Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu loại hình du lịch tôn giáo tại Ninh Bình Luận văn ThS. Du lịch (Trang 42 - 45)

7. Bố cục của đề tài

1.3.2.Kinh nghiệm của Trung Quốc

Ở Trung Quốc, du lịch tôn giáo được coi là một tiểu ngành quan trọng của ngành du lịch văn hóa. Theo số liệu thống kê gần đây, Trung Quốc có khoảng 100 triệu tín đồ của nhiều loại hình tôn giáo khác nhau, 85000 các địa điểm tôn giáo và tâm linh trong đó bao gồm 13000 chùa và thiền viện, với khoảng 300000 người làm

việc tại các địa điểm này. Hiện nay, Trung Quốc có tới 1500 đền thờ đạo giáo, trong số đó có 143 đền thờ là di tích văn hóa và 20000 nhà thờ với 80 trong số này là điểm đến du lịch văn hóa (Robert G. Lanquar, 2011).

Trung Quốc rất nhiều loại hình du lịch như: du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm, phiêu lưu, du lịch thể thao, du lịch chữa bệnh, du lịch kinh doanh, du lịch nghiên cứu... Các đại lý lữ hành ở Trung Quốc khi bán chương trình đều ghi rõ sản phẩm du lịch của họ, chủ trương và quan niệm du lịch, điều kiện di chuyển, ăn ở, tham quan rất chi tiết cho khách hiểu rõ và lựa chọn. Chẳng hạn với một chương trình đi du lịch do người Trung Quốc xây dựng, họ nhấn mạnh đến tính chất du lịch tôn giáo. Trong đó vấn đề ăn ở, di chuyển không phải là mối quan tâm hàng đầu mà điểm nổi bật là vai trò của người hướng dẫn viên du lịch. Du khách đi du lịch ở Trung Quốc sẽ được hướng dẫn viên có kiến thức sâu rộng hướng dẫn, giảng giải tỉ mỉ về cội nguồn tôn giáo, văn hóa lịch sử…

Trung Quốc hiện sở hữu một số lượng lớn các di sản thế giới được UNESCO công nhận, một phần ba số đó là các di tích tôn giáo:

- Núi Phật giáo: Núi Emei, núi Wutai, núi Taoist…

- Đền: Cung Potala Palace ở Tây Tạng, các ngôi đền xung quanh cung điện mùa hè Thành Đô

- Di sản tôn giáo: Động Mogao ở Đôn Hoàng, động Longmen, động và tranh khắc đá Dazu và con đường Tơ lụa cổ xưa kết nối Âu, Á.

Các di tích, di sản tôn giáo của Trung Quốc liên quan đến tôn giáo khác nhau (Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo…) đã thu hút một số lượng lớn khách quốc tế( đặc biệt là khách Nhật Bản, Hàn Quốc, vốn là những quốc gia có mối quan hệ thân mật về tôn giáo trong lịch sử Trung Quốc) và khách nội địa.

Điểm đặc trưng của các điểm thu hút du khách tôn giáo của Trung Quốc là hầu hết các địa điểm đều tọa lạc ở các ngọn núi hoặc cạnh các con sông. Phần lớn đền, chùa, hang động ở Trung Quốc đều nằm ở các vị trí có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tự nhiên và văn hóa.

Đặc biệt, tỷ lệ du khách quay trở lại trong các loại hình du lịch liên quan tới Phật giáo luôn cao hơn so với các loại hình du lịch thông thường khác. Bởi lẽ ở Trung Quốc có 4 ngọn núi thiêng lớn nhất của Phật giáo, bao gồm núi Emei ở tỉnh Tứ Xuyên, núi Wutai ở tỉnh Sơn Tây, núi Putuo ở tỉnh Triết Giang và núi Jiuhua ở tỉnh An Huy. Bốn ngôi đền ở các ngọn núi này có mối liên hệ chặt chẽ với các ngôi đền Phật giáo khắp nơi trên thế giới. Một ví dụ điển hình cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của du lịch tôn giáo, đó là núi Võ Đan. Đây là ngọn núi của Đạo giáo nổi tiếng nhất với trên một nghìn năm lịch sử. Toàn bộ phức hợp này bao gồm 9 địa điểm, 8 đền, 36 thiền viện và 72 động. Sức hút của khu vực này là ở sự hòa trộn giữa Đạo giáo, võ thuật, âm nhạc, chăm sóc sức khỏe và trà đạo. Vì nằm trong một khu vực núi non cách trở, nên địa điểm này rất khó tiếp cận đối với du khách. Năm 2003, chính quyền địa phương tỉnh Hubeu đã quyết định thành lập một vùng kinh tế du lịch đặc biệt của Wudant nhằm phát triển du lịch vùng dựa trên các nguyên tắc bảo vệ để phát huy các kế hoạch khoa học và quản lý nghiêm ngặt vùng du lịch này. Từ đó đến nay, khu vực này tiếp nhận nhiều thay đổi tích cực, nhiều công trình lịch sử được đầu tư khôi phục. Bên cạnh đó, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho du lịch cũng ngày càng tăng, bao gồm việc tái cấu trúc các ga tàu, bảo tàng, phố đi bộ, trung tâm thông tin du lịch, bãi đổ xe, các phương tiện trung chuyển bên trong phức hợp tôn giáo… Nhờ vậy mà đến năm 2008, số lượng du khách đến núi Võ Đan tăng từ 300.000 khách (2003) lên 1.22 triệu người và thu nhập từ du lịch đạt con số 560 triệu tệ (Xu Fan, 2011). Như vậy, dự án vùng kinh tế du lịch đặc biệt Võ Đan đã được chứng minh là một thành công lớn trong việc bảo vệ di sản tôn giáo và phát triển du lịch, dưới sáng kiến và sự bảo trợ của chính quyền địa phương.

Ngoài ra, các chương trình du lịch tôn giáo kết hợp với tour du lịch sức khỏe cũng được ngành du lịch Trung Quốc khai thác một cách hiệu quả. Nhiều du khách thực hiện chuyến du lịch tới các di tích tôn giáo để học khí công hay võ thuật trong những ngôi đền ở trên núi cao, hưởng thụ không khí miền núi trong lành, dưỡng tâm và mang đến cho cơ thể một trạng thái cân bằng, khỏe mạnh. Du khách tới các địa điểm này và ở lại đó vài tuần để hoàn thành khóa luyện tập. Một số du khách

trung thành, quay trở lại để nâng cao kỹ năng võ thuật, lựa chọn các điểm nghĩ dưỡng miền núi để tập Thái Cực, Yoga, Khí công, luyện tập sức khỏe hay tìm kiếm phương pháp chữa bệnh. Núi Tianzhu thuộc tỉnh An Huy là một trong những nơi nổi tiếng với loại hình du lịch luyện tập khí công này.

Bên cạnh đó còn có các chương trình du lịch tôn giáo kết hợp với học tập. Đó là chương trình tham gia vào các sinh hoạt Phật giáo và theo chế độ ăn chay giống các vị sư đồng thời có được trải nghiệm sâu sắc về văn hóa và Phật giáo của Trung Quốc. Song hành là các tour du lịch hành hương tới địa điểm thiêng để cầu nguyện và thực hiện lời hứa với thần thánh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu loại hình du lịch tôn giáo tại Ninh Bình Luận văn ThS. Du lịch (Trang 42 - 45)