Thực tiến về công tác thanhtra của một sốn ước trên thế giớ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác THANH TRA HÀNH CHÍNH ở HUYỆN mỹ hào, TỈNH HƯNG yên (Trang 48 - 52)

Trên thế giới hiện tồn tại nhiều hình thức tổ chức nhà nước cũng như hệ

thống pháp luật. Các hình thức tổ chức này tồn tại tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và truyền thống pháp lý của mỗi quốc gia. Việc thiết lập cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát ở mỗi quốc gia tùy thuộc vào thể chế

chính trị - hành chính cũng như các điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể của mỗi nhà nước.

2.2.1.1 Công tác thanh tra của Pháp

Ở Pháp, mỗi bộ có thành lập cơ quan Tổng Thanh tra, các thành viên của nó là các viên Tổng Thanh tra. Cộng hoà Pháp không có cơ quan Thanh tra của Chính phủ để thanh tra công việc của tất cả các ngành, các cấp hành chính. Các cơ quan Tổng Thanh tra được thành lập do yêu cầu quản lý tập trung của Nhà nước Pháp. Hiện nay ở Pháp có 18 cơ quan Tổng Thanh tra, vị

trí, vai trò thanh tra được xác định tuỳ theo mức độ can thiệp của Nhà nước và

được hình thành phát triển theo yêu cầu quản lý của Nhà nước. Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước Pháp đã thực hiện cải cách tổ chức, quản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 lý, thực hiện sự phân cấp trong quản lý. Nhà nước thực hiện việc phân quyền

cho địa phương, đồng thời cũng tăng cường sự kiểm soát của Trung ương nhằm đảm bảo tính thống nhất trong việc áp dụng các quy định của pháp luật.

Điều đó đã thể hiện rõ vai trò, vị trí của các cơ quan Tổng Thanh tra được tăng cường cùng với quá trình phân cấp quản lý. Về tổ chức, các cơ quan thanh tra được tổ chức tập trung hơn. Lúc đầu ở một số bộ tổ chức cơ quan Thanh tra theo từng chuyên môn khác nhau dần dần được tập trung lại trong một cơ quan Tổng Thanh tra, các viên Tổng Thanh tra phụ trách từng lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

2.2.1.2 Công tác thanh tra của Anh

Ở Anh, mỗi bộ có cơ quan kiểm tra nội bộ, đồng thời cũng có cơ quan kiểm tra từ bên ngoài đối với công việc của các bộ. Cơ quan kiểm tra này goi là cơ quan Tổng Kiểm tra. Cơ quan kiểm tra nội bộ có nhiệm vụ kiểm tra tài chính nhằm đánh giá sự quản lý theo ngành, lĩnh vực do bộ quản lý. Các cơ

quan kiểm tra nội bộ được tổ chức khác nhau và tuỳ thuộc vào quy mô, yêu cầu, nhiệm vụ quản lý của mỗi bộ. Cơ quan Tổng Kiểm tra (kiểm tra bên ngoài) với tư cách là kiểm tra cấp trên đối với các bộ được tổ chức độc lập, chỉ có trách nhiệm báo cáo với Uỷ ban kiểm tra của Quốc hội. Năm 1980, nhận thấy các cơ quan kiểm tra nội bộ có hạn chế, không thực hiện được đầy

đủ chức trách nên Nhà nước Anh đã tăng cường vai trò cơ quan Tổng Kiểm tra. Các cơ quan Tổng Kiểm tra có đại diện tại phần lớn các bộ để nhận các thông tin đánh giá từ nội bộ các bộ.

2.2.1.3 Công tác thanh tra của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

Công tác thanh tra ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa(Trung Quốc) được thực hiện thông qua cơ quan chuyên trách gọi là cơ quan Giám sát hành chính, là cơ quan đặc biệt của chính quyền nhân dân thực hiện chức năng giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật nghị định, quyết định, mệnh lệnh của cơ quan quản lý nhà nước và nhân viên cơ quan quản lý nhà nước,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41 các nhân viên khác do cơ quan quản lý nhà nước bổ nhiệm; có trách nhiệm

thanh tra việc vi phạm pháp luật và kỷ luật. Bộ Giám sát chịu trách nhiệm về

công tác giám sát hành chính trong cả nước và đặt dưới sự lãnh đạo của Thủ

tướng Quốc vụ viện. Các cơ quan Giám sát từ câp huyện trở lên chịu trách nhiệm về giám sát hành chính trong phạm vi quản lý hành chính của chính quyền cùng câp; chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng, Chủ tịch khu tự trị, Thị trưởng thành phố, Quận trưởng, Chủ tịch tỉnh, huyện và các cơ quan Giám sát cấp trên trực tiếp. Để xử lý người vi phạm là công chức nhà nước

đồng thời là đảng viên cộng sản, ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thực hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Giám sát với cơ quan Kiểm tra Đảng và việc xử lý cán bộđược thực hiện thông qua Ủy ban xử lý kỷ luật. Đây là mô hình tổ chức Thanh tra nhà nước, Kiểm tra Đảng theo kiểu “ một nhà hai cửa”. vừa đảm bảo tính độc lập, đặc thù của công tác thanh tra nhà nước, kiểm tra đảng vừa đảm bảo tính kết hợp chặt chẽ giữa việc quản lý nhà nước với sự lãnh đạo của cấp ủy đảng.

2.2.1.4 Công tác thanh tra của Hàn Quốc

Cơ quan tài chính và Cơ quan Kiểm tra và Kiểm toán quốc gia thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm toán thường xuyên, liên tục. Với khẩu hiệu “Kiểm tra, kiểm toán công bằng, xã hội công bằng”, cơ quan này có quyền lực rất lớn trong công tác kiểm tra, kiểm toán không chỉđối với các khoản chi tiêu ngân sách mà cả đối với các hoạt động của đơn vị sử dụng ngân sách. Ngoài ra, việc sử dụng ngân sách nhà nước ở Hàn Quốc còn bị giám sát bởi Uỷ ban Ngân sách của Nghị viện. Đây là cơ quan có chức năng tư vấn cho Nghị viện trong quá trình xem xét lập dự toán, cung cấp thông tin cho đại biểu Quốc hội để thực hiện giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Uỷ ban Ngân sách của Nghị viện có quyền yêu cầu các thành viên Chính phủ, các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách và chính quyền các địa phương cung cấp thông tin và thực hiện giải trình việc sử dụng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42 ngân sách nhà nước khi có nghi vấn về sự kém hiệu quả, lãng phí trong sử

dụng kinh phí. Khi phát hiện có sai phạm hoặc sự bất hợp lý trong dự toán ngân sách và chi tiêu ngân sách, cơ quan này có quyền kiến nghị việc cắt giảm hoặc dừng chi tiêu, đồng thời công khai thông tin cho dân chúng.

2.2.1.5 Kinh nghiệm công tác thanh tra hành chính của các nước

Qua việc nghiên cứu tổ chức, hoạt động thanh tra của một số nước cho thấy các quốc gia đều coi trọng công tác thanh tra. Tuy nhiên, do thể chế

chính trị, thiết chế tổ chức bộ máy nhà nước, điều kiện kinh tế, chính trị xã hội và truyền thống pháp lý khác nhau nên hoạt động thanh tra cũng khác nhau. Nhưng cơ bản đều thể hiện rõ hoạt động thanh tra luôn gắn với quản lý và xuất phát từ yêu cầu của quản lý. Mỗi cơ quan thanh tra đều trở thành công cụ quản lý nhà nước nhằm kiểm soát hoạt động của cơ quan nhà nước, người thừa hành công vụ, hoạt động kinh tế, tài chính công, hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội có liên quan đến lợi ích công cộng.

Về tổ chức, cơ bản đều nhằm đảm bảo tính độc lập trong hoạt động thanh tra ngày càng có xu hướng tập trung hơn, gọn nhẹ và có thực quyền. Các cơ quan thanh tra không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tính đúng đắn trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật mà còn nghiên cứu đưa ra sự đánh giá khách quan nhằm giúp nhà nước có giải pháp điều chỉnh tổng thể. Nhìn chung, quyền hạn của cơ quan thanh tra chủ yếu là quyền thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, kết luận, kiến nghị việc thực hiện các kiến nghị thanh tra

được đảm bảo thông qua thể chế, thiết chế tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước trong đó coi trọng việc phân phối với các cơ quan thông tin đại chúng, thực hiện dân chủ hóa, công khai hóa thông tin thanh tra.

Phương châm hoạt động thanh tra lấy ngăn ngừa là chính. Thực hiện các hình thức kiểm tra nội bộ, kiểm tra từ bên ngoài tạo thành cơ chế kiểm tra, giám sát thường xuyên, chặt chẽ, phát hiện, ngăn chặn kịp thời vi phạm pháp luật và những kẽ hở của cơ chế, chính sách, pháp luật. Tổ chức, hoạt động

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 thanh tra luôn luôn được đổi mới, kiện toàn cùng với quá trình đổi mới cơ chế

quản lý nhà nước và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Việc giúp chúng ta có

điều kiện nhận thức đầy đủ hơn về công tác thanh tra, từ đó lựa chọn kinh nghiệm phù hợp với Việt Nam để có giải pháp đúng trong quá trình thực hiện

đổi mới tổ chức, hoạt động thanh tra hiện nay nói chung và công tác thanh tra hành chính nói riêng.

2.2.2 Kết qu công tác thanh tra và bài hc kinh nghim trong nhng năm qua ca Thanh tra Vit Nam

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác THANH TRA HÀNH CHÍNH ở HUYỆN mỹ hào, TỈNH HƯNG yên (Trang 48 - 52)