Nhóm giải pháp về đổi mới cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác THANH TRA HÀNH CHÍNH ở HUYỆN mỹ hào, TỈNH HƯNG yên (Trang 114 - 117)

4 13 Thanh tra việc chấp hành

4.3.1. Nhóm giải pháp về đổi mới cơ chế, chính sách

Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra: hiện nay, Luật thanh tra năm 2010 đã được Quốc hội ban hành thay thế Luật thanh tra năm 2004 và như vậy nhiều hạn chế, vướng mắc đặt ra trong công tác thanh tra thời gian qua cơ bản đã được xử lý. Tuy nhiên, Chính phủ và các cơ quan hữu quan cần nghiên cứu ban hành mới hoặc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra thuộc thẩm quyền, qua đó tạo cơ sở pháp lý đồng bộ và

đầy đủ cho hoạt động thanh tra ở các cấp, các ngành.

4.3.1.1. Bổ sung quyền và nhiệm vụ cho Thanh tra huyện

Thứ nhất, cần tăng thẩm quyền cho cơ quan thanh tra cấp huyện theo hướng tăng cường tính độc lập, tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra hiện nay. Để làm được điều này cần nghiên cứu đổi mới cơ cấu tổ chức Thanh tra nhà nước theo hướng đề cao vai trò của Thanh tra tỉnh đối với tổ chức, nhân sự và hoạt động của Thanh tra huyện. Theo quy định hiện nay việc bổ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 106 nhiệm, bố trí cán bộ Thanh tra huyện hoàn toàn lệ thuộc vào Chủ tịch UBND

huyện. Nên hoạt động thanh tra khó có thể độc lập, khách quan khi đối tượng thanh tra chủ yếu là cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính và chủ thể

tham gia chủ yếu là người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước. Do

đó, cần phải sửa đổi theo hướng tăng cường vai trò của Thủ trưởng cơ quan Thanh tra cấp trên trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo và bố trí cán bộ

của Thanh tra cấp huyện.

Hiện nay, để thực hiện công tác thanh tra hành chính ở cấp huyện được thực hiện chủ yếu do Thanh tra huyện. Do vậy, chỉ với cơ quan này thì không thể đảm nhận toàn bộ công tác thanh tra hành chính của toàn huyện môt cách

đầy đủ, có hiệu quả. Do vậy, cần có những quy định mang tính pháp lý, nhằm

đảm bảo có sự hỗ trợ của Thanh tra tỉnh và Thanh tra các sở chuyên ngành có liên quan trong công tác thanh tra hành chính ở huyện hàng năm, đặc biệt có thể tham gia trực tiếp các đoàn thanh tra hành chính ở huyện đối với những lĩnh vực mà Thanh tra huyện còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ.

Thứ hai, nhằm phát huy tính chủ động của ngành và khắc phục sự chậm chễ trong xây dựng và ban hành kế hoạch thanh tra hàng năm, nên giao quyền phê duyệt kế hoạch, chương trình thanh tra hàng năm cho Chánh Thanh tra cấp huyện sau khi đã báo cáo thống nhất định hướng với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Vai trò của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước chỉ

mang tính định hướng công tác thanh tra hàng năm. Thủ trưởng cơ quan thanh tra sẽ chủđộng xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra sát với thực tế phù hợp với tình hình địa phương, không mang tính dàn trải và chịu trách nhiệm về công tác thanh tra trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Thứ ba, nên giao cho Trưởng đoàn thanh tra ký kết luận thanh tra. Hiện nay theo quy định người ra quyết định thanh tra ký kết luận thanh tra, điều này phần nào làm hạn chế tính tích cực, chủ động và chịu trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra trong phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm được phát

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 107 hiện qua thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra là người trực tiếp tiến hành thanh

tra nên sẽ nắm chắc diễn biến, tình hình của sự việc, còn người ra quyết định thanh tra do không trực tiếp tiến hành thanh tra nên không nắm được tình hình thực tế của cuộc thanh tra dẫn đến thời gian xem xét, ra kết luận kéo dài. Trong khi, thực tế hiện nay kết luận thanh tra vẫn thường được giao cho Trưởng đoàn thanh tra chuẩn bị.

4.3.1.2. Xây dựng chuẩn mực về công tác thanh tra

Trong thực hiện nghiệp vụ công tác hiện nay, từng thanh tra viên thực hiện nghiệp vụ theo cách mình nhận định, suy nghĩ và đưa ra phương pháp thanh tra cho từng loại đối tượng. Do đó, đểđánh giá hiệu quả của một cuộc thanh tra là rất khó. Hiện tại chưa có một quy định chung nhất về cách thức tiến hành thanh tra cho các loại nghiệp vụ thanh tra. Do vậy, để đảm bảo một cuộc thanh tra có hiệu quả, đồng thời đểđánh giá công việc của thanh tra viên

đã làm thì cần phải có một chuẩn mực chung về công tác thanh tra, trong đó hướng dẫn cụ thể thanh tra viên xử lý những tình huống phát sinh trong quá trình thanh tra cũng như hướng dẫn các bước, trình tự và công việc cụ thể mà thanh tra viên phải làm khi tiến hành thanh tra một khoản mục nào đó.

Việc xây dựng chuẩn mực thanh tra phải được thực hiện bởi Thanh tra Chính phủ, nơi mà có thể tổng hợp được các dạng, loại hình thanh tra phát sinh trong thực tế. Khi xây dựng được chuẩn mực thanh tra, thì sẽ nâng cao vai trò của người làm công tác thanh tra, nếu như quá trình thực hiện các cuộc thanh tra mà người thanh tra viên không làm đúng và đủ các bước, công việc như theo chuẩn mực quy định thì sau này nếu có những sai phạm phát sinh mà qua thanh tra không phát hiện được thì việc xử lý trách nhiệm của người thanh tra viên được thuận lợi dễ dàng. Thực tế hiện nay có những trường hợp qua thanh tra không phát hiện ra được những sai phạm, nhưng một thời gian sau, sai phạm bị phát hiện ra. Lúc này, vì không có chuẩn mực chung để xem xét thanh tra viên đã làm hết trách nhiệm chưa, có khách quan không trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 108 quá trình thực hiện nhiệm vụ. Do đó việc xử lý gặp khó khăn. Khi có được

chuẩn mực chung thì thanh tra viên phải thực hiện hết trách nhiệm của mình, tuân thủđúng những bước, công việc, trình tự mà chuẩn mực đã quy định. Có

được như vậy thì hiệu quả công tác thanh tra hành chính mới được nâng lên và được hoàn thiện hơn.

4.3.1.3. Xây dựng chếđộđãi ngộđối với người làm công tác thanh tra

Theo quy định hiện hành, TTV của hệ thống Thanh tra Nhà nước hưởng lương tương đương lương của chuyên viên thuộc hệ thống tiền lương của cơ quan hành chính nhà nước. Ngoài tiền lương, hiện tại ngạch Thanh tra viên được hưởng phụ cấp nghề với mức 25% trên tiền lương. Xét về tính chất,

đặc điểm công việc hiện tại và những yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, cho thấy chế độ tiền lương và phụ cấp nghề theo như quy định hiện nay đối với bậc thanh tra viên là còn bất hợp lý. Những khoản lương và phụ cấp nghề

hiện tại chưa đảm bảo cho Thanh tra viên yên tâm công tác, chưa tạo động lực, động cơ để thanh tra viên tận tâm, tận lực trong công tác. Trong khi đó với tính chất hoạt động của ngành, lực lượng thanh tra luôn thường trực trước những cám dỗ, thậm chí là những hành vi mua chuộc của các đối tượng thanh tra khi có các hành vi vi phạm pháp luật. Đây là một trong những yếu tố làm cho ngành thanh tra chưa thu hút được nhân lực có trình độ, có tâm huyến phục vụ với ngành. Do đó cần sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ phụ cấp nghề thanh tra cao hơn nữa là yêu cầu cần thiết trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác THANH TRA HÀNH CHÍNH ở HUYỆN mỹ hào, TỈNH HƯNG yên (Trang 114 - 117)