QUI TRÌNH 22: CẢNG CHUYỂN CTN HÀNG NHẬP ĐI CÁC DEPOT KHÁC.

Một phần của tài liệu Quy trình quản lý giao nhận cotainer tại cảng Cát Lái (Trang 70 - 71)

2. ĐỐI VỚI CTN ĐƯỢC VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG THỦY:

QUI TRÌNH 22: CẢNG CHUYỂN CTN HÀNG NHẬP ĐI CÁC DEPOT KHÁC.

KHÁC.

Bước 1: Nhận yêu cầu của khách hàng, lập kế hoạch vận chuyển, tại TBSX:

- Danh sách chuyển CTN hàng nhập do các Đại lý hãng tàu hoặc các depot cung cấp cho TBSX.

- TBSX thống nhất với GNVT và các depot về kế hoạch vận chuyển ngồi (trong đĩ cĩ kế hoạch bố trí cầu bến và làm hàng sà lan) để thực hiện theo các order, đồng thời triển khai đến các đầu mối liên quan.

- GNVT làm thủ tục hải quan theo qui định, chuyển bản copy Biên bản bàn giao cho Đội QLTH.

Bước 2: Phát hành EIR.

- NV chứng từ (Đội QLTH) căn cứ danh sách CTN cần chuyển và

Biên bản bàn giao, cập nhật vào hệ thống số hiệu CTN – máy tính sẽ truy cập từ mạng để hiện lên màn hình các dữ liệu như: cỡ, kiểu, trạng thái, số seal, trọng lượng, vị trí thực tế, tên tàu/chuyến, hãng tàu, chủ khai thác, nhiệt độ, thơng giĩ cài đặt, IMDG, tình trạng CTN…; sau đĩ NV chứng từ tiếp tục cập nhật các thơng tin khác (Tên đại lý yêu cầu vận chuyển, ngày yêu cầu, phương án tác nghiệp: ví dụ “Chuyển hàng nhập CL – TC”…), in các phiếu EIR, ký vào mục

“Người phát hành” (1 CTN cĩ 3 liên). Tồn bộ EIR được chuyển cho TBSXù.

- TBSX chuyển Kế hoạch vận chuyển vịng ngồi, danh sách CTN và các EIR cho khu hàng (hoặc Trực ban tàu, nếu làm hàng sang mạn tàu – sà lan).

Bước 3: Xếp dỡ, bàn giao CTN tại bãi hàng.

- Sau khi phương tiện cập bến ổn định, Trực ban tàu tiến hành tổ chức xếp dỡ theo phương án đăng ký.

- Trực ban tàu phối hợp với NV điều độ bãi để nắm vị trí nhận CTN và điều động phương tiện cho phù hợp.

- Điều độ bãi kiểm tra EIR và tổ chức giao CTN cho xe đầu kéo nội bộ; ghi tình trạng CTN (phát sinh - nếu cĩ; đối với CTN lạnh, ghi rõ tình trạng kỹ thuật: phần máy, vỏ và các thiết bị liên quan, yêu cầu NV Vận hành rút điện trước khi nâng CTN lên xe); đĩng dấu tên vào mục “Bãi CTN nơi đi” trên liên 1 EIR và giao lại bộ EIR cho Lái xe.

+ Lưu ý: chuyển CTN theo thứ tự ưu tiên, tàu nào cập cảng trước chuyển trước, CTN lạnh chuyển trước CTN khơ…

- Lái xe ghi vào mục “nơi đi”: số hiệu đầu kéo, số hiệu phương tiện nângï, số lượng CTN đảo chuyển và cho phương tiện lên cầu tàu.

Bước 4: Kiểm tra CTN và EIR, ghi thời gian xếp hàng, tại mặt cắt cầu cảng.

- Lái xe trình bộ EIR cho NV sà lan. NV sà lan kiểm tra số CTN, số seal thực tế so với EIR; kiểm tra EIR (đã ghi đúng, đủ các mục theo qui định); ghi thời điểm xếp hàng xuống sà lan, số hiệu cẩu bờ, tên Đội cơng nhân, số hiệu sà lan; kiểm tra và ghi tình trạng của CTN, seal (nếu làm hàng theo phương án tàu – sà lan, báo NV giao nhận tàu giải quyết khi phát hiện ra tình trạng bất thường của CTN và seal); ký vào mục “Người giao/ nhận CTN”.

- Định kỳ theo thời gian (1h/ 1 lần), NV Đội quản lí tổng hợp (QLTH) tới các vị trí làm hàng trên cầu cảng (tàu/ sà lan) để thu các liên 1 EIR từ NV sà lan. Khi kết thúc làm hàng mỗi chuyến sà lan, mà vẫn cịn các EIR chưa được NV sà lan bàn giao hết cho NV QLTH, thì Trực ban tàu nhận lại số EIR này từ NV sà lan và chuyển về văn phịng Đội QLTH; NV QLTH cập nhật các thơng tin ghi bằng tay trên các EIR vào hệ thống và lưu trữ EIR theo qui định.

GHI CHÚ : nếu làm hàng theo phương án tàu – sà lan (sang mạn), thì khơng sử dụng xe đầu kéo và khơng cĩ bước 3 trên đây; các bước khác thực hiện bình thường.

Một phần của tài liệu Quy trình quản lý giao nhận cotainer tại cảng Cát Lái (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w