Tham vấn cho người có HIV

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Công tác xã hội với người có HIV Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 59 - 64)

* Khái niệm tham vấn HIV

Đ ây là loại hình TV/THV đặc biệt bao gồm việc cung cấp những kiến thức cơ bản về phòng tránh lây nhiễm H IV, hỗ trợ cho việc thay đổi hành vi, vượt qua mặc cảm, những khủng hoảng để tiếp tục cuộc sống

* Mục đích tham vấn HIV/AIDS

+ Tham vấn H IV là “biện pháp điều trị” thông qua một tiến trình đối thoại và tương tác giữa TVV và TC, nhằm:

- Yểm trợ tâm lý – xã hội cho thân chủ có đời sống hữu ích, tích cực, kéo dài tuổi thọ, hợp tác phòng chống AIDS.

- Ngăn chặn lan truyền bệnh trong cộng đồng.

* Những giai đoạn tham vấn HIV/AID S

+ Tham vấn trước xét nghiệm

- Xét nghiệm H IV

Cách duy nhất để khẳng định một người có bị nhiễm HIV hay không là xét nghiệm HIV.

- Xét nghiệm âm tính (-):

X ét nghiệm âm tính: có hai khả năng K hông nhiễm H IV

M ới nhiễm HIV ở giai đoạn cửa sổ. Nếu đã có hành vi nguy cơ hoặc bị phơi nhiễm thì cần xét nghiệm lại sau 3 hoặc 6 tháng.

- Xét nghiệm dương tính (+) do cơ quan y tế trả lời

N gười lớn và trẻ từ 15 tháng tuổi trở lên: chắc chắn bị nhiễm HIV

Trẻ em dưới 18 tháng: có thể không bị nhiễm HIV nhưng trong máu còn kháng thể chống lại H IV do mẹ truyền sang. Trong trường hợp đã ngừng cho bú sữa mẹ thì có thể xét nghiệm sau khi ngừng cho bú 3 tháng, và xét nghiệm lại sau 1 tháng. N ếu cả hai lần xét nghiệm đều âm tính thì có thể kết luận là trẻ không bị nhiễm HIV. N ếu kết quả vẫn dương tính thì cần xét nghiệm lại sau khi trẻ được 18 tháng.

- Lợi ích của xét nghiệm

- Nếu kết quả xét nghiệm H IV âm tính sẽ giúp cho đối tượng yên tâm hơn. Tuy nhiên vẫn phải lưu ý người xét nghiệm về giai đoạn cửa sổ và hẹn lịch xét nghiệm lại sau 3 đến 6 tháng.

- Nếu kết quả xét nghiệm H IV là dương tính sẽ giúp cho đối tượng biết cách phòng tránh lây nhiễm cho những người xung quanh. Đồng thời khuyến khích người thân (vợ, chồng hoặc bạn tình, con cái…) và những người có hành vi nguy cơ với đối tượng (VD: tiêm chích chung bơm kim tiêm…) đi xét nghiệm.

- Giúp thống kê số liệu về các con đường lây truyền để có những biện pháp truyền thông, giáo dục và cảnh báo phù hợp.

- Mục đích của tham vấn trước xét nghiệm

- Tạo dựng sự tin tưởng giữa đối tượng và nhà tham vấn. N TV có thể giúp trấn an đối tượng giúp họ an tâm đi xét nghiệm.

- Giúp đối tượng đánh giá hành vi nguy cơ của bản thân để giúp đối tượng quyết định lựa chọn xét nghiệm hay không.

- Cung cấp thông tin và những ảnh hưởng của kết quả xét nghiệm, giải thích về sự đảm bảo bí mật của xét nghiệm.

- Các bước tư vấn trước xét nghiệm

- Giới thiệu, làm quen: nhằm mục đích tạo dựng sự tin tưởng cho đối tượng.

- Đánh giá về hành vi nguy cơ của đối tượng và kiểm tra những kiến thức của đối tượng về HIV/AID S.

- Thảo luận với đối tượng về lợi ích của xét nghiệm HIV và những lưu ý của thời kỳ của sổ.

- Thảo luận với đối tượng về những vấn đề có thể xảy đến với đối tượng sau khi biết kết quả xét nghiệm để họ được chuẩn bị tâm thế sẵn sàng và cách ứng phó trong trường hợp xấu nhất.

- Cung cấp thông tin cho đối tượng biết về cách xét nghiệm, cách trả kết quả xét nghiệm và tính bảo mật của kết quả xét nghiệm.

- Thảo luận về những biện pháp đảm bảo an toàn, tránh những hành vi nguy cơ làm lây nhiễm H IV/AIDS.

- Thảo luận về sự hỗ trợ xã hội, tư vấn việc cần làm trong khi chờ kết quả xét nghiệm. - Hẹn đối tượng ngày đến lấy kết quả xét nghiệm.

- Tham vấn khi trả kết quả xét nghiệm

- Tham vấn cho đối tượng có kết quả xét nghiệm H IV âm tính

K ết quả xét nghiệm H IV âm tính sẽ giúp cho đối tượng yên tâm. Tuy nhiên cũng cần lưu ý với đối tượng nên đi xét nghiệm lại sau 3 tháng và đồng thời thảo luận về những biện pháp an toàn để phòng, tránh lây nhiễm H IV.

- Những trạng thái tâm lý và cách thức tham vấn cho đối tượng có kết quả H IV dương tính

* Sốc:

+ Biểu hiện: Rối loạn tinh thần, bối rối, hoảng loạn, khả năng tiếp thu thông tin thấp, không biết phải làm gì

+ Biện pháp hỗ trợ: Nhân viên CTXH luôn ở bên họ, coi họ như người bạn để chia sẻ và giúp đỡ họ tận tình để họ có được cảm giác an toàn. Lúc này không nên cố khai thác thông tin hay cố tìm hiểu họ hay cũng không nên cố cung cấp kiến thức, hướng dẫn kỹ năng cho họ.

* Chối bỏ:

+ Biểu hiện: K hông muốn nhắc đến tình hình bị nhiễm và không thừa nhận mình bị nhiễm, không tin đó là sự thật.

+ Biện pháp hỗ trợ: Nhân viên CTXH tạm thời coi ý kiến của đối tượng là đúng, xem họ quan tâm nhất đến vấn đề gì và cung cấp kiến thức, hướng dẫn kỹ năng cho họ. N hân viên CTXH không nên bực tức, nổi giận với đối tượng; cũng không nên cố giải thích sự thật cho họ và cũng không nên giải thích với họ rằng sự chối bỏ của họ là sai mà nên chấp nhận cảm xúc của họ lúc này. Nhân viên CTX H có thể nói cho đối tượng H IV/AIDS là gì, H IV lây truyền như thế nào…

* Bực tức, cáu giận:

+ Biểu hiện: cáu gắt, quát mắng, im lặng bất thường, ngại tiếp xúc, thiếu hợp tác, giận người truyền bệnh cho mình, muốn trả thù, hận đời…

+ Biện pháp hỗ trợ: Tỏ ra thật sẵn lòng lắng nghe đối tượng, thông cảm và giúp đối tượng thảo luận về sự bực tức, vì nói ra sẽ giúp đối tượng cảm thấy dễ chịu hơn; giúp khách hàng nhận ra hậu quả của bực tức, xác định nguyên nhân bực tức và bàn giải pháp

+ Các bước tham vấn cho người có kết quả HIV dương tính

- Kiểm tra xem đối tượng hiểu gì về kết quả xét nghiệm và giúp họ hiểu đúng đắn về kết quả xét nghiệm này.

- Động viên, trấn an khi đối tượng thân chủ bị sốc, choáng…

- Thảo luận xem họ sẽ làm những gì trong những ngày tới, những khó khăn cần giải quyết và cách thức giải quyết những khó khăn đó.

- Hẹn ngày tham vấn tiếp theo

- Tham vấn cho thân chủ sau xét nghiệm (khi bắt đầu sống chung với H IV)

- Những trạng thái tâm lý sau xét nghiệm

* Mặc cảm

+ Biểu hiện: tự xỉ vả mình, cảm thấy mặc cảm tội lỗi, thấy ai cũng như đang dòm ngó mình, muốn lánh mình, thấy không xứng đáng với gia đình và xã hội..

+ Biện pháp hỗ trợ: giải thích cho đối tượng hiểu họ không có lỗi gì trong sự việc này, trấn an cho họ, nói về những điểm tốt, điểm mạnh của đối tượng, chia sẻ rằng xung quanh cũng có nhiều đối tượng như họ

* Sợ hãi, lo lắng

+ Biểu hiện: bồn chồn, thiếu tập trung, sợ bị người khác biết, sợ chết, sợ gia đình tan vỡ…

+ Biện pháp hỗ trợ: Nhân viên CTXH cần thông cảm, lắng nghe, tỏ thái độ quan tâm, chia sẻ với đối tượng, trấn an họ. Sau đó cùng với đối tượng xác định nguyên nhân và tìm giải pháp cho tất cả những tình huống mà đối tượng lo lắng, sợ hãi, cung cấp cho họ những thông tin cơ bản về quyền con người, về luật bảo vệ sức khỏe của nước ta. N hân viên CTX H không nên bỏ qua, lờ đi cảm giác của đối tượng, không xem thường những nỗi lo lắng và sợ hãi của đối tượng. Đồng thời bản thân cũng không được lo lắng hay căng thẳng nếu thấy không thể giúp được gì cho đối tượng.

* Cô đơn, tự kỳ thị

+ Biểu hiện: đối tượng tránh tiếp xúc, rút khỏi các hoạt động xã hội, nói ít, nói rằng “tôi muốn ở một mình”, tự thu mình lại, không muốn giao tiếp với ai khác

+ Biện pháp hỗ trợ: Lắng nghe, chia sẻ với đối tượng, nói chuyện và tiêp xúc với đối tượng, động viên đối tượng tham gia các hoạt động tập thể. Đồng thời nhân viên công tác xã hội cũng nói chuyện với gia đình của đối tượng để gia đình hiểu không xa lánh, không bỏ rơi họ; nói cho đối tượng biết rằng có rất nhiều người khác cũng trong cảnh ngộ như họ đang sống và tham gia rất nhiều các họat động, các câu lạc bộ đồng cảm…

* Trầm cảm, chán nản:

+ Biểu hiện: buồn bã, im lặng, cử động chậm chạp, mất ngủ, mất tập trung, suy giảm trí nhớ, thờ ơ, lãnh cảm, tuyệt vọng, buồn bã, suy kiệt về thể chất và tinh thần, muốn tự tử, nhắc đi nhắc lại đến ý định muốn chết và lập kế hoạch cho cái chết của mình.

+ Biện pháp hỗ trợ: Nhân viên công tác xã hội thể hiện sự qyuan tâm, thân thiện, thảo luận về những suy nghĩ, tình cảm của đối tượng, giúp họ nghĩ đến trách nhiệm với gia đình và con cái. H uy động những người thân trong gia đình động viên, quan tâm và giám sát chặt chẽ những suy nghĩ, tình cảm của họ và cùng với họ tìm ra những giải pháp. K hông nên bỏ quan hoặc cố làm cho mọi chuyện yên ổn ngay, ko nên cố gắng tư vấn, hỗ trợ vượt ngoài khả năng của mình, không nên cười nhạo hay coi thường ý định tự tử của họ.

* Chấp nhận

+ Biểu hiện: thường sau một thời gian dài, đối tượng bắt đầu chấp nhận thực trạng nhiễm H IV của mình và muốn ổn định, tìm cách tốt nhất để sống. H ọ bắt đầu muốn hợp tác, muốn làm điều có ích.

+ Biện pháp hỗ trợ: Cùng với đối tượng bàn bạc và lập kế hoạch về cuộc sống gia đình, về công việc, về cách chăm sóc sức khỏe để có một hướng đi đúng. N ói cho họ biết thời gian sống của họ tùy thuộc vào thái độ và hành vi của chính bản thân họ. Cũng nói cho họ biết rằng sự lạc quan và khỏe mạnh kéo dài nhưng cũng có lúc sẽ xen kẽ những cảm xúc buồn chán, thất vọng, nhưng nếu có xảy ra như vậy thì cũng không nản chí và mọi chuyện sẽ tốt. Phối hợp cùng với gia đình và các cơ quan đoàn thể tạo điều kiện tốt nhất cho họ hòa nhập cộng đồng.

* Hy vọng

+ Biểu hiện: sau khi được tư vấn và tìm hiểu thông tin họ sẽ hy vọng có thể sống được lâu dài, con cái vẫn khỏe mạnh, vẫn còn tương lai, có bệnh thì chữa sớm và chữa đúng sẽ khỏe mạnh, hy vọng khoa học tiến bộ sẽ có thuốc chữa được bệnh.

+ Giải pháp hỗ trợ: động viên để họ duy trì sự lạc quan và hy vọng của mình

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Công tác xã hội với người có HIV Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)