Kiến nghị đối với người dân địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu loại hình du lịch tôn giáo tại Ninh Bình Luận văn ThS. Du lịch (Trang 115 - 135)

7. Bố cục của đề tài

3.3.6. Kiến nghị đối với người dân địa phương

- Nhân dân địa phương khi tham gia hoạt động du lịch cần phải được đào tạo về du lịch cộng đồng và du lịch tôn giáo để họ có thái độ và cách ứng xử phù hợp với du khách. Từ đó từng bước nâng cao nhận thức và thái độ phục vụ của họ đối với khách du lịch, gây được thiện cảm với du khách trong và ngoài nước.

Cộng đồng dân cư nên tham gia tích cực vào việc cung cấp các dịch vụ bổ sung như chụp ảnh, bán đồ lưu niệm, các dịch vụ vận chuyển như cho thuê xe đạp, dịch vụ xe trâu… Đây là các hoạt động nhằm đa dạng sản phẩm du lịch của khu du lịch, đồng thời sự có mặt của các dịch vụ này sẽ tạo nên nét độc đáo, riêng có của du lịch Ninh Bình và riêng từng địa phương, thu hút khách du lịch đến với Ninh Bình ngày càng đông hơn.

Cộng đồng dân cư góp vốn đầu tư và tổ chức thi công hệ thống đường xá nông thôn, hệ thống cơ sở hạ tầng tại một số điểm du lịch phục vụ khách đi lại và tham quan.

Người dân cần quan tâm tới việc giám sát các hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn tài nguyên nhân văn và góp phần quan trọng bảo vệ môi trường, giảm bớt ô nhiễm do du lịch gây nên.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở quan điểm, định hướng phát triển du lịch Việt Nam, định hướng phát triển du lịch tôn giáo của tỉnh Ninh Bình và các điều kiện, khả năng, thực trạng khai thác du lịch tại các di tích tôn giáo tiêu biểu, để khai thác có hiệu quả loại hình du lịch tôn giáo cần phải có những chính sách, kế hoạch cụ thể đẩy mạnh khai thác tất cả các nguồn tài nguyên du lịch hiện có nhằm tạo được những sản phẩm du lịch có chất lượng, hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch. Các tour được thiết lập đến

chỉnh sao cho phù hợp với các điều kiện, nguồn lực.

Trong chương 3, tác giả cũng đã trình bày những giải pháp, đề xuất, kiến nghị đối với các cấp ngành, cơ quan chức năng, đặc biệt là Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Ninh Bình nhằm tăng cường quản lý loại hình du lịch tôn giáo tại các điểm du lịch trong đề tài nghiên cứu. Trong đó, nhấn mạnh đến việc phối hợp chặt chẽ 5 bên để xây dựng các sản phẩm du lịch tôn giáo phù hợp (Cơ quan quản lý văn hóa, du lịch; Giáo hội, chức sắc tôn giáo; Công ty lữ hành; Cư dân bản địa; Các đơn vị tổ chức cung ứng dịch vụ du lịch tại điểm đến). Đặc biệt là công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch điểm đến Ninh Bình. Mặt khác, cũng cần đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng phục vụ du lịch. Tất cả đều nhằm tạo ra một thương hiệu cho du lịch Ninh Bình, một thành phố du lịch trong tương lai được nhiều người biết tới, có sức thu hút mạnh đối với du khách trong và ngoài nước.

KẾT LUẬN

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc và khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam. Ninh Bình giáp với Hòa Bình, Hà Nam ở phía bắc, Nam Định ở phía đông qua sông Đáy, Thanh Hóa ở phía tây, biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đông nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía nam. Vùng đất Ninh Bình là kinh đô của Việt Nam thế kỷ X, mảnh đất gắn với sự nghiệp của 6 vị vua thuộc ba triều đại Đinh - Lê – Lý với các dấu ấn lịch sử: Thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Do ở vào vị trí chiến lược ra Bắc vào Nam, vùng đất này đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc mà dấu tích lịch sử còn để lại trong các đình, chùa, đền, miếu, từng ngọn núi, con sông. Ở vị trí điểm mút của cạnh đáy tam giác châu thổ sông Hồng, Ninh Bình bao gồm cả ba loại địa hình: đồi núi, chiêm trũng, đồng bằng. Với địa hình đa dạng, khí hậu thuận lợi, tài nguyên phong phú có thể thấy rằng Ninh Bình là một trong những địa phương giàu tiềm năng phát triển du lịch lớn tại miền Bắc nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung. Tuy nhiên, việc khai thác các giá trị truyền thống của các di tích văn hóa lịch sử mang tính tôn giáo tín ngưỡng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu và tiềm năng du lịch của tỉnh.

Trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về du lịch tôn giáo, đặc biệt qua đánh giá thực trạng phát triển du lịch tôn giáo ở Ninh Bình trong thời gian qua chúng ta có thể thấy rằng Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng to lớn về du lịch nói chung và du lịch tôn giáo nói riêng. Điều này càng minh chứng cho sự đúng đắn của Nghị quyết số 15 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, xem du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch là nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động khai thác loại hình du lịch tôn giáo của tỉnh nhà vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có. Các nguyên nhân khách quan và chủ quan được nêu ra ở đây là sự chưa đồng bộ của hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch, các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực du lịch tôn giáo cùng với công tác quản lý, điều hành có nhiều bất cập,

Để góp phần giải quyết các vấn đề trên, đề tài đã đưa ra hệ thống 8 giải pháp nhằm tăng cường quản lý loại hình du lịch tôn giáo tại Ninh Bình như: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho khách du lịch tôn giáo, xây dựng và tạo hành lang pháp lý cho phát triển loại hình du lịch tôn giáo, phát triển loại hình du lịch tôn giáo một cách bền vững nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống dân tộc, nghiên cứu, xây dựng mô hình và giải pháp tổ chức quản lý và khai thác loại hình du lịch tôn giáo có hiệu quả… Muốn vậy, cần phải vận dụng các giải pháp này một cách hệ thống, linh hoạt, đồng bộ với các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phát triển du lịch văn hóa phải đồng thời đáp ứng được các mục tiêu: bền vững kinh tế, bền vững xã hội, bền vững về môi trường bên trong và ngoại vi các khu, điểm du lịch.

Xác định rõ thị trường, đối tượng và nhu cầu du lịch của loại hình du lịch văn hóa. Thị trường vẫn chủ yếu tập trung ở các đô thị, các nước Bắc Âu và một số nước châu Á. Phát triển khu du lịch văn hóa phải gắn với hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt và gắn với các thị trường vùng phụ cận. Phải có ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của tỉnh; biết ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào công tác tổ chức và quản lý khu du lịch; hoàn thiện và không ngừng đổi mới về sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ cũng như trình độ quản lý và văn hóa ứng xử; nắm bắt kịp thời những nhu cầu, thị hiếu mới của khách du lịch để tìm cách đầu tư, thỏa mãn, tăng sự hấp dẫn, xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù của Ninh Bình …

Hy vọng rằng, đây sẽ là những tư liệu tham khảo bổ ích đối với công tác hoạch định chính sách phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nƣớc

1. Đào Duy Anh (1957), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thuận Hóa, Huế 2. Trần Thúy Anh (2000), Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ qua một số ca dao, tục ngữ, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội

3. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội

4. Trần Văn Giáp (1935), Đạo lý Phật giáo và đạo lý Nho giáo ở Việt Nam,Trung Bắc tân văn, Nxb Hà Nội

5. Mai Văn Hải (1998), Tôn giáo thế giới và Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

6. Nguyễn Duy Hinh (2003), Người Việt với Đạo giáo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

7. Vũ Ngọc Khánh (2001), Đạo thánh ở Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội

8. Nguyễn Trùng Khánh (2014), Nghiên cứu loại hình du lịch tâm linh ở Việt Nam (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2014- Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch)

9. Hữu Ngọc (1995), Lãng du trong văn hóa Việt Nam, Nxb Thế giới

10. Thích Đức Nghiệp (1995), Đạo Phật Việt Nam, Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh.

11. Nhất Thanh (2001), Đất lề quê thói ( Phong tục Việt Nam), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

12. Trần Đức Thanh (2001), Nhập môn khoa học du lịch, NxB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

13. Lê Hữu Tầng (1993), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb KHXH

15. Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

16. Nguyễn Hữu Thông (2001), Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Miền Trung Việt Nam,

Nxb Thuận Hóa, Huế

17. Chu Quang Trứ (2001), Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Mĩ thuật, Hà Nội

18. Nguyễn Tài Thư (1988), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội 19. Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng (1998), Mĩ thuật của người Việt, Nxb Mĩ thuật, Hà Nội

20. Nguyễn Minh San (1994), Tiếp cận tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội

21. Đặng Nghiêm Vạn (2001), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

22. Trần Quốc Vượng (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội 23. Lê Trung Vũ (1992), Lễ hội cổ truyền Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội 24. Nhiều tác giả (2006), Hỏi và đáp về cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội

25. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Pháp lệnh tôn giáo, tín ngưỡng

26. George James Frazer (2007), Cành vàng (Người dịch Ngô Lâm Bình), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội

27. S.A.Tocarev (1994), Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng (Người dịch: Lê Thế Thép), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

II.Tài liệu nƣớc ngoài

28. Chris Ryan (2011), Tourism and Religious Sites, Relegious Tourism in Asia and the Pacific, UNWTO, tr.110 – 124

29. Isaree Baedcharoen (2000), Impacts of religious tourim in Thailand, University of Otago.

31. Luc Citrinot (2011), Religious Tourism in South – East Asia, Religious Tourism in Asia and the Pacific, UNWTO, tr.25-46

32. R.Ray and ND Morpheth (2007), Religions Tourism and Pilgrimage Management: an International Perspective, Biddles Ltd, UK

33. Xu Fan (2011), Domestic and Outbound Religious Tourism, Religious Tourism in Asia and the Pacific, UNWTO, tr.99-110

III. Website 1. http://www.aseanreligioustours.com 2. http://dhammathai.org 3. http://www.myamartourism.org 4. http://www.mofa.gov.mm 5. http://www.ninhbinhtourism.com.vn:8080/modules.php?name=News&op=vi ewst&sid=23 6. http://www.ninhbinhtourism.com.vn:8080/modules.php?name=News&op=vi ewst&sid=1322 7. http://www.vietnamtourism.gov.vn/index.php?cat=202035&itemid=7634 8. http://www.vietnamtourism.gov.vn/index.php?cat=202030&itemid=7384 9. http://www.slideshare.net/hillarypjenkins/tourism-destination-marketing- part-2 10. http://spirittourism.com

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA

PHIẾU ĐIỀU TRA KHÁCH THAM GIA DU LỊCH TÔN GIÁO TẠI NINH BÌNH

Kính chào quý khách!

Tôi là Trần Thị Hiên, học viên cao học du lịch Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – ĐHQGHN. Tôi đang làm luận văn tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu loại hình du lịch tôn giáo tại Ninh Bình”, vì vậy tôi xây dựng bảng câu hỏi dưới đây nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch tôn giáo tại Ninh Bình. Xin quý khách vui lòng chọn một trong các đáp án với suy nghĩ của quý khách về mức độ của tiêu chí đưa ra trong bảng câu hỏi dưới đây. 1.Số lần ông(bà) đã đến Ninh Bình là:

A. 1 lần B. 2 lần C. 3 lần D. Nhiều lần (>3)

2.Ông (bà) đến Ninh Bình để:

A. Đi du lịch D. Đi nghỉ dưỡng, chữa bệnh

B. Đi công tác E. Đi học tập, nghiên cứu. C. Đi thăm thân nhân

F. Mục đích khác.

3.Lần này, ông bà đến du lịch Ninh Bình trong bao lâu?

A. 1- 2 ngày C. 5-7 ngày

B. 3- 4 ngày D. >1 tuần

4. Ông bà biết đến du lịch Ninh Bình qua nguồn thông tin nào?

A. Internet, phương tiện truyền thông C. Qua người quen, người thân B. Trung tâm du lịch, văn phòng du lịch D. Nguồn khác ……… 5. Điểm du lịch nào ông (bà) ưa thích nhất khi đến Ninh Bình?

B. Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động.

C. Khu di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư. D. Vườn quốc gia Cúc Phương.

E. Nhà thờ đá Phát Diệm.

F. Điểm du lịch khác………..

6. Ông (bà) đánh giá như thế nào về chất lượng du lịch tôn giáo ở Ninh Bình?

7. Những dịch vụ mà ông (bà) đã sử dụng trong chuyến đi du lịch đến Ninh Bình?

A. Dịch vụ lưu trú B. Dịch vụ ăn uống

C. Dịch vụ mua sắm D. Dịch vụ vui chơi giải trí.

E. Dịch vụ khác:……….. 8. Trong tương lai, nếu được lựa chọn thì ông (bà) có lựa chọn quay lại các điểm du lịch tôn giáo ở Ninh Bình không? Vì sao?

TT Chỉ tiêu du lịch Tốt

Bình

thƣờng Kém

1 Thông tin và dịch vụ cho khách du lịch 2 Mức độ thân thiện của người dân. 3 Cơ sở hạ tầng ( giao thông vận tải) 4 Khách sạn/ nhà nghỉ/nhà trọ

Có, vì

 Sức hấp dẫn của tài nguyên  Chất lượng dịch vụ tốt

 Phong cách của người làm du lịch  Khác………

Không, vì: ………

9. Xin ông (bà) cho biết một số thông tin về bản thân:

Họ và tên người được PV: Họ và tên người

điều tra: Nghề nghiệp

Giới tính: A. Nam B. Nữ Độ tuổi: A. Từ 15 tuổi đến 25 tuổi

B. Từ 25 tuổi đến 50 tuổi C. Trên 50 tuổi

Ký tên:

Ký tên: Nghề nghiệp:

Ngày điều tra:

QUESTIONARE

Welcome to our honored guest!

My fullname is Tran Thi Hien. I am studying Master at Faculty of Tourism of University of Social Sciences and Humanities-Vietnam National University. I am writing graduated thesis with the topic: ‘Research of religious Tourism in Ninh Binh”. So I built the questionnaire below to find out the reality of religious tourism activities in Ninh Binh province through information from visitors.

Please check in the box corresponding to your thoughts about the extent of the criteria given in the questionnaire below.

1. How many times have you come to Ninhbinh?

A. 1 time B. 2 times C. 3times D. More than 3 times 3. Your purpose to Ninhbinh:

D. Tourism D. Treatment

E. Working E. Learning, research

F. Visiting relatives

4. This time, how long will you be here?

C. Less than 1 week C. 2- 4 weeks

D. 1 – 2 weeks D. More than 4 weeks 5. How do you know about Ninhbinh?

A. By internet, media C. By acquaintance, relatives B. By service center D. Others

6. How do you think about quality of religious tourism in Ninhbinh?

Tourism index Very

(1) (5)

1 Tourism information and customer services 2 Friendliness /kindness of local people 3 Foreign language 4 Architect buildings 5 Infrastructure 6 Daily costs 7 Accommodation/ hotel 8 Diversity of entertainment activities 9 Services in comparison with international standards 10 Shopping 11 Food 12 Environment pollution 13 Security for tourists 14 Transportation

7. How much do you think is a suitable cost in Ninhbinh? ………. 8. In order to provide a more interesting journey, which aspects that a travelling agency needs to be changed?

……… ……… ………

9. The Religious tourism to bring him (her) what sense?

A. Entertainment B. Studying C. Spirituality 10. In the future, if selected, you can choose Ninhbinh return to visiting again?

A. Yes B. No

Một phần của tài liệu Nghiên cứu loại hình du lịch tôn giáo tại Ninh Bình Luận văn ThS. Du lịch (Trang 115 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)