Kết quả công tác thanhtra và bài học kinh nghiệm trong những năm qua của Thanh tra Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác THANH TRA HÀNH CHÍNH ở HUYỆN mỹ hào, TỈNH HƯNG yên (Trang 52)

2.2.2.1 Kết quả công tác thanh tra hành chính ở Việt Nam

Những năm qua ngành thanh tra đã tăng cường chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ thanh tra trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng. Nhằm phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý và cơ chế, chính sách; thúc đẩy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Kết quả cụ thể năm 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 như sau:

Năm 2012, toàn ngành đã triển khai 9.685 cuộc thanh tra hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội, tập trung vào công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai của địa phương; việc chấp hành các quy định pháp luật về quản lý và sử dụng vốn, tài chính ngân sách, tài sản của các doanh nghiệp nhà nước và 168.702 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành của 527.544 tổ chức, cá nhân. Qua thanh tra đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 29.860 tỷ đồng, 1.533 ha đất; xử phạt vi phạm hành chính với số

tiền 13.085 tỷđồng (đã thu 15.346 tỷđồng, đạt tỷ lệ 35,73%; 1.275 ha đất, đạt tỷ lệ 83,17%); xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý 31.130 tỷđồng (đã xử lý 21.549 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 69,22%); kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 1.033 tập thể, 2.212 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 59 vụ việc, 104 người.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44 Năm 2013, toàn ngành đã triển khai 8.921 cuộc thanh tra hành chính và

197.690 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện nhiều vi phạm về

kinh tế, đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 25.225 tỷđồng, 3.653 ha

đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý 7.850 tỷđồng, 428 ha đất; xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 3.095 tỷ đồng; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 1.586 tập thể, 2.675 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 72 vụ việc, 75 người.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, hoạt động thanh tra toàn ngành được tiến hành theo đúng định hướng và có sự đổi mới trong chỉ đạo, điều hành, triển khai các cuộc thanh tra. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, thẩm định kết luận thanh tra và đôn đốc việc thực hiện xử lý về

thanh tra tiếp tục được tăng cường. Trong 6 tháng đầu năm, toàn ngành đã triển khai được 3.399 cuộc thanh tra hành chính; 606 cuộc thanh tra về trách nhiệm thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Qua công tác thanh tra đã phát hiện vi phạm 9.853,7 tỷ đồng và 1.082ha đất; kiến nghị thu hồi về cho ngân sách Nhà nước 6.818,7 tỷ đồng và 409,4ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý 3.035 tỷ đồng và 673ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính

đối với 548 tập thể, 1.160 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 18 vụ, 24 đối tượng.

2.2.2.2 Những bài học kinh nghiệm về công tác thanh tra hành chính

Công tác thanh tra kinh tế - xã hội xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế - xã hội. Qua công tác này, không những giúp các cơ quan quản lý đánh giá được việc thực hiện các chính sách, pháp luật của các đối tượng thanh tra mà còn xem xét tính hợp lý của cơ chế, chính sách và pháp luật hiện hành. Qua công tác thanh tra hành chính hàng năm cho thấy, để một cuộc thanh tra hành chính có chất lượng, hiệu quả cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 Thứ nhất là: Đối với công tác khảo sát: Khi được phân công khảo sát

nắm tình hình, thanh tra viên cần phải thu thập đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; xác định tính chất, yêu cầu, mục đích của cuộc thanh tra; dự kiến thời gian tiến hành thanh tra. Qua đó giúp thanh tra viên có thể nhận định, đánh giá khái quát tình hình hoạt động của đối tượng thanh tra, khi thanh tra sẽ đi sâu được vào những nội dung trọng tâm, trọng điểm mà không lúng túng, bị động, ít tốn thời gian. Mỗi cán bộ, thanh tra viên đều cần phải nghiên cứu quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung của cuộc thanh tra, nghiên cứu nguồn gốc tài liệu làm căn cứ tham mưu cho lãnh đạo ra quyết

định thanh tra. Phân tích những trọng tâm, trọng điểm, phương pháp tiến hành cuộc thanh tra.

Nghiệp vụ thanh tra là nghiên cứu tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật, vì vậy hàng năm khi có chỉ đạo của cấp trên về chuyên đề được thanh tra hoặc thanh tra theo kế hoạch, trước tiên cán bộ thanh tra phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các văn bản quy phạm pháp luật, hiệu lực của các loại văn bản được áp dụng qua từng giai đoạn, phải cập nhật, sưu tầm các loại văn bản có liên quan cần thiết phục vụ cho cuộc thanh tra, nghiên cứu phát huy những kiến thức pháp luật đã tổng hợp được để khi tiến hành thanh tra sẽ tốn ít thời gian, hiệu quả cao hơn.

Thứ hai là: Xây dựng kế hoạch thanh tra: Kế hoạch thanh tra là cụ thể hoá nội dung thanh tra. Kế hoạch càng chi tiết, cụ thể thì càng dễ dàng thực hiện công việc thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra sẽ căn cứ vào nội dung của kế

hoạch để tiến hành các biện pháp nghiệp vụ thanh tra, thu thập tài liệu, chứng cứ, phân tích chứng minh, kết luận từng nội dung đã nêu trong kế hoạch và cũng là cơ sở để thành viên Đoàn thanh tra kiểm tra lại trong quá trình thanh tra đã thực hiện đúng, đủ nội dung của quyết định thanh tra, không đi lệch hướng.

Xây dựng kế hoạch thanh tra rất quan trọng trong việc tiến hành thanh tra và hình thành báo cáo kết quả thanh tra. Mặc khác, xây dựng kế hoạch

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 thanh tra cũng nhằm tránh hiện tượng lạm quyền trong thanh tra, không thực

hiện ngoài những nội dung đã nêu trong quyết định thanh tra (trừ trường hợp những nội dung liên quan, tính chất phức tạp, được sự chỉ đạo của người có thẩm quyền).

Thứ ba là: Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo: Báo

cáo theo đề cuơng mà Đoàn thanh tra yêu cầu là nội dung quan trọng, không thể

thiếu. Đây là văn bản có giá trị pháp lý được lưu giữ trong hồ sơ cuộc thanh tra.

Đề cương yêu cầu phải gợi ra được những nội dung thật sát với nội dung thanh tra (bám sát kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra). Trong đề cương không để lộ

những vấn đề vi phạm của đối tượng mà Đoàn thanh tra đang nghi ngờ hoặc đã nắm được, những trọng điểm, trọng tâm và phương pháp tiến hành thanh tra để

hạn chế sự che giấu, đối phó của đối tượng thanh tra.

Qua báo cáo của đối tượng thanh tra, Đoàn thanh tra có thể nắm tổng quát đặc điểm tình hình, đây cũng là căn cứđểđối chiếu với các tài liệu hồ sơ

khác như hồ sơ chứng từ, sổ sách kế toán có liên quan để kết luận vụ việc chính xác, khách quan. Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo nên gửi trước cho đối tượng thanh tra. Cần phải tạo cho đối tượng thanh tra một thời gian để chuẩn bị, để khi Đoàn công bố quyết định, kế hoạch thanh tra, họ phải gửi cho Đoàn thanh tra.

Việc xây dựng đề cương cụ thể, rõ ràng, bám sát nội dung kế hoạch thanh tra, giúp cho đối tượng thanh tra báo cáo đầy đủ theo yêu cầu của Đoàn, đúng thời gian quy định, giúp rút ngắn được thời gian thanh tra. Khi đã có báo cáo của

đối tượng thanh tra, Đoàn thanh tra có thời gian nghiên cứu sâu hơn từng vấn đề. Trong quá trình thu thập chứng cứ, kiểm tra hồ sơ, chứng từ, sổ sách kế toán, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ thanh tra, nếu thấy có vấn đề gì chưa rõ thì yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo, giải trình thêm để làm rõ vấn đề.

Thứ tư là: Về thực hiện các nghiệp vụ trong quá trình thanh tra: Trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47 bộ, thanh tra viên cần chuẩn bị nội dung làm việc chặt chẽ, khoa học; cần

phân tích, đánh giá sự việc ở nhiều góc độ khác nhau và đặt câu hỏi thật khéo, vào vấn đề chính; động viên thuyết phục để đối tượng thấy được trách nhiệm của họ; tránh làm đối tượng lo lắng, căng thẳng, né tránh không trả lời hoặc trả lời không vào nội dung chính. Cần kiểm tra, đối chiếu giữa các tài liệu, hồ

sơ có liên quan để kịp thời phát hiện sự bất hợp lý, những sai sót, những dấu hiệu sai phạm. Quá trình làm việc với đối tượng thanh tra được thể hiện bằng biên bản làm việc, cần ghi biên bản cẩn thận, vào nội dung chính của vấn đề, tránh tình trạng ghi chép quá nhiều nội dung nhưng nội dung chính lại ghi chép không đầy đủ nên thiếu cơ sở để kết luận vấn đề, gây khó khăn trong tổng hợp báo cáo.

Thứ năm là: Việc đôn đốc thực hiện các kiến nghị, xử lý sau thanh tra:

Đây là khâu rất quan trọng, thể hiện được vai trò, hiệu lực, hiệu quả trong công tác thanh tra. Do đó cần quán triện, nâng cao nhận thức về mặt chấp hành quyết định xử lý sau thanh tra cho cơ quan ban hành quyết định xử lý và

đối tượng thanh tra. Đề cao trách nhiệm, của cơ quan ban hành quyết định xử

lý; quan tâm đầy đủ và tăng cường chỉ đạo theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các Kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra của các phòng nghiệp vụ, trưởng các đoàn thanh tra. Đề cao trách nhiệm của các Trưởng Đoàn thanh tra, các trưởng phòng nghiệp vụ, tích cực tham mưu có hiệu quả việc

đôn đốc các đối tượng thực hiện Kết luận, Quyết định; xem đây là một trong nhiệm vụ, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả công tác, xếp loại thi đua đối với tập thể và cá nhân. Đối với các trường hợp chây ỳ trong thực hiện quyết định cần có các biện pháp mạnh như: công bố lên cổng thông tin điện tử ngành, phối hợp các cơ quan liên quan (Kho Bạc nhà nước, cơ quan Tài chính) để thu hồi kinh tế tránh thất thoát; trường hợp cố tình không chấp hành Kết luận, Quyết định xử lý sau thanh tra thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác THANH TRA HÀNH CHÍNH ở HUYỆN mỹ hào, TỈNH HƯNG yên (Trang 52)