Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanhtra hành chính

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác THANH TRA HÀNH CHÍNH ở HUYỆN mỹ hào, TỈNH HƯNG yên (Trang 40)

2.1.6.1 Cơ chế, chính sách liên quan đến công tác thanh tra

Từ khi được thành lập đến nay, ngành Thanh tra Việt Nam đã trải qua trên 67 năm hình thành và phát triển. Qua mỗi một thời kỳ, giai đoạn lịch sử

khác nhau, ngành Thanh tra đều được Đảng, Nhà nước giao cho những nhiệm vụ quan trọng góp phần không nhỏ vào công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tạo sự ổn định tình hình chính trị xã hội. Song song với sự hình thành, phát triển và kiện toàn công tác tổ chức, ngành thanh tra cũng luôn có những điều kiện thuận lợi về cơ chế, căn cứ pháp lý phù hợp với từng thời kỳ nhằm đảm bảo việc thực thi các nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất, cụ thể:

Ngày 01/04/1990 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký lệnh công bố Pháp lệnh Thanh tra. Ngày 15/6/2004 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XI đã thông qua Luật Thanh tra, mở ra một thời kỳ mới của công tác thanh tra. Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra. Ngày 15/11/2010 tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII đã biểu quyết thông qua Luật Thanh tra(sửa đổi) thay thế Luật thanh tra năm 2004. Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.

Về chế độ đãi ngộ đối với các cán bộ, công chức, thanh tra viên công tác tại ngành thanh tra, luôn được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ nhằm nâng cao thu nhập của cán bộ, thanh tra viên, cụ thể: theo Quyết định số 202/2005/QĐ- TTg ngày 09 tháng 08 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chếđộ phụ cấp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên, đã quy định: thanh tra viên

được hưởng phụ cấp nghề bằng 25% lương, phụ cấp chức vụ; thanh tra viên chính được hưởng phụ cấp nghề bằng 20% lương, phụ cấp chức vụ; và thanh tra viên cao cấp được hưởng phụ cấp nghề bằng 15% lương, phụ cấp chức vụ. Theo Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC của Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chếđộ phụ cấp thâm niên nghềđối với cán bộ công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành Tòa án, Kiểm sát, Kiểm toán, Thanh tra, Thi hành án dân sự và Kiểm lâm, có quy định các cán bộ, công chức công tác ở các chuyên ngành trên (trong đó có Thanh tra) khi đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trởđi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

Ngoài ra theo Thông tư số 90/TTLT-BTC-TTCP ngày 30/5/2012 của Bộ

Tài chính (BTC) và Thanh tra Chính phủ (TTCP) quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng quyết toán kinh phí được trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã được thực nộp vào ngân sách nhà nước, có quy định: các cơ quan Thanh tra nhà nước được trích một phần từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước, cụ thể:

Đối với thanh tra của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: được trích tối đa 30% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 10 tỷ đồng/năm; được trích bổ sung thêm tối đa 20% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng/năm; được trích bổ

sung thêm tối đa 10% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước

đối với số nộp từ trên 20 tỷđồng/năm.

Đối với thanh tra các sở, thanh tra các quận, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh: được trích tối đa 30% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 sách nhà nước đối với số nộp đến 1 tỷ đồng/năm; được trích bổ sung thêm tối

đa 20% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 1 tỷ đồng đến 2 tỷđồng/năm; được trích bổ sung thêm tối đa 10% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 2 tỷ đồng/năm.

2.1.6.2. Chất lượng và số lượng cán bộ thanh tra

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu. Như vậy có thể thấy công tác cán bộ có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nói chung và công tác thanh tra hành chính nói riêng.

Đối với biên chế hành chính được phân bổ trong từng tổ chức thanh tra: tại các văn bản: Luật Thanh tra năm 2010, Nghịđịnh số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 Hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra năm 2010, các Nghị định số

13/2008/NĐ-CP, Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện (trong đó có Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện), tuy nhiên không nêu cụ

thể về biên chế Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện. Tại Thông tư Liên tịch số

475/2009/TTLT-TTCP-BNV ngày 13/3/2009, của Liên bộ Thanh tra Chính phủ - Bộ Nội vụ có nêu: Biên chế hành chính của Thanh tra huyện do Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện

được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao. Căn cứ vào quy định về định mức biên chế, khối lượng công việc và tính chất đặc thù, phức tạp của công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, Uỷ ban nhân dân cấp huyện bố trí biên chế cho Thanh tra huyện đảm bảo đủ lực lượng đểđáp

ứng yêu cầu nhiệm vụđược giao. Việc quy định như trên là phù hợp với phân cấp quản lý cán bộ, nhưng trên thực tế rất khó triển khai thực hiện. Biên chế

của Thanh tra huyện phụ thuộc rất lớn vào quyết định có tính chủ quan của Chủ tịch UBND và việc tham mưu của cơ quan nội vụ cùng cấp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 Các tổ chức thanh tra nhà nước ở địa phương cần phải bao nhiêu cán

bộ, đây là câu hỏi cần thiết phải được trả lời, nhưng chưa có câu trả lời. Mặc dù giai đoạn Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 (có hiệu lực từ ngày 01/6/1990

được thay thế bởi Luật Thanh tra năm 2004 - có hiệu lực thi hành từ

01/10/2004), Thanh tra Nhà nước (nay là Thanh tra Chính phủ) đã có Thông tư 124/TT-TTr ngày 18/7/1990 hướng dẫn về biên chế tối thiểu cho Thanh tra huyện, thị xã biên chế tối thiểu là 5 người, Thanh tra quận, thành phố thuộc tỉnh biên chế tối thiểu là: 7 người. Trong điều kiện ngành thanh tra chưa được giao nhiệm vụ phòng chống tham nhũng, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo chưa đặt ra yêu cầu gay gắt như hiện nay, mà vấn đề biên chế đã được quan tâm như vậy.

Vấn đề biên chế không phải chỉđặt ra ở mặt số lượng. Mà cùng với xác

định số lượng, cần phải chỉ ra cơ cấu chuyên môn của cán bộ trong từng tổ

chức thanh tra phải như thế nào. Hoạt động nghiệp vụ của tổ chức thanh tra với ba nhóm nhiệm vụ chính: thanh tra kinh tế - xã hội; tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, các nội dung này có ở mọi đơn vị

thuộc các lĩnh vực. Nên có thể nói công tác thanh tra cần tất cả các loại chuyên môn. Do đó các tổ chức thanh tra địa phương cần các nhóm chuyên môn chính là chuyên môn về Luật (các ngành) - Kinh tế tổng hợp - Kỹ thuật chuyên ngành với một sự phù hợp, hài hòa.

2.1.6.3. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác thanh tra hành chính

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp, hiện đại như: máy móc, thiết bị, điều kiện làm việc…sẽ hỗ trợ rất tốt cho công tác thanh tra hành chính; đảm bảo công tác thanh tra hành chính được tiến hành thuận lợi, có tính chính xác và hiệu qủa cao hơn. Theo quy định, Thanh tra huyện là cơ

quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, do đó việc trang bị cơ sở vật chất lại phụ thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội ở các địa

phương ngày càng nặng nề, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; đặc biệt, phong trào xây dựng nông thôn mới

đang được các địa phương triển khai, thực hiện đồng bộ, rộng khắp. Do đó để

hạn chế tối đa những sai sót, vi phạm trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, đòi hỏi cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra hành chính.

Để công tác thanh tra hành chính đảm bảo chất lượng, hiệu quả, ngoài việc củng cố, tăng cường về lực lượng thanh tra; việc quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp, hiện đại phục vụ công tác thanh tra hành chính hàng năm là vô cùng cần thiết. Nếu được trang bị đầy đủ, nhiệm vụ công tác thanh tra hành chính sẽ gặp nhiều thuận lợi, chất lượng và hiệu quả thanh tra sẽ được nâng lên; góp phần không nhỏ trong việc phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giữ gìn ổn định tình hình địa phương.

2.1.6.4. Sự chỉ đạo, hướng dẫn của Thanh tra cấp trên và của lãnh đạo huyện

Theo quy định của Pháp luật về Thanh tra, hàng năm các cơ quan Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện, Thanh tra sở phải xây dựng kế hoạch công tác thanh tra trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp phê duyệt. Kế hoạch thanh tra được phê duyệt là căn cứ quan trọng để các cơ quan thanh tra tiến hành các hoạt động thanh tra.

Thực tế hàng năm, căn cứ theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh và những nhiệm vụ chính trị

trọng tâm của tỉnh, vào quý IV hàng năm, Thanh tra tỉnh có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn định hướng những trọng tâm công tác thanh tra hành chính năm sau cho thanh tra huyện. Trên cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng của Thanh tra tỉnh và yêu cầu quản lý nhà nước, nhiệm vụ của của địa phương, Thanh tra huyện xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra của năm sau, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện. Thông qua công tác chỉ đạo giữa Thanh tra tỉnh với Thanh tra huyện, làm rõ chương trình, kế hoạch thanh tra nội dung gì,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36

đối tượng thanh tra là cơ quan, đơn vị nào, thời gian đối với từng cuộc thanh tra; những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm cần tiến hành thanh tra.

Trong phạm vi một tỉnh, căn cứ theo nhiệm vụ chính trị chung của tỉnh, các huyện cụ thể hoá thành nhiệm vụ chính trị riêng của từng địa phương, đơn vị. Các cơ quan Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện nhiệm vụ của địa phương, đơn vị

mình; đây là thể hiện rõ nhất việc thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của ngành cũng là thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị chung của địa phương.

Để đảm bảo việc xây dựng kế hoạch thanh tra và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch thanh tra, nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực công tác thanh tra. Hàng năm Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra hành chính cho Thanh tra huyện, bao gồm các nội dung như: xây dựng chương trình, kế hoạch công tác; điều chỉnh chương trình công tác; điều hòa phối hợp và xử lý những vướng mắc, trùng lặp giữa các cơ quan Thanh tra tỉnh, huyện, sở, khắc phục tình trạng chồng chéo về nội dung, trùng lặp về

thời gian gây phiền hà cho đối tượng thanh tra; đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác thanh tra đã đề ra và đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện chương trình công tác thanh tra.

Trong trường hợp có vấn đề phát sinh cần giải quyết, Thanh tra tỉnh xem xét, điều chỉnh công tác thanh tra của các cơ quan thanh tra cấp huyện, sở: Trên cơ sở rà soát các chương trình, kế hoạch công tác thanh tra hàng năm của thanh tra huyện, thanh tra sở từ đó phát hiện những nội dung trùng lặp trên địa bàn huyện hoặc ngành, lĩnh vực. Thông qua đó có sự chỉ đạo điều chỉnh chương trình, kế hoạch công tác hoặc chỉ đạo sự phối hợp giữa các cơ

quan thanh tra, phân công cơ quan chủ trì, cơ quan cử người phối hợp. Đây là một nội dung quan trọng trong công tác chỉ đạo, phối hợp giữa Thanh tra tỉnh với Thanh tra huyện, Thanh tra sở, vì nếu không có việc xem xét, điều chỉnh công tác của Thanh tra tỉnh với Thanh tra huyện, sở dễ dẫn đến tình trạng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 chồng chéo về đối tượng thanh tra giữa Thanh tra tỉnh với Thanh tra huyện,

Thanh tra sở và giữa Thanh tra huyện với Thanh tra sở. Đồng thời là những nội dung để các cơ quan Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện, Thanh tra sở thực hiện thống nhất và cần phải có sự chỉ đạo và định hướng của cơ quan thanh tra cấp trên.

Ngoài ra ngành thanh tra còn được giao thực hiện nhiệm vụ quan trọng

đó là thực hiện các cuộc thanh tra đột xuất theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân cùng cấp. Đây là nhiệm vụ quan trọng, song ngành thanh tra nói chung thường bị động vì có tính đột xuất. Do đó việc tổ chức thực hiện các cuộc thanh tra này thường gặp không ít khó khăn; đặc biệt về

công tác bố trí lực lượng, thời gian và các điều kiện liên quan khác, trong khi cuộc thanh tra phải đảm bảo các yêu cầu mà cấp trên giao, nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra.

2.1.6.5 Sự phối hợp của đối tượng bị thanh tra

Theo quy định của pháp luật về thanh tra, xác định các cơ quan, đơn vị, cá nhân là đối tượng thanh tra có nghĩa vụ chấp hành quyết định thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên khác của Đoàn thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp. Thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên khác của Đoàn thanh tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó, đối tượng thanh tra cũng có quyền giải trình về vấn đề có liên quan

đến nội dung thanh tra. Khiếu nại về quyết định, hành vi của người ra quyết

định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên khác của

Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại về kết luận thanh tra, quyết

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Cá nhân là đối tượng thanh tra

có quyền tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên khác của Đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Tuy nhiên, việc thực hiện nghĩa vụ của đối tượng thanh tra cũng còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo theo quy định. Thể hiện rõ nhất là việc các đối tượng thanh tra chấp hành các yêu cầu của đoàn thanh tra chưa nghiêm, nhiều

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác THANH TRA HÀNH CHÍNH ở HUYỆN mỹ hào, TỈNH HƯNG yên (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)