Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu loại hình du lịch tôn giáo tại Ninh Bình Luận văn ThS. Du lịch (Trang 48 - 49)

7. Bố cục của đề tài

2.1.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Địa hình Ninh Bình tương đối phong phú và đa dạng, bao gồm cả núi, đồng bằng, bờ biển. Với quá trình kiến tạo lâu dài của tự nhiên, Ninh Bình càng trở nên hấp dẫn với những hang động kỳ diệu ở Cố đô Hoa Lư, Tam Cốc – Bích Động, Tràng An… Ninh Bình có hệ thống hang động được coi như là những tài sản quý hiếm. Những hang động này có sự phong phú về hình thái và chủng loại. Mỗi hang động có sắc thái riêng biệt. Trong hang có thạch nhũ với nhiều hình dáng tuyệt đẹp đã tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách trong nước cũng như du khách quốc tế.

Cùng với hệ thống hang động là những công trình kiến trúc lịch sử - văn hóa lâu đời làm nên một quần thể di tích hiếm có như: di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư; nhà thờ đá Phát Diệm; chùa Bái Đính…

Ninh Bình có rất nhiều con sông chảy qua (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vân…), có nhiều đầm hồ tạo nên nguồn nước ngọt, có nguồn nước khoáng chất lượng tốt, tập trung chủ yếu ở Cúc Phương (Nho Quan) và Kênh Gà (Gia Viễn) có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và du lịch với trữ lượng lớn. Đặc biệt nước khoáng Kênh Gà có độ mặn, thường xuyên ở độ nóng 53÷540C. Nước suối phun mạnh và đều với lưu lượng 5m3/giờ. Nước khoáng này rất sạch, để lâu ngày không bị vẩn đục, thành phần hóa học tương ứng như nước suối Wesbađen (Đức) với các nguyên tố như: Na, K, Mg, Cl, S… tạo nhiều hợp chất muối nên có vị mặn chát và có giá trị đối với chữa bệnh ngoài da, bệnh đường ruột. Ngoài ra nước khoáng Cúc Phương có thành phần Magiê carbonat cao, sử dụng chế phẩm nước giải khát và chữa bệnh. Ngoài ra các tuyến đường giao thông, đường sắt, đường bộ, nối liền các danh lam thắng cảnh đã tạo điều kiện hình thành các tuyến du lịch hợp lý. Hệ thống cảng sông của Ninh Bình cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận chuyển khách du lịch với nhiều loại hình, phương tiện khác nhau trong bán kính hoạt động xấp xỉ 100km.

Ninh Bình nằm trong hệ thống các tuyến điểm du lịch quan trọng của vùng du lịch Bắc Bộ nói chung và đồng bằng sông Hồng nói riêng. Đặc biệt Ninh Bình cách Hà Nội khoảng 90km trên tuyến đường giao thông quan trọng Bắc Nam nên là một trong những địa bàn nhận khách du lịch từ thủ đô Hà Nội.

Khí hậu của Ninh Bình nhìn chung tương đối thuận lợi cho hoạt động du lịch trong cả năm. Ninh Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết hàng năm chia thành 4 mùa rõ rệt là xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C. Số lượng giờ nắng trong năm trung bình trên 1100 giờ. Lượng mưa trung bình/năm đạt 1.800mm. Tuy nhiên hoạt động du lịch ở Ninh Bình cũng chịu sự chi phối mạnh của thời tiết. Ví dụ vào các tháng đầu mùa đông (từ tháng 10 đến tháng Giêng) thời tiết rất thích hợp cho việc tham quan, nghiên cứu rừng quốc gia Cúc Phương vì rừng khô ráo, dễ đi lại. Tuy nhiên nếu du lịch tham quan hang động, đặc biệt là vào các hang luồn thì không phù hợp vào mùa mưa khi nước dâng cao mà chỉ phù hợp vào mùa thu.

So với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất với khoảng 19.033ha, chiếm 23,5% diện tích rừng của vùng, chiếm 13,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Rừng tự nhiên có tổng diện tích là 13.633,2ha, trữ lượng gỗ 1,1 triệu m3, tập trung chủ yếu ở huyện Nho Quan. Rừng nguyên sinh Cúc Phương thuộc loại rừng nhiệt đới điển hình với hệ động thực vật đa dạng, phong phú

Một phần của tài liệu Nghiên cứu loại hình du lịch tôn giáo tại Ninh Bình Luận văn ThS. Du lịch (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)