Phát triển loại hình du lịch tôn giáo một cách bền vững nhằm bảo tồn,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu loại hình du lịch tôn giáo tại Ninh Bình Luận văn ThS. Du lịch (Trang 102 - 103)

7. Bố cục của đề tài

3.2.3. Phát triển loại hình du lịch tôn giáo một cách bền vững nhằm bảo tồn,

tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống dân tộc

Hiện nay, du lịch tôn giáo với tư cách là một loại hình của du lịch tâm linh đang có xu thế phát triển mạnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đã có những mặt trái như vấn đề lợi dụng để hành nghề mê tín dị đoan, lạm dụng tâm lý khách du lịch trong quá trình tham gia các hoạt động sinh hoạt tôn giáo để làm kinh tế, chặt chém kiếm lời, việc cảnh quan môi trường vị xâm hại, vệ sinh môi trường không được đảm bảo, ý thức của khách du lịch chưa cao. Vì vậy, để hướng tới sự phát triển bền vững của loại hình này thì cần có những điều chỉnh kịp thời, đúng hướng.

Để khai thác tốt loại hình này thì các thánh tính, công trình phải được quy hoạch, đảm bảo các hoạt động tôn giáo được vận hành đúng theo đạo pháp đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách. Những nơi có thắng cảnh đẹp, là di tích tôn giáo lâu đời thì không chỉ là điểm thu hút khách du lịch mà còn là nơi tổ chức các hoạt động tôn giáo để khách du lịch mỗi khi đến sẽ cảm nhận được đầy đủ các giá trị văn hóa, tôn giáo để khi ra về sẽ hướng nhiều hơn tới một cuộc sống lành mạnh, thánh thiện đúng với những gì mà các giá trị tôn giáo hướng đến. Kiến trúc

các công trình thánh tích phải phù hợp với giá trị vốn có mang được những yếu tố cổ kính, cở sở hạ tầng phải sạch sẽ, tiện nghi.

Hiện nay, một số người lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan, tổ chức cờ bạc gian lận, trục lợi từ lễ hội, gây lãng phí thời gian, phung phí tiền bạc vào vàng mã và lễ vật… Cùng với đó là những hành vi ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng, nâng giá bắt chẹt khách, xâm hại các công trình văn hóa, gây ùn tắc giao thông. Khâu tổ chức một số hoạt động lễ hội phần lễ nặng hơn phần hội, các trò vui chơi có thưởng thực chất là cờ bạc công khai, móc túi du khách còn nhiều mà những trò vui mang tính giải trí lành mạnh thì ít… Vì thế, nét đẹp của hoạt động tôn giáo, lễ hội cũng bị giảm đi phần nào.

Để đảm bảo cho các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội vui tươi lành mạnh, cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ chính quyền các địa phương, các cấp cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội. Cần ngăn chặn tích cực và triệt để các hoạt động mê tín dị đoan, tệ nạn cờ bạc, chống mọi biểu hiện thương mại hóa hoạt động du lịch tôn giáo bằng việc đặt nhiều hòm công đức, các khoản thu phí không hợp lý, trái quy định. Tổ chức và quản lý tốt hoạt động tôn giáo là thiết thực bảo vệ và phát huy giá trị của các di sản văn hóa cổ truyền, góp phần vun đắp bản sắc văn hóa dân tộc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu loại hình du lịch tôn giáo tại Ninh Bình Luận văn ThS. Du lịch (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)