4 13 Thanh tra việc chấp hành
4.3.4. Tăng cường điều kiện vật chất, trang thiết bị và ngân sách cho công tác thanh tra hành chính
Phạm vi hoạt động thanh tra hành chính là khá rộng, phong phú, gồm nhiều ngành, lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Đối tượng thanh tra thường có nhiều hình thức tinh vi nhằm che giấu các hành vi vi phạm pháp luật của mình. Do vậy công tác thanh tra hành chính đòi hỏi người cán bộ thanh tra không chi có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông về nghiệp vụ và kiến thức pháp luật mà còn cần sự hỗ trợ, ứng dụng của những phương tiện, thiết bị kỹ
thuật hiện đại, các điều kiện làm việc thuận lợi nhằm giải quyết những vấn đề
mà thực tiễn hoạt động thanh tra đặt ra, nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra hành chính. Do đó việc tăng cường trang thiết bị như: máy tính, máy ghi âm, ứng dụng các phần mểm quản lý của các ngành liên quan, phương tiện đi lại…và
điều kiện làm việc tại cơ quan là rất cần thiết.
Thực tế hiện nay, việc phân bổ nguồn ngân sách cho hoạt động thanh tra hành chính ở huyện chưa được quan tâm nhiều, hàng năm phần lớn nguồn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 116 phân bổ ngân sách là chi cho lương, phần chi cho công tác hoạt động chuyên
môn rất thấp. Với đặc thù hoạt động của ngành, hàng năm gặp nhiều khó khăn trong công tác chuyên môn, ảnh hưởng không nhỏ đến chât lượng, hiệu quả
công tác thanh tra. Do đó cần có cơ chế phù hợp phân bổ ngân sách cho hoạt
động thanh tra mang tính đặc thù, hỗ trợ cho những người tham gia trực tiếp các đoàn thanh tra, đặc biệt là những thành viên ở các cơ quan, đơn vị phối hợp có liên quan, nhằm kịp thời khuyến khích, động viên sự tham gia nhiệt tình, phát huy năng lực, sở trường của các thành viên tham gia đoàn thanh tra, góp phần nâng cao chất lượng công tác thanh tra hành chính.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 117