Những kết quả tích cực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu loại hình du lịch tôn giáo tại Ninh Bình Luận văn ThS. Du lịch (Trang 87 - 89)

7. Bố cục của đề tài

2.3.1. Những kết quả tích cực

- Về nguồn nhân lực du lịch tôn giáo: Với dân số đông, phần đông ở độ tuổi lao động và dân số trẻ chiếm đa số, Ninh Bình có thế mạnh về thị trường lao động nói chung và đối với phát triển du lịch tôn giáo nói riêng. Người Việt Nam có truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ khéo léo, nhanh nhạy, tiếp thu yếu tố mới và đặc biệt có tinh thần thân ái, nhiệt tình, mến khách và sẵn sàng làm việc mọi lúc mọi nơi. Đây là thế mạnh đối với phát triển du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Ninh Bình nói riêng.

Trường Đại học Hoa Lư của Ninh Bình đã đào tạo mã ngành Việt Nam học từ năm 2007. Nhờ đó, đã đóng góp cho thị trường lao động du lịch Ninh Bình một đội ngũ lao động làm du lịch có trình độ cao phù hợp với loại hình du lịch văn hóa góp phần vào việc phát triển du lịch tỉnh nhà.

- Về chính sách phát triển du lịch: Theo Nghị quyết số 15 - NQ/TU về định hướng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 tầm nhìn 2030, Ninh Bình sẽ

bảo sự phát triển bền vững và xác định du lịch văn hóa và du lịch sinh thái là hai loại hình du lịch thế mạnh của vùng.

- Về kinh nghiệm phát triển du lịch thời gian qua: Những kinh nghiệm được rút ra trong quản lý, vượt qua khó khăn, thách thức trong điều kiện thiếu vốn, công nghệ, cạnh tranh gay gắt, bối cảnh quốc tế có nhiều biến động sẽ trở thành bài học ý nghĩa trong giai đoạn mới.

Những thành quả phát triển du lịch trong giai đoạn vừa qua về đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực du lịch, những ấn tượng hình ảnh về du lịch tôn giáo Ninh Bình tích lũy nhiều năm xúc tiến quảng bá du lịch cũng như những cảm nhận của du khách khi đến du lịch tại Ninh Bình đã và đang tạo sức mạnh tăng trưởng cho giai đoạn tới.

Đầu tư của giai đoạn trước đến nay đang được phát huy hiệu quả. Giai đoạn vừa qua kết cấu hạ tầng du lịch được quan tâm hỗ trợ đầu tư của tỉnh và thu hút được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ phát triển nhanh, chất lượng được nâng lên.

- Về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tôn giáo: Tỉnh Ninh Bình trong những năm qua đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.

Hệ thống cơ sở lưu trú và ăn uống được phân bố đều tại các điểm du lịch và trung tâm thành phố về cơ bản đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách từ bình dân cho đến cao cấp, sang trọng. Bên cạnh hệ thống nhà nghỉ, các khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp đã được hình thành nhằm thỏa mãn một phần nhu cầu của tập khách thu nhập cao, mang lại nguồn doanh thu lớn cho hoạt động du lịch. Cơ sở lưu trú tại Ninh Bình rất đa dạng về loại hình như: Khách sạn, nhà nghỉ, nhà sàn, resort, homestay, lều trại… phù hợp với từng loại hình và khu du lịch cụ thể. Nhiều cơ sở lưu trú mới được xây dựng nên trang thiết bị hiện đại, kiến trúc đẹp và đảm bảo yêu cầu về vệ sinh. Trong từng cơ sở lưu trú cũng đang từng bước đa dạng hóa các loại dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách tại điểm du lịch từ các dịch vụ cơ bản

đến dịch vụ bổ sung. Hệ thống nhà hàng cũng đang góp phần tích cực trong việc đáp ứng khách và mang lại nguồn thu cho hoạt động du lịch với sự phong phú trong các món ăn đặc biệt là các đặc sản địa phương. Nhiều nhà hàng có kiến trúc độc đáo được xây dựng mang bản sắc văn hóa dân tộc cả về hình thức lẫn nội dung. Đây là một trong những yếu tố thu hút sự chú ý và hấp dẫn du khách.

Hệ thống giao thông ngày càng được mở rộng, hoàn thiện và tu bổ. Các loại hình phương tiện giao thông đa dạng bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thuỷ đã tạo thuận lợi trong quá trình vận chuyển, lưu thông hành khách góp phần tăng nhanh lượng khách du lịch tới Ninh Bình. Hệ thống giao thông kết nối các điểm du lịch cũng được đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa giúp thời gian di chuyển giữa các điểm này được rút ngắn, tạo sự thoải mái cho du khách. Từ đó có thể tăng thêm các điểm du lịch trong một chương trình du lịch tại địa phương. Sự đa dạng trong loại hình phương tiện giao thông đã tạo sự hứng thú cho du khách đặc biệt là sự tham gia của thuyền nan, xe đạp, xe trâu, kayatt, xe điện… tại một số điểm du lịch.

Hệ thống điện nước và thông tin liên lạc đã được phổ cập khắp các địa phương trong tỉnh từ thành phố đến nông thôn. Khách du lịch tôn giáo có thể tìm hiểu về điểm đến hay truyền thống văn hóa của Việt Nam ngay tại phòng khách sạn thông qua Internet. Sự phổ cập của mạng Internet là cần thiết và đáp ứng xu thế hiện đại hóa trong lĩnh vực du lịch.

Hệ thống các cơ sở cung ứng dịch vụ bổ sung bước đầu được đầu tư xây dựng như: siêu thị, sân golf, bể bơi, beauty salon, các câu lạc bộ thể thao… phần nào đã thỏa mãn nhu cầu của du khách.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu loại hình du lịch tôn giáo tại Ninh Bình Luận văn ThS. Du lịch (Trang 87 - 89)