Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu loại hình du lịch tôn giáo tại Ninh Bình Luận văn ThS. Du lịch (Trang 95 - 97)

7. Bố cục của đề tài

2.3.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

Nguyên nhân chất lượng nguồn nhân lực du lịch tôn giáo Ninh Bình chưa cao do du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có liên quan đến nhiều ngành, nghề chuyên môn, thêm vào đó là sự phát triển không ổn định từ khi thành lập đến nay dẫn đến xáo trộn cơ cấu, bộ máy tổ chức, chức năng nhiệm vụ, thiếu tính kế thừa trong hoạt động của ngành. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch chưa thực sự được quan tâm. Công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch mặc dù đã được quan tâm, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Hiện nay, Ninh Bình chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu của nguồn nhân lực của ngành du lịch. Các sở, ban ngành liên quan như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ; Sở Lao động và Thương binh xã hội, Cục Thống kê tỉnh đều chưa có số liệu chính xác về dữ liệu của nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình nói chung và loại hình du lịch tôn giáo nói riêng.

Thêm vào đó, việc làm và thu nhập của người lao động chưa cao, chưa thực sự tương xứng với đặc thù lao động của ngành, tính chuyên môn hoá trong công việc của người lao động cũng còn bất cập (một lao động phải làm nhiều việc, làm không đúng chuyên môn) do vậy cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đội ngũ.

lực thuộc lĩnh vực văn hóa đang là một cản trở trong việc nâng cao chất lượng của các chương trình du lịch tôn giáo tại Ninh Bình.

Tiểu kết chƣơng 2

Như vậy, hoạt động du lịch tôn giáo trong thời gian qua tại Ninh Bình đã và đang được khai thác một cách tích cực. Khách du lịch và các tín đồ phật tử đến chiêm bái, thưởng ngoạn đều là những người có tâm hướng thiện. Những người dân địa phương tham gia làm dịch vụ du lịch tại chùa Bái Đính, nhà thờ đá Phát Diệm đã có ý thức trong giao tiếp ứng xử với khách du lịch, qua đó gây được thiện cảm với du khách. Trong hoạt động quản lý, Ban điều hành bước đầu được hình thành và thực hiện chức năng tổ chức, quản lý các hoạt động trong khu du lịch. Ban hành có quy chế hoạt động, quản lý điều hành như: hướng dẫn khách tham quan; điều hành các tổ dịch vụ (chụp ảnh, xe ôm, bán hàng...), đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường trong khu vực.

Bên cạnh những mặt tích cực, do điều kiện khu du lịch chùa Bái Đính hiện nay vừa xây dựng vừa đón khách nên hoạt động du lịch tôn giáo tại đây không tránh khỏi còn những tồn tại, thiếu xót. Ban điều hành chưa thực hiện tốt chức năng quản lý, điều hành, chưa quán xuyến được các hoạt động tại khu du lịch nhất là vào thời gian lễ hội. Việc đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường còn nhiều hạn chế: hiện tượng ăn xin, trộm cắp, móc túi, cướp giật tài sản của du khách cả trong và ngoài khu vực chùa còn khá phổ biến; môi trường trong khu du lịch chưa đảm bảo, nhất là ở khu vực bán hàng...

Trong chương 2 tác giả đã làm rõ một số thực trạng hoạt động khai thác loại hình du lịch tôn giáo tại Ninh Bình như: thực trạng sản phẩm, thực trạng doanh thu, thị trường khách, công tác quản lý... Đồng thời cũng đã nêu được những điểm mạnh, điểm yếu của du lịch Ninh Bình và cho thấy nguyên nhân của sự thiếu sót trong công tác khai thác loại hình du lịch tôn giáo tại đây. Đây chính là cơ sở để tác giả đưa ra một số kiến nghị, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường việc quản lý khai thác loại hình du lịch tôn giáo tại Ninh Bình trong chương 3.

Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ LOẠI HÌNH DU LỊCH TÔN GIÁO TẠI NINH BÌNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu loại hình du lịch tôn giáo tại Ninh Bình Luận văn ThS. Du lịch (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)