Nhóm giải pháp về nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác THANH TRA HÀNH CHÍNH ở HUYỆN mỹ hào, TỈNH HƯNG yên (Trang 117)

4 13 Thanh tra việc chấp hành

4.3.2. Nhóm giải pháp về nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ

Thực tế lực lượng cán bộ, thanh tra viên Thanh tra huyện hiện nay vừa thiếu lại vừa yếu. Để xây dựng cơ quan Thanh tra cấp huyện đảm bảo hoàn thành được nhiệm vụ theo Luật Thanh tra 2010 trong điều kiện hướng đến mục tiêu: tăng cường dân chủ ở cơ sở, thiết lập trật tự kỷ cương, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân thì không thể không quan tâm chú trọng xây dựng cơ quan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 109 Thanh tra cấp huyện về mọi mặt. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động trong thời

gian vừa qua, cũng như nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thanh tra trong thời gian tới, tác giảđề xuất các giải pháp sau:

4.3.2.1. Bổ sung biên chế cho Thanh tra huyện

Một vấn đề đặt ra hiện nay đối với ngành thanh tra và các cấp có thẩm quyền, cần từng bước quan tâm tăng cường biên chế, đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Vấn đề cán bộ cần thực hiện như là một chiến lược thường xuyên, dài hơi, đặc biệt là việc tăng biên chế và đối mới cơ cấu chuyên môn của đội ngũ cán bộ thanh tra. Từđó, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra hành chính. Với nhiệm vụ của ngành hiện nay, thấy cần sớm kiện toàn bộ máy Thanh tra huyện, đảm bảo biên chế tối thiểu từ 7 đến 9 biên chế chính thức.

Song song với việc đảm bảo về số lượng biên chế cần thiết, cần đổi mới phương thức tuyển dụng và bổ nhiệm ngạch thanh tra viên để đảm bảo cho cán bộ, công chức được tuyển dụng vào Thanh tra huyện phải đảm bảo các chức danh cần tuyển dụng, đạt các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, về trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của công tác thanh tra hành chính ở huyện. Việc tuyển dụng cán bộ Thanh tra huyện phải đảm bảo cơ cấu về chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể, có đầy đủ chuyên môn về ngành luật, tài chính- kinh tế, quản lý đất đai, quản lý XDCB…đảm bảo ít nhất mỗi một lĩnh vực thanh tra hành chính ở huyện có một cán bộ, thanh tra viên có chuyên môn về lĩnh vực đó. Làm được như vậy, Thanh tra huyện mới chủ động trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, hạn chế phụ thuộc vào các ngành chuyên môn phối hợp liên quan, đảm bảo nâng cao chât lượng, hiệu quả công tác thanh tra hành chính ở huyện.

Cần quan tâm hơn đến việc bổ nhiệm ngạch thanh tra viên, thanh tra viên chính đối với lực lượng cán bộ Thanh tra huyện, tạo vai trò pháp lý thuận lợi trong thi hành nhiệm vụ. Thực tế hiện nay Thanh tra huyện chỉ có 4 thanh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 110 tra viên, trong đó có 1 Chánh thanh tra và 1 Phó chánh thanh tra, nên chỉ có 2

thanh tra viên thường xuyên tham gia các đoàn thanh tra, do đó việc phát huy tính pháp lý trong thực thi nhiệm vụ là khó khăn. Lực lượng tham gia đoàn thanh tra thường là cán bộ thanh tra, thậm chí là cán bộ hợp đồng, nên trong quá trình tác nghiệp không phát huy được vai trò pháp lý, thường bị các đối tượng thanh tra xem thường, không chấp hành nghiêm các yêu cầu của đoàn thanh tra, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công tác thanh tra hành chính.

4.3.2.2. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thanh tra

Do tính đặc thù của ngành, yêu cầu khách quan đối với đội ngũ cán bộ, thanh tra viên phải có năng lực phân tích, tổng hợp vấn đề; có khả năng phối hợp tốt, cũng như có thể độc lập trong nghiên cứu và tiến hành thực thi công vụ; có khả năng trình bày, kết luận vấn đề một cách logic, rõ ràng, mạch lạc... cả trong trao đổi trực tiếp và trong biên tập văn bản. Thanh tra viên cũng phải thường xuyên cập nhật và nắm vững những kiến thức về pháp luật, chủ

trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, về khoa học công nghệ phục vụ nhiệm vụ thanh tra. Với những đòi hỏi mang tính khách quan này, đội ngũ

cán bộ, Thanh tra viên trong hệ thống Thanh tra nhà nước nói chung cũng như đội ngũ cán bộ, Thanh tra viên của Thanh tra huyện Mỹ Hào nói riêng không chỉ cần tăng về số lượng, mà còn phải từng bước nâng cao chất lượng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nhằm đáp ứng được mục đích, yêu cầu của hoạt

động thanh tra hành chính.

Thứ nhất, cần thường xuyên có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

thanh tra dưới nhiều hình thức khác nhau: ngắn hạn, dài hạn; chú ý tới việc

đào tạo và bồi dưỡng các kiến thức tổng hợp và chuyên ngành cho đội ngũ

thanh tra viên, các kiến thức về công tác nghiệp vụ, học hỏi các kinh nghiệm thực tế; trau dồi liên tục các kiến thức mới phù hợp với thời đại.

Thứ hai, nội dung đào tạo không nên quá nặng về kiến thức lý luận chung mà cần chú trọng đến kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra để phát hiện các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 111 hành vi vi phạm, nhằm kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm pháp luật,

đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra trong giai đoạn hiện nay. Qua đó nâng cao toàn diện và đầy đủ về kiến thức và trí tuệ cho cán bộ thanh tra, có một tư duy nhanh nhạy, sắc bén, biết tổng hợp và phân tích nhanh các sự kiện và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh trong quá trình thanh tra hành chính.

Thứ ba, cần tạo điều kiện thuận lợi cho cho cán bộ, Thanh tra viên tham gia các lớp đào tạo chương trình thanh tra cơ bản và nâng cao tại Trường Cán bộ thanh tra của Thanh tra Chính phủ hoặc đề xuất mở các lớp theo cụm các tỉnh, để cán bộ, thanh tra viên có điều kiện thuận lợi tham gia được các lớp

đào tạo, bồi dượng nghiệp vụ phù hợp.

4.3.2.3. Nâng cao ý thức, trách nhiệm và năng lực trình độ của cán bộ làm công tác thanh tra

- Cần nâng cao trình độ nhận thức, ý thức chính trị của cán bộ làm công tác thanh tra. Lập trường tư tưởng vững vàng sẽ là tiền đề vững chắc bảo đảm cho hoạt động thanh tra đúng với đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Vai trò ý thức chính trị của Thanh tra viên đặc biệt quan trọng khi phải áp dụng pháp luật trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay với những mặt trái của nó. Chính ý thức chính trị của mỗi Thanh tra viên là nhân tố làm cho khi tiến hành hoạt động thanh tra Thanh tra viên không rơi vào tình trạng “pháp luật đơn thuần”, máy móc, tách rời các quy phạm pháp luật với lợi ích chung của xã hội. Ý thức chính trị của Thanh tra viên không chỉ là nhân tố đảm bảo các quy phạm pháp luật được áp dụng đúng đắn và chính xác mà còn giúp cho Thanh tra viên có được bản lĩnh để xử lý các tình huống trong thực tiễn một cách nhanh chống, kịp thời và sáng tạo. Hoạt động thanh tra là xem xét việc chấp hành của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn, cho nên Thanh tra viên phải là người gương mẫu và có đạo đức nghề nghiệp. Vì thế, việc tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức theo những phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 112 sẽ giúp cho Thanh tra viên trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng để từđó

có được những quyết định công tâm, thấu tình, đạt lý, thuyết phục lòng người. - Nâng cao hơn nữa đạo đức nghề nghiệp, năng lực trình độ của người tiến hành thanh. Thanh tra viên phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan. Sự am hiểu về đời sống xã hội, kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân cũng là yếu tố giúp cho Thanh tra viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và do đó nó có ảnh hướng nhất định tới việc thưc hiện nhiệm vụ của Thanh tra viên. Ngành thanh tra và các cấp có thẩm quyền cần quan tâm, tuyển chọn, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thanh tra đảm bảo vững vàng về chính trị, luôn trau rồi đạo đức nghề

nghiệp, bản lĩnh Thanh tra viên trước những cám dỗ và tiêu cực xã hội.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác THANH TRA HÀNH CHÍNH ở HUYỆN mỹ hào, TỈNH HƯNG yên (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)