Bảng 3.1 Thang nhu cầu của Maslov

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Công tác xã hội với người có HIV Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 42 - 58)

Nhu cầu về vật chất: Ăn uống, m ặc, ở, đi lại.

Nhu cầu xã hội: Hoà nhập cùng xã hội

Nhu cầu được coi trọng: Được tôn trọng, không phán xét đến tình trạng bệnh tật

T ự khẳng định mình: Được làm việc, thể hiện mình trong công việc

Nhu cầu an toàn: Được khám chữa bệnh, được chồng quan tâm

+ Nhu cầu về sức khỏe: được thăm khám, chăm sóc sức khỏe thông thường và chăm sóc đặc biệt (điều trị làm hạn chế sự nhân đôi của virut, do đó làm chậm quá trình chuyển thành A ID S)

+ Nhu cầu về tinh thần: vượt qua những khủng hoảng tâm lý, đương đầu với hoàn cảnh (chấp nhận) và sống an toàn hơn cho bản thân và cho những người khác

+ Nhu cầu được đảm bảo công ăn việc làm: không bị kỳ thị, xa lánh và duy trì công việc để có thu nhập, nuôi được bản thân, thực hiện các chi phí chăm sóc, bồi dưỡng sức khỏe

3.1.3. Các bệnh và các triệu trứng thường gặp ở người có HIV

C ác bệnh thường gặp:

* Sốt :

+ Bình thường thân nhiệt luôn duy trì ở mức 37oC. Sốt là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức bình thường. Sốt cũng là một phản ứng bảo vệ cơ thể nhưng nếu sốt cao trên 39oC có thể gây co giật, hôn mê rất nguy hiểm.

+ Phát hiện sốt:

- Dùng nhiệt kế cặp vào hố nách hoặc ngậm vào miệng hoặc đo qua hậu môn đối với trẻ em. Nếu không có cặp nhiệt kế có thể chẩn đoán bằng cách đặt mu bàn tay lên trán bệnh nhân và mu bàn tay kia lên trán của mình. Nếu có sốt, trán bệnh nhân sẽ nóng hơn trán bạn.

+ Khi nào phải đưa người bệnh đi bệnh viện ?

- Cần đưa bệnh nhân đến thầy thuốc để khám nếu bệnh nhân sốt kèm các biểu hiện sau:

- Sốt cao trên 39 độC kèm rét run. - Sốt kéo dài

- Sốt kèm theo ho và sút cân

- Sốt kèm theo các triệu chứng khác như cứng gáy, đau đầu dữ dội, lú lẫn, bất tỉnh, mắt vàng, đột ngột ỉa chảy nặng hay co giật

- Sống trong những vùng đang lưu hành bệnh sốt rét mà cơn sốt không giảm sau khi đã được điều trị bằng thuốc chống sốt rét; khuyên mọi người không tự điều trị một loại thuốc lặp đi lặp lại.

- Trẻ sơ sinh bị sốt

* Tiêu chảy:

+ Phát hiện tiêu chảy

- Bình thường trẻ nhỏ bú sữa mẹ đi ngoài 2-4 lần/ngày phân có màu vàng thuần nhất. Trẻ bú sữa bò đi ngoài 1-2 lần/ngày phân thành khuôn, màu xám và nặng mùi. Người lớn đi ngoài ngày một lần.

- Bị tiêu chảy khi đi ngoài quá số lần bình thường kèm theo phân lỏng nhiều nước. Phân có thể có máu trong trường hợp bị lỵ.

- Có hai loại tiêu chảy: tiêu chảy cấp xuất hiện đột ngột và diễn biến trong vòng hai tuần và tiêuchảy kéo dài tư hai tuần trở nên.

- Hai hậu quả chính của ỉa chảy là mất nước-điện giải và suy dinh dưỡng. M ất nước - điện giải nặng nếu không được điều trị có thể dẫn đến tử vong.

+ Phải đưa bệnh nhân đi khám nếu bệnh nhân có các biểu hiện sau: - Cảm thấy rất khát.

- Bị sốt, bị kích thích vật vã hoặc thờ ơ với ngoại cảnh. - Không ăn uống được bình thường.

- Đi ngoài trên 10 lần/ngày. - Có máu trong phân.

- Tiêu chảy kéo dài trên 14 ngày.

* Ho nhiều:

+ Nguyên nhân: Các nguyên nhân gây khó thở có thể là Cảm lạnh,Viêm phế quản, Viêm phổi, Lao phổi, Bệnh tim.

* Khó thở:

+ Cách phát hiện :

- Bệnh nhân thở nhanh trên 25 lần/phút, cánh mũi phập phồng, có thể có tím môi và đầu chi. Một số trường hợp khó thở kèm theo ho nhiều.

- Ho, khó thở kèm theo sốt. Thở có tiếng rít. - Có máu trong đờm.

- Rất đau và khó chịu, không uống được hoặc ngủ li bì.

- Ho kéo dài trên 3 tháng đặc biệt có máu trong đờm, đau ngực nhiều. - Khó thở nhiều ( co kéo hõm ức, tím môi, tím đầu chi).

* Tổn thương ngoài da:

+ Các tổn thương hay gặp:

- Phát ban trên da, ngứa, lở loét , khô da, mụn nhọt hoặc áp xe.

* Nôn và buồn nôn:

+ Ở một số bệnh nhân A ID S, buồn nôn và nôn là dấu hiệu rất thường gặp, Sau đó tự khỏi hoặc do điều trị các nguyên nhân. ở một số bệnh nhàn khác thì dấu hiệu này trở thành mãn tính, kéo dài.

* Đau đớn về thể xác:

+ Nguyên nhân:

- Trong giai đoạn muộn của AIDS, các cơn đau về thể xác xuất hiện thường xuyên. N guyên nhân đau bao gồm:

- Do bất động lâu gây loét - Do nhiễm virus H erpes

- Do sưng tay chân (do thiểu năng tuần hoàn)

- Rối loạn thần kinh có kèm theo hoặc không kèm theo liệt - Đau đầu đơn thuần hoặc kết hợp với viêm não, màng não

- Nguyên nhân do tâm lý, đau buồn do lo lắng quá mức gây tăng nhậy cảm với đau. - Do tác dụng phụ của các thuốc khi dùng điều trị

* Rối loạn tâm lý:

+ Biểu hiện :

- Các rối loạn tâm lý là biểu hiện rất thường gặp ở người nhiễm HIV/AIDS. H ọ thường có tâm trạng lo âu và trầm cảm. Trong giai đoạn đầu, các biểu hiện thường là: Chán ăn, thở nhanh, hay hồi hộp, vã mồ hôi, mất ngủ, mất sự tập trung, lo nghĩ nhiều, dễ cáu gắt và đôi khi không làm chủ được hành động của mình. Sau đó họ sẽ xuất hiện trạng thái trầm cảm với các biểu hiện:

- Bi quan, mệt mỏi và kiệt sức

- Mất khả năng tìm nguồn vui và cảm giác mọi thứ đều vô nghĩa - Mất khả năng tập trung và giảm trí nhớ

- Chỉ muốn yên tĩnh một mình, xa lánh mọi người - Ăn quá nhiều hoặc chán ăn

- Các biểu hiện ngày một trầm trọng hơn. Bệnh nhân H IV/AIDS thường đau buồn liên tục. N gười bệnh rất khó vượt qua tình trạng này và có thể có ý muốn tự tử.

+ Khi nào cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế?

- Nếu gia đình thấy tình trạng bệnh nhân ngày càng nặng và có hành vi tự hại, tư sát hoặc gây đe doạ cho những người xung quanh

- Xuất hiện các rối loạn ứng xử kéo dài, rối loạn về ăn uống, mất ngủ liên tục mặc dù có dùng thuốc an thần.

C ác triệu trứng thường gặp:

* Viêm não do Toxoplasma:

+ Thường biểu hiện bằng dấu hiệu M àng não – Não. Bệnh nhân có rối loạn ý thức từ u ám, bán hôn mê, hôn mê, xuất hiện những cơn co giật, hay gặp triệu chứng tổn thương Thần kinh khu trú và H ội chứng tăng áp lực nội sọ.

+ Chụp cắt lớp sọ não có thể thấy một hay nhiều đám mờ tròn hoặc những đám vôi hóa. Đó là những ổ khu trú tiến triển của Toxoplasma, bệnh diễn biến nặng dần tới tử vong.

* Viêm màng não do nấm Cryptococccu s neoforman:

+ Bệnh cảnh giống viêm màng não lao. bệnh sốt cao, hội chứng màng não rõ kèm rối loạn ý thức như lú lẫn, nặng có thể hôn mê. Bệnh tiến triển nặng dần đến tử vong ngay cả khi điều trị đúng bằng A mphoterixin B. Chẩn đoán bệnh dựa vào soi và cấy dịch não tủy tìm thấy nấm Cryptococccus neoforman.

* Viêm não do Cytomegalovi rus (CMV):

+ Ngoài gây viêm não, CMV còn gây viêm phổi, viêm niêm mạc ống tiêu hóa, viêm võng mạc dẫn tới mù.

* Viêm não chất trắng đa ổ tiến triển:

+ Bệnh do Papovavirus gây nên, biểu hiện triệu chứng rất đa dạng từ nhức đầu thường xuyên đến rối loạn hành vi.

* Các rối loạn tâm thần ở giai đoạn nhiễm khuẩn cấp ban đầu:

+ Biểu hiện ở thời kỳ này là sốt, uể oải, đau cơ, đau đầu, dễ bị kích thích, thay đổi khí sắc, đôi khi có mê sảng. Về mặt tâm lý, khi bệnh nhân biết kết quả xét nghiệm H IV dương tính sẽ xuất hiện mối lo sợ lớn về bệnh, đe dọa đến cuộc sống, bị xã hội miệt thị và khả năng truyền bệnh cho người khác. Các phản ứng bao gồm “Sốc” về tâm lý, tức giận, từ chối, buồn phiền. Các triệu chứng trầm cảm, lo âu, rối loạn giấc ngủ là phổ biến. Bệnh nhân có mặc cảm, tự ti, cảm thấy bất lực trước cuộc sống, bị xã hội ruồng bỏ dễ dẫn đến ý tưởng và hành vi tự sát.

* Rối loạn sự thích ứng (adjustment disorder)

+ Biểu hiện được xác định như những phản ứng kém thích nghi với stress. M ôi trường tâm lý không tốt như sự thiếu quan tâm săn sóc của người thân, sự chế giễu, xa lánh của những người xung quanh làm gia tăng tác dụng của stress đối với người bệnh. Đ ôi khi stress làm xuất hiện những rối loạn lo âu và khí sắc ở một vài bệnh nhân sẵn có tiền sử rối loạn tâm thần chiếm từ 5 - 20% bệnh nhân nhiễm H IV. M ột số bệnh nhân có thể có những rối loạn hành vi kém thích nghi như: Hành động tình dục không an toàn, lạm dụng thuốc, tức giận, tự ti.

* Rối loạn trầm cảm:

+ Mức độ triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng và được cải thiện qua thời gian mà không cần dùng đến thuốc. N gười bệnh khi bị nhiễm HIV hoặc mắc A ID S sẽ suy sụp rất nhanh trong thời gian ngắn do suy giảm về sức khỏe mất việc làm hoặc giảm các hoạt động trong cộng đồng. Người bệnh cảm thấy đau đớn và bất hạnh, chán nãn, bi quan, mệt mỏi và kiệt sức, mất khả năng tìm nguồn vui và cảm giác mọi thứ đều vô nghĩa, mất tập trung và giảm trí nhớ, không muốn giao tiếp, ăn quá nhiều hoặc chán ăn, muốn được yên tĩnh một mình. Bệnh nhân AID S thường đau buồn liên tục hàng giờ thậm chí hàng ngày. Rối loạn cảm xúc thực tổn thường đi kèm với suy giảm nhận thức.

* Rối loạn lo âu:

+ Thường có rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn stress sau sang chấn, rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Các triệu chứng thường biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật: Run, cảm giác hồi hộp, tê dại, muốn té xỉu, vã mồ hôi, mất ngủ, kém tập trung, lo nghĩ nhiều, cáu bẩn, hốt hoảng, thờ nhanh, chán ăn và có thể kèm theo đau đầu.

+ Người bị nhiễm HIV/AIDS cho rằng cuộc sống còn lại của họ không còn ý nghĩa và muốn kết thúc bằng một cái chết không đau đớn. Tự sát xảy ra ở hai giai đoạn:

- Giai đoạn đầu xảy ra khi phản ứng huyết thanh dương tính được xác định. Tự sát xảy ra như một phản ứng xung động trên một nền rối loạn cảm xúc do stress.

- Giai đoạn hai (giai đoạn cuối) có nhiều biến chứng thần kinh tâm thần của AID S bao gồm: suy giảm nhận thức, rối loạn cảm xúc thực tổn, mê sảng, trạng thái hoang tưởng. Yếu tố nguy cơ cho tự sát là: có bạn chết vì AIDS, những người bị cô lập, khó khăn trong quan hệ xã hội, về tài chính sa sút và sảng. Rối loạn khí sắc trước khi bị bệnh, bệnh hệ thống hoặc bệnh tâm thần đang có, lạm dụng thuốc, tham vấn trước và sau test liên quan đến HIV không đầy đủ.

* Rối loạn mê sảng:

+ Trạng thái sảng thường được thấy hơn trong giai đoạn muộn của nhiễm HIV/A IDS ở những bệnh nhân nằm viện với các biểu hiện: Khởi phát triệu chứng nhanh, trạng thái bàng hoàng, lo âu, sợ hãi, sau tiến triển thành lú lẫn, mất định hướng, mù mờ ý thức, giảm khả năng tập trung đặc biệt là kích động tiến triển dao động trong 24 giờ, các ảo tưởng, ảo giác đặc biệt về đêm có nhiều ảo giác thị giác và hoang tưởng kèm theo. M ột số yếu tố làm tăng trạng thái mê sảng như: nhiễm khuẩn hệ thống, giảm oxy máu do hậu quả của bệnh viêm phổi Pneumocystis, rối loạn chuyển hóa. N goài ra còn do hậu quả của việc dùng thuốc Corticoide, thuốc giảm đau, gây ngủ ở bệnh nhân HIV.

* Phức hợp sa sút liên quan đến HIV/AID S:

+ Được phân chia theo hai mức độ trầm trọng và nhẹ, sự khác nhau giữa chủ yếu về mức độ tật chứng vận động đời sống hàng ngày, sự sa sút thường gặp là sa sút tâm thần dưới vỏ. Theo ICD - 10 Sa sút tâm thần (Dementia) được xếp vào mục F02.4. N hững triệu chứng bần thần, giảm trí nhớ, mất một số khả năng vận động và thay đổi tính tình thường gặp ở người nhiễm H IV trong giai đoạn A IDS. Tiến triển của sa sút tâm thần trong nhiễm HIV nhìn chung là nghèo nàn, 50 - 75% số bệnh nhân chết trong vòng 6 tháng .

* Sự thay đổi nhân cách:

+ Được đặc trưng bởi các biến đổi đáng kể các mô hình hành vi quen thuộc đối với bệnh nhân trước khi bị bệnh. Sự thể hiện của cảm xúc, của nhu cầu và xung động đặc biệt bị tổn thương làm gia tăng các nét nhân cách bệnh lý dẫn đến hành vi giải ức chế, dễ bị kích thích, có hại cho ngừơi khác đôi khi giống hội chứng hưng cảm nhẹ.

* Bệnh cảnh giống loạn thần dạng phân liệt:

+ Hay gặp là các rối loạn hoang tưởng bị hại. N gười bệnh cho rằng mình nằm viện là do âm mưu lấy cắp tài sản hoặc đầu độc họ. Các rối loạn tri giác thực tổn thường gặp là ảo giác thính giác, thị giác.

* Lạm dụng ma túy:

+ Theo Kaplan H .I và Sadock (1998) ngoài việc dùng thuốc kháng virus người bệnh còn tự sử dụng bất hợp p háp các thuốc ma túy khác để hạn chế lo âu và trầm cảm.

* Một số đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cao:

+ Những người sử dụng ma tuý và nhóm bán dâm

+ Nhân viên hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc người có HIV + Quân nhân

+ Cán bộ, y bác sỹ trong các bệnh viện làm việc với người có H IV + Công an cảnh sát làm việc trong lĩnh vực phòng, chống HIV

3.1.5. Phụ nữ mang thai có HIV

Đ ứa trẻ mới sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV được gọi là “trẻ có phơi nhiễm H IV” chứ không được khẳng định trẻ nhiễm HIV. Hiện nay, thông thường người ta chẩn đoán nhiễm HIV trẻ sinh ra từ những người mẹ nhiễm H IV khi trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên, có xét nghiệm kháng thể HIV dương tính 3 lần với 3 phương pháp khác nhau. Nếu trẻ có bú mẹ cần xét nghiệm sau khi trẻ ngừng bú mẹ hoàn toàn 6 tuần. Đ ối với những trẻ dưới 18 tháng chỉ chẩn đoán nhiễm HIV các xét nghiệm về virut học dương tính (xét nghiệm tìm kháng nguyên p24, xét nghiệm PCR AD N hoặc PCR A RN ) (PCR: Polymerase chain reaction).

Phụ nữ nhiễm HIV khi có thai cần được quản lý, theo dõi và chăm sóc tại các cơ sở sản khoa. Song song với việc đánh giá tình trạng thai nghén theo định kỳ, tình trạng lâm sàng nhiễm H IV cũng phải được theo dõi và đánh giá sát. N ếu thai phụ nhiễm H IV đang được dùng thuốc kháng virut (ARV) thì tiếp tục được theo dõi và dùng thuốc theo hướng dẫn; nếu chưa được dùng thuốc kháng virut, nhưng trong quá trình mang thai có đủ tiêu chuẩn dùng thuốc kháng virut thì được chỉ định dùng và theo dõi; trường hợp thai phụ nhiễm H IV chưa đủ tiêu chuẩn dùng thuốc kháng virut thì được dùng thuốc để dự phòng lây truyền virut từ mẹ sang con.

(Nguồn: http://giadinh.net.vn/hom e/20090226034036723p0c1016/cham -soc-thai-phu- va-tre-nhiem -hiv.htm)

* Những nguy cơ thường gặp ở phụ nữ có thai bị có HIV:

+ Sẩy thai

+ Sốt và các bệnh cảnh nhiễm trùng, càng ở giai đoạn muộn của bệnh, các bệnh cảnh của nhiễm trùng cơ hội càng nhiều.

+ Lây H IV cho con dẫn tới đẻ non và trẻ có thể bị chết ngay sau khi sinh. Nguy cơ lây H IV tư mẹ sang con khoảng 30-40% song có tới 90% trẻ em bị nhiễm HIV là do mẹ bị nhiễm H IV truyền cho con. Khoảng 50% trẻ em nhiễm HIV do lây tư mẹ sẽ bị chết

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Công tác xã hội với người có HIV Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 42 - 58)