cho thấy F1 Zebu; F1 Charolais; F1 Brown Swiss cĩ khối lượng sơ sinh tương ứng 20,5; 21,5 và 21,7 kg. Phạm Văn Quyến (2001)[48] cho thấy bị F1 Charolais; F1 Hereford; F1 Simmental và Lai Sind cĩ khối lượng sơ sinh tương ứng 20,25; 20,06 và 19,78 kg. Hồng Văn Trường (2001)[60] nghiên cứu trên bị F1

Brahman và F2 ¾ Brahman cho khối lượng sơ sinh tương ứng 21,2 kg và 20,8 kg. Kết quả về khối lượng sơ sinh của các cặp lai trong thí nghiệm cao hơn các nghiên cứu của các tác giả trên cĩ thể do chất lượng đàn bị nền được chọn lọc tốt cùng với chế độ chăm sĩc nuơi dưỡng con cái mang thai khá tốt đã phát huy ưu thế về khối lượng của các giống đực chuyên dụng thịt.

Đinh Văn Cải và Cs (2001)[6] tiến hành lai tạo giữa tinh bị đực Charolais, Abondance, Tarentaise với bị Lai Sind cho kết quả khối lượng sơ sinh tương ứng 27,6; 23,2; 23,0 và 21,9 kg. Kết quả thu được về khối lượng sơ sinh của chúng tơi tương đương với bê lai Abondance, Tarentaise cịn bê lai F1(Charolais × Lai Sind) thấp hơn. Chase và Cs (2004)[78] cho thấy bê sinh ra từ các cơng thức lai cĩ mẹ là F1(Brahman × Angus), F1(Senepol × Angus), F1(Tuli × Angus) với bị đực Angus cho khối lượng sơ sinh tương ứng 28,0; 32,10 và 28,50 kg nhưng khi cho phối lần kế tiếp với bị đực Charolais cho khối lượng sơ sinh tương ứng 34,90; 38,40 và 35,90 kg. Giống bị đực khác nhau cĩ ảnh hưởng nhất định tới khối lượng sơ sinh của con lai.

Freetly và Cundiff (1998)[94] nhận thấy khối lượng sơ sinh của bê F1 Brahman ngang bằng với khối lượng sơ sinh của F1 Tuli, nhưng khối lượng cai sữa, tăng trọng tuyệt đối ở bê F1 Brahman lớn hơn.

Theo Dhuyvetter và Cs (2007)[83] khối lượng sơ sinh của bê Charolais và Limousin tương ứng là 38,4 và 35,8 kg. Khối lượng sơ sinh của bê lai hướng thịt trong thí nghiệm nhỏ hơn và thiên về hướng bị Charolais. Khối lượng sơ sinh cao cĩ liên quan tới giống đực tham gia lai tạo.

Đinh Văn Cải (2006)[7] cho thấy khối lượng bê Drought Master nuơi ở các địa phương khác nhau cho kết quả từ 19,9 kg đến 27,2 kg. Đinh Văn Tuyền và Cs (2008)[61] cho kết quả khối lượng sơ sinh của bê Brahman và bê Droughtmaster là 21,6 và 20,7kg. Chế độ dinh dưỡng và chăm sĩc nuơi dưỡng bị cái mang thai là một vấn đề quan trọng liên quan tới khối lượng sơ sinh của bê lai. Khối lượng sơ sinh là một tính trạng cĩ hệ số di truyền cao song nĩ cũng là một tính trạng chịu sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh như chế độ chăm sĩc nuơi dưỡng bị mẹ mang thai. Vì vậy cùng một giống đực nhưng trong điều kiện chăm sĩc nuơi dưỡng bị cái mang thai kém sẽ cho khối lượng sơ sinh thấp.

Burrow (1991)[76] cho thấy khối lượng sơ sinh của bê lai phụ thuộc vào các giống tham gia lai giống. Ở bê AX (½ Africander, ¼ Hereford, ¼ Shorthorn); AXBX (¼ Africander, ¼ Brahman, ¼ Hereford, ¼ Shorthorn); BX (½ Brahman, ¼ Hereford, ¼ Shorhorn); HS(½ Hereford, ½ Shorthorn) và Brahman cho khối lượng sơ sinh tương ứng: 34,4; 34,5; 31,8; 32,9; 30,9 kg.

Giai đoạn 6 tháng tuổi khối lượng của bê cái Lai Sind đạt khối lượng 84,46 kg; F1(Brahman × Lai Sind) 99,65 kg và F1(Charolais × Lai Sind) 107,88 kg tương ứng ở bê đực 87,84; 109,96 và 116,47kg, tính trung bình đạt 86,15; 104,80kg và 112,18 kg. Bê F1(Brahman × Lai Sind), F1(Charolais × Lai Sind) lớn hơn bê Lai Sind 21,65%; 30,21%, sai khác cĩ ý nghĩa (P<0,05).

Bê F1(Charolais × Lai Sind) nặng hơn bê F1(Brahman × Lai Sind) 7,04%, sai khác cĩ ý nghĩa thống kê (P<0,05). Hệ số biến động của tính trạng 8,38% - 11%. Hệ số biến động của các nhĩm bê lai trong giai đoạn này thấp, khối lượng bê lúc 6 tháng tuổi khá đồng đều. Ưu thế về khối lượng lúc 6 tháng tuổi thuộc về bê F1(Charolais × Lai Sind) đã thể hiện rõ ưu thế về sinh trưởng so với F1(Brahman × Lai sind) và Lai Sind.

Khối lượng cai sữa là tính trạng cĩ hệ số di truyền cao, khối lượng cai sữa phản ánh chất lượng giống. Giống khác nhau cĩ khối lượng cai sữa khác nhau. Nguyễn Văn Thiện (1995)[54] cho biết hệ số di truyền khối lượng cai sữa ở bị thịt 30 - 51%. Theo Phocas và Laloe (2004)[117] hệ số di truyền của tính trạng khối lượng cai sữa ở bị Charolais, Limousin, Blonde tương ứng 0,13; 0,29 và 0,32. Splan và Cs (2002)[130] cho thấy khối lượng cai sữa của bê sinh ra từ bị cái F1 Hereford, F1 Angus, F1 Brahman với bị đực Simmental cho khối lượng cai sữa (205 ngày) 183,10 kg. Chase và Cs (2004)[78] cho biết khối lượng cai sữa phụ thuộc vào phẩm chất giống của con đực. Bê lai sinh ra từ bị cái F1(Brahman × Angus), F1(Senepol × Angus) và F1(Tuli × Angus) với bị đực Angus tương ứng 213 kg; 194,9 kg và 191,5 kg, nhưng khi thay đổi bằng bị đực giống Charolais cho khối lượng cai sữa tương ứng 268,9; 245 và 233,4kg. Giống bị đực cĩ ảnh hưởng nhất định đối với khối lượng của bê cai sữa. Dhuyvetter và Cs (2007)[83] cho thấy khối lượng cai sữa (205) ngày, bê sinh ra từ bị đực Charolais và Limousin với bị cái lai đạt khối lượng tương ứng 231,20 và 222,2 kg. Chất lượng giống bị đực cĩ ảnh hưởng nhất định trong việc cải tiến tăng trọng của con lai. Bê lai F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) trong thí nghiệm cĩ khối lượng cai sữa thấp hơn so với các kết quả lai tạo giữa các giống bị chuyên sản xuất thịt của các tác giả trên. Vấn đề đặt ra là cần phải nâng cao chất lượng đàn bị nền, cần cải tiến chế độ chăm sĩc nuơi dưỡng đối với bị cái

nuơi con để đảm bảo nguồn sữa cung cấp cho bê trong thời kỳ bú sữa, nhằm phát huy tác dụng của các tính trạng tăng trọng mới hình thành ở bê lai.

Đinh Văn Cải và Cs (2001)[6] cho thấy khối lượng lúc 6 tháng tuổi F1 Charolais, F1 Abondance, F1 Tarentaise và Lai Sind tương ứng 109,6 kg; 97 kg; 95,3 kg và 91 kg. Phạm Văn Quyến (2001)[48] nghiên cứu trên F1

Charolais, F1 Hereford, F1 Simmental và Lai Sind lúc 6 tháng cĩ khối lượng tương ứng 91,75; 88,63; 84,14 và 81,13 kg. Nguyễn Văn Thưởng và Cs (1995)[57] cho kết quả bê 6 tháng F1 Zebu; F1 Brown Swiss; F1 Charolais và F1 Santa Gertrudis đạt khối lượng tương ứng 94,5; 98; 96 và 90 kg. Lê Viết Ly và Cs (1995)[27] cho thấy F1 Chrolais, F1 Limousine, F1 Hereford, F1

Simmental, F1 Santa Gertrudis và F1 Red Sindhi cĩ khối lượng lúc 6 tháng tương ứng 91,10; 88,6; 82,7; 69,3; 76,31 và 80 kg. Nguyen Kim Duong và Cs (1995)[87] nghiên cứu trên bị địa phương, F1 Red Sindhi, F1 Charolais, F1

Hereford, F1 Limousine cho khối lượng cai sữa tương ứng 52 kg; 80 kg; 91 kg; 89 kg; 84 kg. Kết quả khối lượng cai sữa của bê F1(Brahman × Lai Sind) và bê F1(Charolais × Lai Sind) của chúng tơi cao hơn so với các cơng thức lai của các tác giả trên. Trong quá trình thực hiện chương trình lai giống, bị cái nền được chọn lọc kỹ và được nuơi với chế độ bổ sung thức ăn tinh cho bị mẹ nuơi con đã cĩ những tác động tốt đối với quá trình sinh trưởng của bê bú sữa mẹ.

Giai đoạn 6 - 9 tháng tuổi bê lai hướng thịt cĩ quá trình tăng trưởng chậm lại: Lai Sind 109,56 kg; F1(Brahman × Lai Sind) 129,57 kg và F1(Charolais × Lai Sind) 136,89 kg. Quá trình sinh trưởng của bê giai đoạn này chậm lại so với thời kỳ trước đĩ do thời kỳ sau cai sữa, hệ tiêu hĩa chất xơ của bê hoạt động chưa hồn thiện, trong khi đĩ nguồn dinh dưỡng cĩ chất lượng cao được cung cấp từ sữa mẹ khơng cịn. Bê Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) nuơi theo dõi trong thời kỳ này cĩ khối lượng tương ứng 114,03; 139,15 và 145,98 kg. Khối lượng bê nuơi theo dõi

vượt bê nuơi trong nơng hộ 4,64 - 7,39%, sai khác cĩ ý nghĩa (P<0,05). Quá trình tăng trưởng trong giai đoạn này chậm lại cĩ thể do nguyên nhân thiếu dinh dưỡng do quá trình tiêu hĩa chất thơ xanh chưa hồn thiện. Bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng cho bê sau cai sữa là một vấn đề cần được quan tâm đúng mức nhằm làm giảm stress về dinh dưỡng đối với bê lai hướng thịt, thúc đẩy quá trình sinh trưởng là ưu thế mới hình thành ở bê lai hướng thịt.

Giai đoạn 12 tháng tuổi bê Lai Sind; F1(Brahman × Lai Sind); F1(Charolais × Lai Sind) nuơi trong nơng hộ đạt khối lượng 136,95; 159,67 và 168,45 kg. Giai đoạn này F1(Brahman × Lai Sind) vượt Lai Sind 16,59%; F1(Charolais × Lai Sind) vượt Lai Sind 23,03%; F1(Charolais × Lai Sind) vượt F1(Brahman × Lai Sind) 5,50%, sai khác cĩ ý nghĩa thống kê (P<0,05). Bị nuơi theo dõi đạt khối lượng lần lượt là 144,38; 172,13 và 185,33kg. F1(Brahman × Lai Sind) vượt Lai Sind 19,22%; F1(Charolais × Lai Sind) vượt Lai Sind 28,36%, F1(Charolais × Lai Sind) vượt F1(Brahman × Lai Sind) 7,67%, sai khác cĩ ý nghĩa (P<0,05). Bị nuơi theo dõi vượt bị nuơi trong nơng hộ khá cao 5,43 - 7,80%, sai khác cĩ ý nghĩa (P<0,05). Giai đoạn này bê lai hướng thịt cĩ quá trình sinh trưởng hồi phục khá nhanh sau khi cai sữa. Chế độ chăm sĩc nuơi dưỡng đã tác động tốt đối với tính trạng sinh trưởng cao của bị lai hướng thịt, đặc biệt F1(Charolais × Lai Sind) đạt khối lượng cao 185,33 kg.

Lê Viết Ly và Vũ Văn Nội (1995)[27] cho thấy F1 Charolais lúc 12 tháng tuổi nuơi chăn thả là 121 kg, nuơi cĩ bổ sung thức ăn tinh đạt 173 kg, tương ứng bê F1 Hereford đạt 126,9; 145,8 kg; bê F1 Simmental 130 và 168 kg. Đinh Văn Cải và Cs (2001)[6] cho thấy bê F1 Charolais lúc 12 tháng đạt khối lượng 164,6 kg, F1 Abondance 139 kg; bê F1 Tarentaise 142,5 kg và bê Lai Sind 126,5 kg. Phạm Văn Quyến (2001)[48] cho thấy F1 Charolais đạt 150,75 kg; F1 Hereford 142,63 kg; F1 Simmental 138,86 kg và Lai Sind 114,75 kg.

Giai đoạn 18 tháng tuổi khối lượng bị lai đạt được ở giai đoạn này khá cao: Lai Sind đạt 196,99 kg; F1(Brahman × Lai Sind) 224,82 kg và F1(Charolais × Lai Sind) đạt 247,03 kg. Bị nuơi theo dõi đạt tương ứng 212,25; 246,88 và 275,75 kg. Bị F1(Brahman × Lai Sind) nuơi theo dõi cĩ khối lượng vượt bị Lai Sind 6,32%, F1(Charolais × Lai Sind) vượt Lai Sind 29.92%, sai khác cĩ ý nghĩa (P<0,05). Bị F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) nuơi theo dõi cĩ khối lượng cao hơn nuơi trong nơng hộ tương ứng 9,81% và 11,63%, sai khác cĩ ý nghĩa thống kê (P<0,05). Bị F1(Charolais × Lai Sind) trong điều kiện nuơi dưỡng của nơng hộ, chế độ dinh dưỡng cĩ cải tiến song vẫn cịn những hạn chế nhất định, sinh trưởng chỉ tương đương với F1(Brahman × Lai Sind) nhưng trong điều kiện nuơi theo dõi chế độ dinh dưỡng khá hơn bị F1(Charolais × Lai Sind) đã thể hiện được ưu thế của giống bố chuyên sản xuất thịt.

Các nghiên cứu của Lê Viết Ly và Vũ Văn Nội (1995)[27] cho thấy ở giai đoạn 18 tháng tuổi bị F1 Charolais, F1 Limousine, F1 Hereford, F1

Simmental, F1 Santa Gertrudis và F1 Red Sindhi nuơi chăn thả đạt 161; 134; 150,5; 178,9; 153,3 và 140,2 kg nhưng trong điều kiện chăn nuơi cĩ bổ sung thức ăn tinh, bị lai trên đạt tương ứng 232; 170; 250,5; 183,3 và 156,1 kg. Trong cùng một kiểu di truyền, nhưng quá trình chăm sĩc nuơi dưỡng, chế độ dinh dưỡng khác nhau sẽ tác động theo các xu hướng khác nhau. Đối với bị lai hướng thịt, trong điều kiện chăn thả tự do, nguồn dinh dưỡng trên đồng cỏ khơng đảm bảo cho quá trình sinh trưởng cao. Do vậy việc bổ sung dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện cho con lai phát huy tác dụng tăng khối lượng - ưu thế của giống bố.

Fordyce và Cs (1993)[91] cho thấy bị lai 3/4 Bos indicus khối lượng tăng nhanh ở giai đoạn 12 - 18 tháng tuổi, con cái đạt 228 kg, con đực đạt 281 kg tương ứng tăng trưởng tuyệt đối đạt 0,37 và 0,49 kg.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nông nghiệp Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò lai sind, F1 (brahman × lai sind) và F1 (charolais × lai sind) nuôi tại Đăk Lăk (Trang 62 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)