Thực trạng HIV ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Công tác xã hội với người có HIV Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 33 - 36)

Theo Báo cáo quốc gia về thực hiện tuyên bố cam kết về HIV/AIDS lần thứ 2 và lần thứ 3; Theo Cập nhật tình hình dịch AIDS năm 2008.

* Dịch HIV/AIDS đang gia tăng một cách nhanh chóng ở Việt Nam

Tình hình nhiễm HIV/AIDS trong toàn quốc từ ngày 01 tháng 8 năm 2008 đến ngày 31 tháng 8 năm 2008 như sau:

+ Số trường hợp nhiễm H IV trong kỳ báo cáo: 1.598 + Số bệnh nhân AIDS trong kỳ báo cáo: 1.318 + Số bệnh nhân AIDS tử vong trong kỳ báo cáo: 799 + Số trường hợp nhiễm H IV báo cáo trong năm: 13.290 + Số bệnh nhân AIDS báo cáo trong năm: 4.629

+ Số bệnh nhân AIDS tử vong báo cáo trong năm: 2.699

Tổng hợp nhiễm HIV/AIDS trên toàn quốc tính đến ngày 31.8.2008:

+ Tổng số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống: 132.048 + Tổng số bệnh nhân A ID S hiện còn sống: 27.579

+ Tổng số người nhiễm H IV đã tử vong: 40.717 (Nguồn: http://www.vaac.gov.vn/)

+ Theo thống kê của Bộ Y tế, từ ngày 17.2 đến 16.3.2009, cả nước phát hiện mới 1.628 trường hợp nhiễm HIV và 533 bệnh nhân AIDS. Căn bệnh này cũng đã lấy đi mạng sống của 225 người trong khoảng thời gian kể trên.

+ Cũng theo Bộ Y tế, tổng số người nhiễm HIV hiện còn sống trên cả nước khoảng gần 140 ngàn người, trong đó có hơn 30 ngàn bệnh nhân A IDS. Số người nhiễm H IV đã tử vong là 42.128 trường hợp.

+ So với thời điểm từ giữa tháng 1 đến giữa tháng 2.2009, số người nhiễm HIV mới được phát hiện tăng đến 1.020 trường hợp, số bệnh nhân AIDS tăng 312 trường hợp và số tử vong do A ID S tăng 112 trường hợp.

(Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages /200913/20090324103251.aspx) + Tình hình lây nhiễm nhanh chóng cả về địa bàn và số lượng. Ca nhiễm HIV đầu tiên ở Việt N am được phát hiện tháng 12 năm 1990 tại Thành phố Hồ Chí Minh. N ăm 1993, dịch HIV bùng nổ trong nhóm những người nghiện hút, tiêm chính ma tuý. Tính đến ngày 31/10/2008, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố đã phát hiện có người nhiễm H IV: 97,52% quận huỵện; 69,93% phường xã phát hiện người có nhiễm HIV/A IDS

+ Theo số liệu thống kê báo cáo, Tại Việt Nam, Tính đến hết ngày 31.10.2008 số trường hợp nhiễm H IV/AID S hiện đang còn sống được báo cáo trên toàn quốc là 135.171, trong đó có 29.134 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn A ID S. Từ năm 1990 đến nay có 41.418 bệnh nhân tử vong do AIDS được báo cáo.

+ Nhiễm H IV ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 20-39 tuổi (chiếm 83,44%) trong tổng số các trường hợp nhiễm H IV được phát hiện. Tỷ lệ nhiễm H IV phân theo giới tính ít thay đổi qua các năm, tính đến hết tháng 10/2008, tỷ lệ nhiễm HIV được phát hiện ở nam giới chiếm 82,17% và nữ giới là 17,81%. Tuy nhiên, theo dự báo trong tương lai tỷ lệ nhiễm H IV là nữ giới có xu hướng tăng lên.

+ Quảng Ninh là tỉnh hiện có hiện nhiễm HIV cao nhất cả nước trên 100.000 người, tiếp đến là TP HCM, Hải Phòng, TP Vũng Tàu, A n Giang, TP Hà Nội, Cao Bằng, Bắc K ạn, Lạng Sơn.

+ Cứ trung bình 15 phút lại có 1 người bị nhiễm HIV m ới, 1 ngày có 96 người nhiễm m ới, 1 năm có 35040 người bị nhiễm H IV m ới.

+ Con số trẻ em bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cũng đang ngày càng gia tăng. TPHCM hiện có 60.000 trẻ nhiễm và ảnh hưởng H IV/AIDS (trẻ OVC) nhưng chỉ có 7% được quản lý, chăm sóc. dự kiến, số trẻ này sẽ tiếp tục tăng vì hằng năm vẫn có 600 phụ nữ nhiễm H IV sinh con. Số liệu trên được Ủy ban Phòng chống H IV/AIDS TPHCM công bố sáng 22-5. Theo kế hoạch tổng thể chương trình chăm sóc trẻ OVC của Ủy ban Phòng chống H IV/AIDS TPH CM năm 2009, chương trình sẽ triển khai thêm 3 điểm cung cấp dịch vụ hỗ trợ chăm sóc trẻ O VC, tổ chức chiến dịch truyền thông nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội để đưa trẻ đến trường. Nhân ngày Q uốc tế Thiếu nhi 1-6, Ủy ban Phòng chống HIV/A IDS TP sẽ tổ chức hội trại và đêm văn nghệ “Trường của em, bạn của em” vì trẻ OVC.

(Nguồn: http://nld.com .vn/20090522102030395P0C1077/chi-7-tre-anh-huong- hivaids-duoc-cham-soc.htm)

+ Đến năm 2006, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong dân số Việt N am ở độ tuổi 15 đến 49 đã ở mức 0,53%, nghĩa là cứ khoảng 200 người thì có 1 người đang sống với H IV. Số người trẻ nhiễm H IV ngày càng gia tăng Tính đến 31/8/2007, Trong số các ca nhiễm H IV được báo cáo, 78,9% ở độ tuổi từ 20 đến 39. Nam giới chiếm 85,2% trong tổng số các trường hợp HIV được phát hiện.

+ Cứ khoảng 60 hộ gia đình ở Việt N am thì có một hộ có một người đang sống với H IV

* Tỷ lệ hiện nhiễm cao ở những người sử dụng ma túy và phụ nữ bán dâm

+ Ở mức độ quốc gia, tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao nhất ở những người tiêm chích ma túy, ở mức 28,6%. Tỷ lệ hiện nhiễm trong những người tiêm chích ma túy ở Thành phố Hồ Chí M inh (47,6%), Quảng Ninh(54,5%) và Hải Phòng (46,25%) còn cao hơn rất nhiều.

+ Phụ nữ bán dâm có tỷ lệ hiện nhiễm HIV đứng cao thứ nhì với 6,5%. Tỷ lệ này còn cao hơn ở các thành phố H ải Phòng, Hồ Chí Minh, Hà Nội (14,26%) và Cần Thơ (33,86% năm 2006).

+ Ở một số nơi, nhiều phụ nữ bán dâm cũng tiêm chích ma túy, làm gia tăng sự lây nhiễm H IV. Theo điều tra thì có khoảng 40% phụ nữ bán dâm ở H ải Phòng cho biết đã từng tiêm chích ma túy và con số này ở Hà Nội là 17% và 8% ở thành phố Hồ Chí M inh (5)

+ Tỷ lệ hiện nhiễm H IV ở những người nam giới mua dâm cũng đang tăng lên ở mức đáng kể.

+ Tỷ lệ nhiễm ở nhóm phụ nữ trước sinh và thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự ở mức thấp là 0,37% và 0,16%

* Theo ước tính, phần lớn số những trường hợp mới nhiễm HIV là do lây truyền qua đường tình dục.

+ Hiện nay số trường hợp nhiễm H IV mới do lây truyền qua đường tình dục cao hơn số trường hợp nhiễm H IV qua đường tiêm chích.

+ Do việc lây truyền HIV qua con đường quan hệ tình dục khác giới ngày càng tăng, tỷ số giữa số phụ nữ bị nhiễm và nam giới bị nhiễm đang tăng lên hang năm. Đến năm 2005, tỷ lệ này chỉ còn 2 nam trên 1 nữ.

+ Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV khá cao ở những người nam giới có quan hệ tình dục với nam giới, 9,4% ở Hà N ội và 5,3% ở thành phố H CM . Thậm chí ở những nam giới bán dâm tỷ lệ nhiễm HIV này còn cao hơn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Công tác xã hội với người có HIV Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 33 - 36)