Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu loại hình du lịch tôn giáo tại Ninh Bình Luận văn ThS. Du lịch (Trang 49 - 51)

7. Bố cục của đề tài

2.1.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội

Ngoài những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng, Ninh Bình còn có nhiều di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng với các loại hình kiến trúc, nghệ thuật, lịch sử, tín ngưỡng, tôn giáo và di tích lịch sử cách mạng rất phong phú. Sự đa dạng còn được thể hiện ở loại hình du lịch: Sinh thái, văn hoá, nghỉ dưỡng, mạo hiểm, thể thao. Nhiều di tích danh thắng đã trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Thiên nhiên đã tạo cho Ninh Bình nhiều danh thắng kỳ vĩ, mật độ di tích và danh thắng tương đối dày, phân bố rộng khắp từ vùng đồi núi tới

có khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, khu du lịch sinh thái Tràng An, khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước Vân Long, chùa Địch Lộng, Hồ Yên Thắng… Trong các điểm du lịch di tích lịch sử - văn hoá tâm linh tiêu biểu có Cố đô Hoa Lư; chùa Bái Đính - chùa lớn nhất Việt Nam; quần thể nhà thờ Phát Diệm... Trong nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng ở Ninh Bình du khách có thể tìm đến hồ Đồng Chương, hồ Yên Thắng, khu nước khoáng Kênh Gà, khu Linh Cốc - Hải Nham, Thung Nắng… Trong nhóm các sản phẩm du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học ở Ninh Bình nổi bật có khu du lịch sinh thái Tràng An; Vườn quốc gia Cúc Phương; Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Những năm gần đây, nhiều điểm du lịch được đầu tư mạnh như: khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính, Cố Đô Hoa Lư, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long... đã tạo nên diện mạo mới cho du lịch Ninh Bình và thu hút hơn 3 triệu lượt khách du lịch/năm.

Theo các tài liệu địa chí thì dân số tỉnh Ninh Bình năm 1900 là 254.385 người. Năm 1933 là 303.950 người. Đến năm 2006 là 905.795 người. Hiện nay dân số của Ninh Bình khoảng 93 vạn người. Đại bộ phận người dân Ninh Bình sinh sống ở vùng đồng bằng, ven biển, tập trung đông tại các trung tâm hành chính thành phố, thị xã, thị trấn huyện lỵ.

Cộng đồng cư dân sinh sống trên đất Ninh Bình gồm 2 dân tộc là người Kinh và người Mường. Dân tộc Kinh sinh sống chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển và các trung tâm hành chính của tỉnh, chiếm tới 95% dân số toàn tỉnh. Dân tộc Mường có 18.149 người sinh sống chủ yếu ở một số xã thuộc vùng núi huyện Nho Quan và một số ít ở thị xã Tam Điệp.

Xưa kia, người dân Ninh Bình theo đạo Phật là chính. Cố đô Hoa Lư đã từng là trung tâm Phật giáo của quốc gia Đại Cồ Việt dưới thời Đinh – Tiền Lê thế kỷ X. Năm 1627, Công giáo được truyền vào Ninh Bình. Từ đó người dân Ninh Bình theo hai tôn giáo chính là Phật giáo và Công giáo. Người dân theo đạo Phật ở hầu khắp các huyện, thị trấn, thị xã, thành phố, còn người dân theo Công giáo sống tập trung ở huyện Kim Sơn, một số ít ở các huyện, thành phố trong tỉnh.

Tuy mỗi dân tộc, tôn giáo ở Ninh Bình đều có những nét riêng trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh nhưng đều có chung bản sắc văn hóa dân gian truyền thống tạo nên giá trị lịch sử, văn hóa, phẩm chất của người dân Cố đô Hoa Lư.

Môi trường xã hội lành mạnh, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở Ninh Bình luôn ổn định, chi phí sinh hoạt cũng như giá cả sản phẩm du lịch và dịch vụ ở mức trung bình là điều kiện hết sức thuận lợi để thu hút khách du lịch đến với Ninh Bình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu loại hình du lịch tôn giáo tại Ninh Bình Luận văn ThS. Du lịch (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)