Chăm sóc người có HIV/AIDS tại nhà

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Công tác xã hội với người có HIV Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 53 - 59)

* Sốt :

+ Xử trí sốt ở nhà:

- Cởi bỏ quần áo, chăn màn không cần thiết, nằm ở chỗ thoáng mát không gây hại gì mà còn giúp hạ sốt.

- Làm hạ sốt bằng cách tắm nước ấm cho người bệnh hoặc đặt khăn đã ngâm nước lạnh lên ngực, trán, hố nách, hố bẹn người bệnh và quạt nhẹ hoặc chỉ cần lau người bằng khăn ướt và để nước tự bay hơi.

- Cho uống nhiều nước, chè loãng, nước súp hay nước hoa quả.

- Nếu sốt cao tư 39 độ C trở nên, sử dụng các loại thuốc giảm sốt như paracetamol, cứ bốn đến tám giờ uống một lần.

- Giữ da sạch và khô.

* Tiêu chảy:

+ Bồi phụ ngay nước và điện giải:

- Phải xác định ngay xem bệnh nhân có bị mất nước và điện giải hay không thông qua việc xác định xem bệnh nhân có các dấu hiệu sau hay không :

- Khát nước

- Ở trẻ em nếu còn thóp thì thóp lõm xuống, trẻ quấy khóc vật vã.

- Sụt cân, nhiều trường hợp mất nước nặng có thể sụt tư 5-10 % cân nặng hoặc hơn. - Mạch nhanh, có thể có tụt huyết áp.

+ Uống nhiều nước ngay sau khi bị tiêu chảy là cách tốt nhất ngăn ngưa mất nước và điện giải.

+ Tiếp tục ăn

+ Đối với bệnh nhân, cần phải ăn đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để giữ sức khoẻ và chống sụt cân. Nên ăn thức ăn chứa đủ lượng dinh dưỡng như hỗn hợp của gạo với đậu sẵn có trong địa phương hoặc hỗn hợp của gạo với thịt hoặc cá. Có thể đưa thêm dầu ăn vào thức ăn để làm tăng thêm năng lượng. Những sản phẩm sữa, trứng hoặc chuối là những thức ăn phù hợp.

+ Dự phòng tiêu chảy: - Dùng nước sạch:

- Uống nước sạch (nước máy, nước giếng khơi) đã được đun sôi.

- Không giặt quần áo hay tắm rửa gần nguồn nước. Ga trải giường, chiếu hay quần áo bẩn của bệnh nhân phải được giặi riêng. G iữ những phần không bẩn, giũ qua vết bẩn do ỉa chảy rồi giặt bằng xà p hòng và nước. Phơi khô dưới nắng.

- Nước nên được trữ trong những thùng sạch, có nắp và nên dùng một cái gáo cán dài để múc nước tư thùng.

- Sử dụng nước sạch để đánh răng. + Ăn thức ăn sạch, an toàn

- Ăn thức ăn tươi

- Rau tươi phải được rửa sạch. Thức ăn chín, đặc biệt là thịt, phải được nấu đúng qui cách hợp vệ sinh. Không ăn thịt hoặc cá sống, thức ăn rửa cẩu thả, hoặc thức ăn không được bảo vệ chống bụi bặm, ruồi muỗi và súc vật.

- Khi ăn đồ ăn sẵn, phải đảm bảo thức ăn đó đã được bảo quản an toàn và được nấu chín lại.

+ Rửa tay :

- Sau khi đi vệ sinh

- Sau khi giúp người khác đi vệ sinh - Sau khi tắm rửa cho trẻ hay người ốm

- Trước khi chuẩn bị thức ăn, đồ uống cho bản thân hoặc những người khác - Trước khi ăn

- Sau khi chạm vào động vật + Sử dụng nhà vệ sinh:

- Nhà vệ sinh phải được xây dựng cách nguồn nước ít nhất 10 m.

- Nếu không có nhà vệ sinh, chú ý không bao giờ đi vệ sinh ở gần các nguồn nước. Phân thải ra phải cách nguồn cung cấp nước ít nhất 10 mét và phân phải được phủ bằng bùn đất để tránh ruồi muỗi đậu vào.

* Ho nhiều:

+ Điều trị :

- Ho là một phương thức thải đờm có chứa vi khuẩn ra khỏi phổi, do đó trong một số trường hợp cần làm tăng khả năng long đờm.

+ Cách làm ho dễ dàng hơn

- Uống nhiều nước

- Xoa bóp, đấm nhẹ ở lưng - Đi bộ vận động một lúc

- Xông hoặc hít hơi nước ( Hít thở sâu trong 15 phút, thực hiện nhiều lần trong ngày).

+ Ho nhiều làm bệnh nhân mệt và ảnh hưởng tới người xung quanh, cần làm giảm ho bằng cách:

- Làm dịu họng bằng cách uống chè đường nóng hoặc mật ong.

- Các thuốc tây y ( Tecpin codein, mucitux...) nhưng không nên dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi.

* Khó thở:

+ Cách xử trí:

- Đánh giá ngay tình trạng hô hấp: Đếm nhịp thở, xem mức độ tím tái...ghi vào bảng theo dõi

+ Gối cao đầu khi ngủ hoặc nằm tư thế Fowler

+ Ngồi xổm hoặc ngồi trên ghế thấp hai tay chống cằm, người ngả ra phía trước. + Mím môi khi thở vào và thở ra từ từ

+ Ho và khó thở ở trẻ em

+ Trẻ em khi bị viêm nhiễm đường hô hấp cần phải làm thông thoáng mũi và đường thở.

+ Khi trẻ có mảng đờm khô và rắn cần dùng gạc có tẩm nước muối ấm ( 1/4 thìa cà phê muối pha trong một chén trà) để làm bong ra.

+ Thở nhanh và sốt gây mất nước. Cần uống nhiều nước để bù dịch. Uống nước nhiều làm loãng đờm dễ ho.

+ Trẻ em khi sốt, khó thở gây mất nước cần cung cấp đủ nước, không kiêng ăn uống, dùng thêm nước hoa quả.

* Tổn thương ngoài da:

+ Cách xử trí:

- Nguyên tắc chung

- Rửa sạch vết thương bằng nước xà phòng và giữ cho da khô. - Hạn chế gãi lên tổn thương dễ gây nhiễm trùng.

- Làm giảm ngứa bằng các cách sau: + Làm lạnh da bằng nước hoặc quạt.

+ Bôi Calamin lên da để tránh cho da khỏi bị khô. + Không đặt những vật nóng lên chỗ tổn thương.

+ Nếu da khô quá không nên dùng xà phòng hoặc thuốc tẩy. Nên sử dụng dầu tắm hoặc kem dưỡng da như Vaselin, glycerin, rau quả và dầu thực vật.

+ Cắt ngắn móng tay cho trẻ hoặc dùng bao tay để trẻ khỏi gãi lên da.

+ Trẻ em đang cuốn tã mà bị nhiễm bẩn cần thay tã cho trẻ, lau khô, không để quần áo hoặc tã của trẻ bị ẩm ướt. Không quên rửa tay ngay khi thay tã cho trẻ.

- Xử trí các tổn thương:

- Rửa mụn nhọt bằng nước đun sôi để nguội pha với một ít muối (một thìa cà phê muối pha trong một lít nước) hoặc rửa bằng dung dịch tím Gentian (một thìa cà phê tím G entian pha trong nửa lít nước).

- Băng bằng vải sạch hoặc băng sạch.

- Đặt miếng băng vải sạch nhúng trong dung dịch nước muối ấm ( pha theo cách trên) lên tổn thương 4 lần/ngày.

- Nếu nhọt ở đùi hoặc bàn chân nên nâng cao chân, khi ngủ dùng gối kê dưới chân, cách 30 phút lại nâng chân trong vòng 5 phút. Đi bộ nhiều để giúp cho tuần hoàn được lưu thông.

+ Mụn nhọt, vết thương bị nhiễm trùng

- Dùng khăn ấm chườm lên trong 20 phút, ngày 4 lần để làm mụn mau chín. Khi mụn nhọt không được điều trị cẩn thận có thể gây ápxe, nổi hạch và đau ở các vùng lân cận như bẹn, nách, khuỷu. Mụn vỡ non có thể gây nhiễm trùng huyết.

- Nếu mụn ngày càng to, cần dùng kháng sinh và đến cơ sở y tế để được dẫn lưu hoặc chọc hút mủ. N ếu có nhiều mủ thì rửa tổn thương bằng thuốc tím (Permanganate K ali pha một thìa cà phê trong 4-5 lít nước đun sôi để nguội). N ếu có tổ chức hoại tử dùng nước ôxy già để rửa.

+ Cách rửa vết thương và xử lý quần áo bẩn:

- Rửa quanh mép vết thương trước, sau đó rửa từ giữa ra xung quanh bằng một miếng vải sạch. Phủ gạc lên tổn thương nếu tổn thương có máu và mủ. Nếu tổn thương khô có thể để lộ ra ngoài không khí để vết thương mau lành.

- Mặc quần áo để bảo vệ vết thương không bị nhiễm khuẩn. Quần áo và đồ vải bẩn phải được thu gom vào túi riêng, được ngâm trong nước Javel 20 phút trước khi giặt sau đó phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Người giặt phải đi găng trong suốt quá trình giặt. Nếu không sử dụng quần áo đó thì đốt hoặc ngâm trong nước Javel 20 phút trước khi cho vào thùng rác.

- Nếu vết thương bị nhiễm bẩn do bụi đất có thể bị uốn ván. Cần tiêm văcxin chống uốn ván nếu bệnh nhân chưa được tiêm phòng.

* Nôn và buồn nôn:

+ Cố tránh mùi nấu nướng gây cảm giác buồn nôn. - Lưu ý xem có bị ỉa chảy không

- Dùng thuốc chống nôn khi cần theo chỉ dẫn của thầy thuốc

- Nếu nôn nhiều, ngưng ăn trong vài giờ sau đó uống nước ấm, dung dịch nước điện giải, nước cháo pha loãng.

* Đau đớn về thể xác:

+ Người bệnh cố gắng tìm cách giảm đau như: - Tập thở sâu và điều hoà để được thư dãn.

- Dùng thuốc giảm đau theo giờ, khống chế cơn đau trước khi nó xuất hiện - Kết hợp vận động và xoa bóp liệu pháp

- Khi có cảm giác rát bỏng ở tay, chân có thể do rối loạn thần kinh cảm giác, biểu hiện này thường nặng lên do yếu tố nhiệt độ, cọ xát hoặc do khô hanh, bệnh nhân có thể giảm đau bằng cách nhúng chân vào nước ấm.

- Nếu bị sưng chân, gác chân đau lên gối và p hải có đệm lót êm bên dưới. - Sử dụng các thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, A spirine

* Rối loạn tâm lý:

+ Giải quyết tình trạng lo âu và trầm cảm rất phức tạp tuỳ thuộc vào các đặc tính văn hoá khác nhau và cách mà chính người đó đã tưng làm để vượt qua những khó khăn. Trong nhiều gia đình, người lớn (bố mẹ, anh chị) sẽ là người an ủi, đùm bọc hoặc chính những người đã tưng vượt qua hoàn cảnh này trở thành người an ủi cho người đồng cảnh ngộ là tốt nhất (hỗ trợ đồng đẳng).

+ Nhân viên y tế nên vận động người nhà và cộng đồng trợ giúp về tài chính, chăm sóc con cái họ và giúp đỡ những phương tiện khác. Tổ chức các nhóm hỗ trợ bệnh nhân (câu lạc bộ bạn giúp bạn) hoặc hướng dẫn cho gia đình cách chăm sóc người bệnh. H oạt động trợ gúp cần thực hiện đều đặn để tránh cho người bệnh tâm lý mặc cảm về bản thân và taọ cho họ niềm tin trong cuộc sống.

+ Nhân viên y tế cần hướng dẫn bệnh nhân và người nhà về cách thư dãn. Cho bệnh nhân uống thuốc an thần khi cần.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Công tác xã hội với người có HIV Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)