Kinh nghiệm của Ấn Độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu loại hình du lịch tôn giáo tại Ninh Bình Luận văn ThS. Du lịch (Trang 40 - 42)

7. Bố cục của đề tài

1.3.1. Kinh nghiệm của Ấn Độ

Ấn Độ được mệnh danh là đất nước của tôn giáo và triết học. Quốc gia này là nơi khởi nguyên của các tôn giáo lớn trên thế giới trong đó nổi bật là Phật giáo, bởi vậy rải rác khắp đất nước này là hàng ngàn Phật tích, danh thắng liên quan đến Phật giáo. Với hơn một tỷ tín đồ Phật giáo trên khắp thế giới, Ấn Độ đương nhiên trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất cho du lịch tâm linh. Hiểu rõ điều này nên từ rất sớm chính phủ Ấn Độ đã chú ý xây dựng chính sách liên kết du lịch Ấn Độ với tâm linh Phật giáo.

Để các Phật tích thu hút du khách, chính phủ Ấn Độ thiết lập các đường bay mới từ các thủ đô của các bang quan trọng đến thẳng các thánh địa Phật giáo, thêm các chuyến xe lửa độc lập dành cho du khách hành hương đến đất Phật. Trong vùng phụ cận các thánh tích, họ cho xây dựng nhiều khách sạn đủ loại và các căn hộ cho

thuê để du khách có thể lưu trú nhiều ngày tại đây. Các nhà hàng cũng đã có nhiều loại thực phẩm châu Á để giúp cho du khách chưa quen với hương vị thực phẩm Ấn Độ có thể ăn uống được dễ dàng. Hoàn thiện hơn, họ còn thiết lập các điểm dịch vụ y tế, đáp ứng kịp thời và đảm bảo sức khoẻ cho du khách.

Mặc dù chính phủ Ấn Độ rất quan tâm đầu tư phát triển công nghệ du lịch, nhưng không cho các yếu tố thương mại hóa chi phối du lịch tâm linh. Nói khác đi, một mặt chính phủ tạo phương tiện đầy đủ và tiện nghi cho các du khách như nâng cấp đường xá, thiết lập thêm các phương tiện giao thông, đảm bảo vệ sinh môi trường ở những nơi công cộng và các sân ga, đặc biệt là những khu phụ cận các Phật tích, nhưng mặt khác khuyến khích và tạo điều kiện cho các giáo hội Phật giáo trên khắp thế giới mở các khoá tu thiền trong khuôn viên của các Phật tích, giúp cho du khách thanh lọc thân tâm trong những ngày ở trên đất Phật.

Chẳng hạn, toàn bộ quần thể Tháp Bồ Đề Đạo Tràng- một trong số 84.000 công trình chùa tháp được chính quyền bao bọc bởi một hàng rào với kiến trúc Phật giáo thời kỳ Gupta, vừa đảm bảo được an ninh trong khuôn viên, đồng thời đảm bảo được tính tương thích của hai giai đoạn kiến trúc xưa và nay. Để biến Bồ Đề Đạo Tràng thành thánh địa linh thiêng nhất của Phật giáo, chính phủ Ấn Độ chọn ngày Rằm tháng 4, ngày Phật đản sinh làm ngày hành hương Phật giáo. Lễ hội hành hương về Bồ Đề Đạo Tràng được truyền hình và đưa tin trực tiếp trên khắp thế giới.

Ấn Độ được coi là một đất nước có thể mang đến cho con người những trải nghiệm sâu sắc nhờ vào sự đa dạng của loại hình du lịch tâm linh. Sự đa dạng này được biểu hiện rõ rệt ở hệ thống di sản, văn hóa, thần thoại, phong tục, lễ hội và trong cả đời sống sinh hoạt thường ngày của người dân Ấn Độ. Ngày nay, sự thể hiện này chính là động lực và là điểm thu hút khách du lịch. Sự giao thoa giữa tâm linh và du lịch Ấn Độ đã xảy ra từ thời kỳ xa xưa, dưới hình thức phổ biến nhất là hành hương. Giáo lý cơ bản nhất của hành hương là bắt nguồn từ nền tảng triết lý của đạo Hindu. Trong đạo Hindu, hành động du hành vì các mục đích linh thiêng là một trong nhiều cách thức để đạt được sự giác ngộ và phù hộ.

Kể từ những năm 1960, Ấn độ được thế giới biết đến như là một điểm đến tâm linh cho các du khách phương Tây. Một cuộc điều tra thực hiện bởi Bộ Du Lịch Ấn Độ năm 2002 cho biết rằng có trên 100 triệu du khách đã đến Ấn Độ với mục đích ban đầu là tâm linh và hành hương. Trong đó 8/10 điểm tham quan của du khách nội địa là các địa điểm hành hương.

Sức hút của Ấn Độ nằm ở sự muôn hình vẻ của tâm linh, sự phong phú của các lễ hội và di tích thiêng liêng. Mỗi tâm linh có một thánh địa và tuyến đường hành hương riêng ngoài các hoạt động tâm linh hay lễ hội có liên quan. Ví dụ như các tuyến hành hương của tín đồ Phật giáo ở khu vực thung lũng sông Hằng, cung điện Taj Mahal, một kiệt tác nghệ thuật và di sản văn hóa của đạo Hồi, Hari Mandirr, ngôi đền thiêng liêng của Độc thần giáo và các đền thờ của đạo Jaina trên khắp Ấn Độ…

Tại Ấn Độ, các tour du lịch hành hương của đạo Hindu tới địa điểm linh thiêng: đền Jagganath, những ngọn núi đỉnh phủ tuyến trắng của Badrinath, Kedarnath, Amarnath hay các tour hành hương của tín đồ Phật giáo đền Mahabodhi, Vaishali… đã được khai thác hiệu quả và thu hút số lượng lớn du khách quốc tế cũng như du khách nội địa.

Bên cạnh đó, sự nỗ lực của chính quyền các cấp từ trung ương tới các bang của Ấn Độ trong việc quảng bá và phát triển du lịch tôn giáo tới các thị trường châu Á đã mang lại sự tăng trưởng rõ nét cho ngành du lịch Ấn Độ, đặc biệt là du lịch Phật giáo. Patna, một thành phố của bang Uttar Pradesh, được coi là cửa ngõ bắt đầu cho “vòng du hành của phật tử”. Trong mùa cao điểm (từ tháng 10 tới tháng 3), Patna thu hút được số lượng lớn khách du lịch đến từ các quốc gia châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu loại hình du lịch tôn giáo tại Ninh Bình Luận văn ThS. Du lịch (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)