Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện quy trình thanhtra

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác THANH TRA HÀNH CHÍNH ở HUYỆN mỹ hào, TỈNH HƯNG yên (Trang 121)

4 13 Thanh tra việc chấp hành

4.3.3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện quy trình thanhtra

4.3.3.1. Việc tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra

Hoạt động thanh tra phụ thuộc nhiều vào việc tổ chức thực hiện quy trình thanh tra, đó là việc chuẩn bị thanh tra; phương pháp tiến hành một cuộc thanh tra; việc áp dụng các trình tự, thủ tục... và quyền hạn của đoàn thanh tra, thanh tra viên. Để việc thanh tra bảo đảm đúng mục đích, nội dung, thời hạn thanh tra thì quá trình chuẩn bị phải xây dựng được kế hoạch thanh tra phù hợp. Đối với phương pháp thanh tra phải thể hiện được phương thức làm việc của Đoàn thanh tra (nội dung nào làm việc trực tiếp với đối tượng, nội dung nào yêu cầu đối tượng báo cáo bằng văn bản, xác định nội dung cần kiểm tra, xác minh trực tiếp, cách thức thu thập thông tin tài liệu và cách thực tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu ), chương trình làm việc cụ thể

và những công việc khác có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra…bảo

đảm tránh gây xáo trộn hoặc ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra.

Quá trình thanh tra Đoàn thanh tra, Thanh tra viên phải áp dụng đúng các trình tự, thủ tục và nhiệm vụ quyền hạn pháp luật quy định. Trong quá

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 113 trình chuẩn bị tiến hành thanh tra cần phải nghiên cứu, phân tích hồ sơ tài liệu

liên quan đến nội dung thanh tra; họp đoàn thanh tra để phổ biến, quán triệt kế

hoạch thanh tra...và làm việc với các cơ quan có liên quan để thu thập thông tin, tài liệu. Quá trình tiến hành thanh tra phải công bố quyết định thanh tra; yêu cầu đơn vịđược thanh tra báo cáo theo đề cương yêu cầu báo cáo...và xác minh, thu thập tài liệu làm căn cứ kết luận nội dung thanh tra. Khi kết thúc thanh tra Đoàn thanh tra phải báo cáo kết quả thanh tra; xin ý kiến chỉđạo của Người ra quyết định thanh tra đối những vấn đề vượt quả thẩm quyền... và kết luận rõ các nội dung thanh tra.

4.3.3.2. Tăng cường công tác chỉđạo đối với hoạt động thanh tra

Chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh tra là nhiệm vụ được thực hiện thường xuyên trong các cơ quan thanh tra nhà nước, thuộc trách nhiệm trực tiếp của người ra quyết định thanh tra. Việc chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh tra là một trong những yếu tố quan trọng nhất, quyết định hiệu lực, hiệu quả

của một cuộc thanh tra. Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ

thể các nguyên tắc trong chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh tra. Tuy nhiên, thông qua các quy định hiện hành về nguyên tắc hoạt động thanh tra, nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra, mối quan hệ giữa Trưởng

đoàn thanh tra với người ra quyết định thanh tra; quy trình tiến hành một cuộc thanh tra… thấy cần thực hiện tốt các nguyên tắc sau:

Một là, nguyên tắc tuân thủ pháp luật: Người ra quyết định thanh tra chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh tra phải trên cơ sở các quy định của pháp luật, bảo đảm để Đoàn thanh tra hoàn thành nhiệm vụ được giao với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao nhất. Nội dung nguyên tắc này đòi hỏi việc chỉ đạo phải đúng thẩm quyền, chính xác, khách quan, kịp thời.

Hai là, nguyên tắc tập trung, dân chủ, chế độ thủ trưởng, trách nhiệm cá nhân: Khi chỉ đạo, quyết định những vấn đề liên quan đến hoạt động của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 114 Trưởng đoàn thanh tra, các thành viên Đoàn thanh tra. Trường hợp có ý kiến

khác nhau giữa các thành viên Đoàn thanh tra hoặc có đề xuất khác với quan

điểm chỉ đạo của mình thì người ra quyết định thanh tra cần phải thực sự

khách quan trong việc xem xét, đánh giá thận trọng, cân nhắc tỷ mỷ, trên cơ

sởđó đưa ra những ý kiến chỉ đạo, quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân về

những chỉđạo, quyết định của mình.

Ba là, nguyên tắc bám sát mục đích chung của hoạt động thanh tra cũng như mục tiêu, yêu cầu, nội dung cụ thể của cuộc thanh tra: Mỗi cuộc thanh tra do Đoàn thanh tra tiến hành đều có mục đích, yêu cầu, nội dung, phạm vi cụ thể, rõ ràng. Việc chỉ đạo là nhằm bảo đảm cho Đoàn thanh tra triển khai thực hiện đúng quan điểm, định hướng của người ra quyết định thanh tra. Vì vậy không chỉ Đoàn thanh tra phải tuân thủ kế hoạch tiến hành thanh tra đã được phê duyệt mà người ra quyết định thanh tra cũng phải căn cứ vào từng nội dung của kế hoạch tiến hành thanh tra do mình phê duyệt để

chỉđạo thực hiện.

Bốn là, nguyên tắc bảo đảm tính chủ động, tính tự chịu trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật:

Trong quá trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra thực hiện các quyền của mình theo quy định của pháp luật để tiến hành các biện pháp thu thập thông tin, hồ sơ, tài liệu, xác minh, đánh giá chứng cứ, yêu cầu giải trình, trả lời chất vấn… từ đó đưa ra các nhận xét,

đánh giá, đề xuất các kiến nghị. Để bảo đảm tính chính xác, khách quan, tính chủ động và tự chịu trách nhiệm cá nhân của Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra thì người ra quyết định thanh tra không trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ đó mà chỉ đạo, đôn đốc để Đoàn thanh tra thực hiện. Trường hợp Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra không thể đáp ứng được yêu cầu công việc thì người ra quyết định thanh tra cũng không làm thay mà cần thiết

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 115 thì thay thế Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra hoặc bổ sung thêm lực

lượng, thời gian đểĐoàn thanh tra đủđiều kiện hoàn thành nhiệm vụđó.

4.3.3.3. Tăng cường sự phối hợp trong hoạt động thanh tra

Cán bộ, thanh tra viên và người đứng đầu các cơ quan thanh tra, cơ quan chuyên môn liên quan, cần nhận thức đúng về vai trò, mục đích, ý nghĩa của việc phối hợp trong công tác thanh tra. Phối hợp phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra và các cơ quan hữu quan. Quá trình phối hợp phải căn cứ vào nội dung, cơ sở pháp lý để xác định cơ quan nào chủ trì, cơ quan phối hợp. Trong đó, cần chú trọng việc phối hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xử lý các kết luận, kiến nghị thanh tra, đảm bảo xử lý các sai phạm kịp thời, có như vậy thì hoạt

động thanh tra mới thực sự có hiệu lực, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả

hoạt động quản lý nhà nước và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.

4.3.4. Tăng cường điu kin vt cht, trang thiết b và ngân sách cho công tác thanh tra hành chính

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác THANH TRA HÀNH CHÍNH ở HUYỆN mỹ hào, TỈNH HƯNG yên (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)