Phụ nữ mang thai có HIV

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Công tác xã hội với người có HIV Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 49 - 51)

Đ ứa trẻ mới sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV được gọi là “trẻ có phơi nhiễm H IV” chứ không được khẳng định trẻ nhiễm HIV. Hiện nay, thông thường người ta chẩn đoán nhiễm HIV trẻ sinh ra từ những người mẹ nhiễm H IV khi trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên, có xét nghiệm kháng thể HIV dương tính 3 lần với 3 phương pháp khác nhau. Nếu trẻ có bú mẹ cần xét nghiệm sau khi trẻ ngừng bú mẹ hoàn toàn 6 tuần. Đ ối với những trẻ dưới 18 tháng chỉ chẩn đoán nhiễm HIV các xét nghiệm về virut học dương tính (xét nghiệm tìm kháng nguyên p24, xét nghiệm PCR AD N hoặc PCR A RN ) (PCR: Polymerase chain reaction).

Phụ nữ nhiễm HIV khi có thai cần được quản lý, theo dõi và chăm sóc tại các cơ sở sản khoa. Song song với việc đánh giá tình trạng thai nghén theo định kỳ, tình trạng lâm sàng nhiễm H IV cũng phải được theo dõi và đánh giá sát. N ếu thai phụ nhiễm H IV đang được dùng thuốc kháng virut (ARV) thì tiếp tục được theo dõi và dùng thuốc theo hướng dẫn; nếu chưa được dùng thuốc kháng virut, nhưng trong quá trình mang thai có đủ tiêu chuẩn dùng thuốc kháng virut thì được chỉ định dùng và theo dõi; trường hợp thai phụ nhiễm H IV chưa đủ tiêu chuẩn dùng thuốc kháng virut thì được dùng thuốc để dự phòng lây truyền virut từ mẹ sang con.

(Nguồn: http://giadinh.net.vn/hom e/20090226034036723p0c1016/cham -soc-thai-phu- va-tre-nhiem -hiv.htm)

* Những nguy cơ thường gặp ở phụ nữ có thai bị có HIV:

+ Sẩy thai

+ Sốt và các bệnh cảnh nhiễm trùng, càng ở giai đoạn muộn của bệnh, các bệnh cảnh của nhiễm trùng cơ hội càng nhiều.

+ Lây H IV cho con dẫn tới đẻ non và trẻ có thể bị chết ngay sau khi sinh. Nguy cơ lây H IV tư mẹ sang con khoảng 30-40% song có tới 90% trẻ em bị nhiễm HIV là do mẹ bị nhiễm H IV truyền cho con. Khoảng 50% trẻ em nhiễm HIV do lây tư mẹ sẽ bị chết trong vòng 2 năm sau khi sinh.

+ Diễn biến thành AID S nhanh hơn.

* Chăm sóc phụ nữ mang thai có HIV:

+ Chăm sóc lúc mang thai:

- Người phụ nữ có thai có HIV cần được khám thai định kỳ. - Chỉ dùng thuốc khi có hướng dẫn của thầy thuốc.

- Cung cấp đầy đủ sắt và axit folic để phòng thiếu máu cho mẹ và con. - Kiêng làm việc nặng hoặc mang vác nặng

- Tắm rửa và vệ sinh cá nhân hàng ngày

- Tránh hoặc hạn chế giao hợp. Phải luôn sử dụng bao cao su khi có quan hệ tình dục. - Tiêm vaccine phòng uốn ván để phòng uốn ván sơ sinh

- Có thể sử dụng A ZT 300mg x 2 lần/ngày tư tuần lễ 36 của thai kỳ cho đến khi đẻ để giảm nguy cơ lây H IV tư mẹ sang con.

+ Chăm sóc trong cuộc đẻ :

Sản phụ bị nhiễm HIV phải đến cơ sở y tế để sinh đẻ. Để chẩn bị cho cuộc để, nhân viên y tế cần phải:

- Vô trùng dụng cụ đỡ đẻ đặc biệt là các dụng cụ dùng để cắt, khâu và buộc rốn. - Nên lót tấm nilon dưới chỗ nằm của sản phụ

- Người đỡ pha nước sát trùng, rửa tay sạch bằng xà phòng và luôn đi găng khi thăm khám cho sản phụ.

- Khi đỡ đẻ, người đỡ phải đi găng, đeo khẩu trang, đeo kính phòng hộ để tránh bị máu và dịch bắn phải.

- Vệ sinh vùng sinh môn trước khi đẻ, lau âm đạo nhiều lần bằng Chlorhexidine 0,2%. K hông cạo lông vùng vệ, không đặt điện cực vào đầu thai nhi, không lấy máu da đầu thai nhi làm pH.

- Trong quá trình chuyển dạ có thể dùng Nevirapine 200mg liều duy nhất để hạn chế lây H IV cho con nếu trước đó chưa dùng thuốc gì hoặc truyền tĩnh mạch AZT 2mg/kg trong giờ đầu sau đó truyền 1mg/kg cho đến khi đẻ.

- Chỉ mổ lấy thai khi có chỉ định sản khoa

- Trẻ đẻ ra cần được lau sạch bằng băng gạc sạch - Phòng đẻ cần được giữ ấm

- Xử lý chất thải (máu, dịch, nhau thai), đồ dùng cho cuộc đẻ theo đúng nguyên tắc dự phòng phổ cập như trên.

+ Chăm sóc sau đẻ:

- Người mẹ cần tắm rửa hàng ngày, vệ sinh vùng sinh môn 2 lần/ngày, thay băng thấm tuỳ theo lượng dịch thấm.

- Băng thấm thay ra phải cho vào túi nilon, sau đó đem chôn hoặc ngâm trong chất sát trùng 20 phút rồi mới vứt vào chỗ đựng đồ thải chung.

- Trẻ đẻ ra cần được tắm ngay sau khi sinh.

- Nếu mẹ đã uống Nevirapine thì cho con uống sirô Nevirapine 2mg/kg trong vòng 72 giờ sau sinh. N ếu mẹ uống A ZT thì cho con uống sirô A ZT 2mg/kg/6giờ x 6 tuần. N ếu không có sirô A ZT thì dùng sirô Nevirapine.

- Tư vấn cho mẹ về lợi ích của nuôi con bằng sữa thay thế nếu có điều kiện để giảm nguy cơ lây HIV cho con qua bú sữa mẹ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Công tác xã hội với người có HIV Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 49 - 51)