Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu loại hình du lịch tôn giáo tại Ninh Bình Luận văn ThS. Du lịch (Trang 45 - 47)

7. Bố cục của đề tài

1.3.3. Kinh nghiệm của Thái Lan

Ngành du lịch là một ngành chính của nền kinh tế Vương quốc Thái Lan, đặc biệt, mảng du lịch phát triển nhất ở Thái Lan hiện nay là du lịch tâm linh, nói một cách chính xác đó là du lịch Phật giáo. Thị trường du lịch Phật giáo này hàng năm không chỉ thu hút một lượng lớn du khách quốc tế mà còn thúc đẩy mạnh du lịch nội địa và đóng góp lớn cho nền kinh tế các địa phương.

Chương trình tham quan đền, chùa ở Thái Lan đã được các công ty du lịch khai thác một cách hiệu quả. Đó là tour du lịch tham quan 9 ngôi chùa/ đền đại diện cho chín giá trị may mắn khác nhau mà mỗi con người muốn có được: Wat Suthat, Wat Chanasongkram, Wat Arum, City Pillar Shrine, Wat Kanlayanmit, Wat Rakhang, Wat Phra Kaeo, Wat Pho, Đền Chao Phor Seua. Bất kỳ du khách nào đặt chân lên đất Thái đều mong muốn tới tham quan những di tích này. Từ năm 2009 đến nay, hãng hàng không Thái Airways đã và đang cung cấp các chặng bay giới thiệu loại hình du lịch văn hóa và hành hương tới các địa điểm Phật giáo nổi tiếng trên tám nước Châu Á như tỉnh Surathani ở Thái Lan, Đá vàng ở Burma, địa điểm nơi Đức Phật giác ngộ ở Bodhgaya ở Ấn Độ. Việc này đã giúp thúc đẩy nhu cầu đi du lịch của du khách đồng thời đẩy mạnh trực tiếp loại hình du lịch tôn giáo tại Thái phát triển không chỉ ở trong nước mà còn trong phạm vi quốc tế.

gia Mỹ, Canada, Anh, Đức, Nga, Tây Ban Nha, Hàn Quốc… Du khách có thể tham gia vào các lớp thiền hướng dẫn bằng tiếng Anh tại nhiều trung tâm hoặc chùa ở Bangkok hay tham gia vào các khóa học dài ngày và tập trung ở những khu vực yên tĩnh vắng vẻ tại các tỉnh nông thôn. Hiện trên khắp đất nước Thái Lan có tới 40 trung tâm thiền, chuyên về yoga, thiền và những điểm di tích được liệt kê vào danh mục địa điểm “thiền” trên khắp Thái Lan. Hầu hết các địa điểm này đều cung cấp các khóa thiền bằng tiếng Anh cho du khách quốc tế. Bên cạnh đó, Tổng cục du lịch Thái Lan đã quảng bá Thiền như một phần của du lịch Phật giáo và cũng cho xuất bản một cẩm nang giới thiệu các địa điểm học Phật giáo trên khắp cả nước. Ngoài ra, việc thành lập website: www.dhammathai.org của đơn vị này có ý nghĩa quảng bá rất lớn cho các địa điểm thiền tại nước mình. Một tuyến du lịch tâm linh trên quy mô cả nước đã được hình thành, gọi là “OM Buun Uun Jai” vào năm 2010 nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Tổng Cục Du Lịch Thái Lan, với mục tiêu thúc đẩy du lịch văn hóa trong cộng đồng dân cư và mọi loại hình tâm linh khắp Thái Lan.

Tiểu kết chƣơng 1

Du lịch tôn giáo là loại hình du lịch còn khá mới mẻ ở nước ta, nhưng trong những năm gần đây nó đã có được vị thế nhất định. Hiện nay chưa có một khái niệm chính xác nào về loại hình du lịch này được đưa ra, mà các nhà nghiên cứu mới chỉ đưa ra cách hiểu khái quát nhất. “Du lịch tôn giáo là loại hình du lịch thực hiện các chương trình du lịch với điểm đến là chùa chiền, nhà thờ, thánh địa, thánh tích... nhằm mục đích thăm quan và tìm hiểu các giá trị văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo. Qua đó, con người có thể mở rộng sự hiểu biết hướng thiện, hòa hợp với thiên nhiên, nâng cao các giá trị tâm hồn, hiểu rõ về nguồn gốc tôn giáo, tín ngưỡng của mình”.

Trong chương 1 tác giả đã nghiên cứu và đưa ra các khái niệm cơ bản về tôn giáo, tín ngưỡng, du lịch, du lịch tôn giáo, đặc điểm, điều kiện phát triển du lịch tôn giáo…cùng một số kinh nghiệm khai thác loại hình du lịch tôn giáo tại một số quốc gia điển hình ở Châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH TÔN GIÁO TẠI NINH BÌNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu loại hình du lịch tôn giáo tại Ninh Bình Luận văn ThS. Du lịch (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)