Doanh thu và cơ cấu doanh thu du lịch tôn giáo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu loại hình du lịch tôn giáo tại Ninh Bình Luận văn ThS. Du lịch (Trang 70 - 74)

7. Bố cục của đề tài

2.2.3. Doanh thu và cơ cấu doanh thu du lịch tôn giáo

Bảng 2.8: Doanh thu và nộp ngân sách của ngành du lịch Ninh Bình giai đoạn từ năm 2005 -2013

( ĐVT: Triệu đồng) Năm Doanh thu toàn ngành Du lịch Nộp ngân sách

2005 63.180 7.463 2006 87.997 8.633 2007 109.012 10.512 2008 162.100 16.150 2009 250.130 25.350 2010 551.427 55.000 2011 655.239 65.500 2012 778.957 70.800 2013 897. 446 89.500

(Nguồn: Niên giám thống kê, Cục thống kê Ninh Bình, tháng 10/2013)

Doanh thu và nộp ngân sách của ngành du lịch Ninh Bình trong giai đoạn từ năm 2005 – 2013 có mức độ tăng trưởng nhanh và liên tục. Trong vòng 9 năm doanh thu của toàn ngành du lịch tăng gấp 14,2 lần và nộp ngân sách tăng gấp 11,9 lần. Trong giai đoạn này, ngành du lịch Ninh Bình có mức phát triển nhanh chóng doanh thu tăng bình quân 43,5% /năm. Đặc biệt giai đoạn từ năm 2009 – 2010 mức doanh thu từ du lịch Ninh Bình tăng trưởng vượt bậc đạt 120,4% và giai đoạn thấp nhất là từ năm 2010- 2011 đạt 18,8%. Sở dĩ có mức tăng trưởng vượt bậc về doanh thu này là do cơ chế chính sách và các sự kiện đặc biệt đã thu hút số lượng khách du lịch đến Ninh Bình năm 2010 tăng mạnh 40,7% so với năm 2009.

Cũng theo thống kê của ngành Du lịch, tốc độ tăng trưởng du lịch Ninh Bình trong những năm gần đạt 16%/năm. Du khách đến với Ninh Bình ngày càng tăng, trong đó khách quốc tế chiếm tỷ trọng đáng kể. Nếu như năm 2000, lượng khách đến với Ninh Bình mới chỉ đạt 450 nghìn lượt người thì đến năm 2010 đã lên tới 3,3

so với năm 2000. Tổng doanh thu từ du lịch tăng liên tục và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Năm 2000, doanh thu từ du lịch đạt 28 tỷ đồng, năm 2010 đạt 550 tỷ đồng, đến năm 2013 doanh thu đạt 920 tỷ đồng, tăng hơn 32 lần so với năm 2000. Qua những số liệu trên cho thấy, du lịch Ninh Bình đang ngày càng phát triển có chiều sâu cả về chất lượng và hiệu quả.

Doanh thu từ các loại hình du lịch chỉ mang tính chất tương đối và có sự phụ thuộc vào các điểm du lịch. Trong đó doanh thu từ du lịch tôn giáo tại Ninh Bình chủ yếu được thể hiện thông qua doanh thu của các điểm du lịch tôn giáo. Hiện nay, doanh thu từ du lịch tôn giáo của Ninh Bình chiếm tỷ lệ khá đáng kể trong tổng doanh thu toàn ngành du lịch như doanh thu năm 2010 của khu du lịch chùa Bái Đính là 209.200 triệu đồng, năm 2011 của khu du lịch Tam Cốc – Bích Động là 80.016 triệu đồng, nhà thờ đá Phát Diệm là 150. 230 triệu đồng. (Nguồn: Niên giám thống kê, Cục thống kê Ninh Bình tháng 1/ 2012). Như vậy, doanh thu của du lịch tôn giáo Ninh Bình cũng chiếm vai trò khá quan trọng trong doanh thu toàn ngành du lịch.

2.2.3.2. Cơ cấu doanh thu

Bảng 2.9: Số liệu chi tiêu của khách du lịch đến Ninh Bình từ năm 2005 - 2011 ( ĐVT: Triệu đồng)

Năm

Khách nội địa Khách quốc tế

Bình quân 1 lượt khách Bình quân 1ngày khách Bình quân 1 lượt khách Bình quân 1ngày khách 2005 0,44 0,26 1,60 0,77 2008 0,64 0,40 2,74 1,36 2009 1,04 0,49 3,82 1,61 2010 1,33 0,69 4,06 1,91 2011 1,1 0,61 3,66 1,89

(Nguồn: Niên giám thống kê, Cục thống kê Ninh Bình)

Qua bảng số liệu chi tiêu của khách du lịch đến Ninh Bình, có thể thấy: mức chi tiêu của khách du lịch tại Ninh Bình qua các năm từ năm 2005 - 2011 đều tăng lên, riêng có năm 2011 là giảm so với năm 2010. Tuy nhiên mức chi tiêu của khách

du lịch tại Ninh Bình còn ở mức thấp. Năm 2011 chi tiêu của một lượt khách nội địa là 1,1 triệu, khách quốc tế là 3,66 triệu đồng. Mức chi tiêu này chủ yếu dành cho các dịch vụ cơ bản như lưu trú, ăn uống và đi lại. Chi tiêu của khách có giảm sút vào năm 2011, một phần là do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế. Du khách đi du lịch đã buộc phải cắt giảm chi tiêu cho các dịch vụ lưu trú, ăn uống và bổ sung.

Bảng 2.10: Cơ cấu chi tiêu bình quân một ngày khách du lịch đến Ninh Bình năm 2009

( ĐVT: %) Các mục chi tiêu Khách nội địa

( %) Khách quốc tế ( %) Thuê phòng 19,8 29,7 Ăn uống 40,4 27,2 Đi lại 12,1 11,2 Tham quan 3,9 3,0 Mua hàng hóa 13,6 19,3 Vui chơi 5,4 2,9 Y tế 0,8 0,9 Dịch vụ khác 4,0 5,8 Tổng 100 100

(Nguồn: Niên giám thống kê, Cục thống kê Ninh Bình)

Trong cơ cấu chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch đến Ninh Bình, mức chi tiêu chủ yếu dành cho các nhu cầu cơ bản đó là lưu trú, ăn uống và đi lại chiếm khoảng 70% trong cơ cấu chi tiêu một ngày của khách. Trong đó với khách nội địa là 72,3% và khách quốc tế là 68,1%.

Tuy nhiên có sự khác biệt trong cơ cấu chi tiêu của khách nội địa và khách quốc tế. Với khách nội địa chi tiêu dành cho ăn uống chiếm tỷ lệ rất lớn (40,4%). Các nhu cầu khác chiếm tỷ lệ thấp hơn như mua sắm, tham quan và vui chơi giải trí…

Nhưng với khách quốc tế, sự chênh lệch trong cơ cấu chi tiêu ít hơn. Chi tiêu dành cho nhu cầu ăn uống và lưu trú gần như tương đương nhau. Chi tiêu cho nhu cầu mua hàng hóa của khách quốc tế lớn hơn khách nội địa, chiếm 19,3%. Đây cũng là một trong những cơ sở để ngành du lịch Ninh Bình có thể đề ra các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch quốc tế như: tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ mua sắm để phục vụ du khách tốt hơn.

Chi tiêu của khách du lịch ở các điểm du lịch tôn giáo tại Ninh Bình nhìn chung giống cơ cấu chi tiêu của khách du lịch nói chung tới Ninh Bình. Mức chi tiêu của du khách khi đến Ninh Bình với các dịch vụ vui chơi và dịch vụ khác còn ở mức thấp là do Ninh Bình chưa có nhiều các cơ sở vui chơi giải trí, các dịch vụ bổ sung còn nghèo nàn, nên sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu loại hình du lịch tôn giáo tại Ninh Bình Luận văn ThS. Du lịch (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)