Theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010, UBND cấp huyện hàng năm đều phải ban hành kế hoạch thanh tra hành chính của huyện, đồng thời chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra đã ban hành. Cơ quan Thanh tra huyện có trách nhiệm tham mưu giúp UBND huyện thực hiện xây dựng kế
hoạch thanh tra hàng năm. Việc xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm phải trên cơ sở định hướng, chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh và nhiệm vụ chính trị của địa phương.
4.1.1.1 Việc xây dựng kế hoạch thanh tra hành chính
Hàng năm, Thanh tra huyện luôn bám sát vào định hướng, chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh Hưng Yên, và căn cứ tình hình thực tế
của huyện, tham mưu cho UBND huyện ban hành kế hoạch thanh tra hàng năm, cụ thể:
Năm 2012, căn cứ Công văn số: 2855/TTCP-VP ngày 20/10/2011 của Thanh tra Chính phủ và Công văn số: 135/TTT-VP ngày 25/10/2011 của Thanh tra tỉnh Hưng Yên về hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2012. Qua đó đã chỉ đạo nội dung thanh tra hành chính tập trung vào: “công
tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội, nội dung có trọng tâm, trọng điểm gồm: quản lý, khai thác tài nguyên, khoán sản; quản lý đầu tư xây dựng; quản lý tài chính- ngân sách, đầu tư mua sắm công…”. Trên cơ sởđó, Thanh tra huyện đã tham mưu cho UBND huyện ban hành kế hoạch thanh tra năm 2012, trong đó thanh tra hành chính trên các lĩnh vực tổng số là 7 cuộc gồm: Thanh tra công tác quản lý đất đai 2 cuộc; Thanh tra công tác quản lý ngân sách 1 cuộc; Thanh tra công tác quản lý đầu tư XDCB 1 cuộc; Thanh tra việc chấp hành pháp luật về thuế 3 cuộc (xem bảng 4.1).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 Năm 2013, căn cứ Công văn số: 2653/TTCP-VP ngày 16/10/2012 của
Thanh tra Chính phủ và Công văn số: 201/TTT-VP ngày 19/10/2012 của Thanh tra tỉnh Hưng Yên về hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2013. Qua đó đã chỉ đạo nội dung thanh tra hành chính tập trung vào: “công
tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội, nội dung gồm: công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai; quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản; quản lý đầu tư xây dựng; quản lý tài chính- ngân sách, đầu tư mua sắm công; quản lý sử dụng vốn tại các doanh nghiệp…”. Trên cơ sở đó, Thanh tra huyện
đã tham mưu cho UBND huyện ban hành kế hoạch thanh tra năm 2013, trong
đó thanh tra hành chính trên các lĩnh vực tổng số là 9 cuộc gồm: Thanh tra công tác quản lý đất đai 1 cuộc; Thanh tra công tác quản lý ngân sách 1 cuộc; Thanh tra công tác quản lý đầu tư XDCB 2 cuộc; Thanh tra việc chấp hành pháp luật về thuế 5 cuộc (xem bảng 4.1).
Năm 2014, căn cứ Công văn số: 2399/TTCP-KHTCTH ngày 21/10/2013 của Thanh tra Chính phủ và Công văn số 145/TTT-VP ngày 25/10/2013 của Thanh tra tỉnh Hưng Yên về định hướng xây dựng chương trình kế hoạch công tác thanh tra năm 2014. Qua đó đã chỉ đạo nội dung thanh tra hành chính tập trung vào: “công tác quản lý, sử dụng đất đai;giải phóng mặt bằng thu hồi đất quản lý đầu tư xây dựng; tài chính- ngân sách…”. Trên
cơ sở đó, Thanh tra huyện đã tham mưu cho UBND huyện ban hành kế hoạch thanh tra năm 2014, trong đó thanh tra hành chính trên các lĩnh vực tổng số là 8 cuộc gồm: Thanh tra công tác quản lý đất đai 2 cuộc; Thanh tra công tác quản lý ngân sách 1 cuộc; Thanh tra công tác quản lý đầu tư XDCB 1 cuộc; Thanh tra việc chấp hành pháp luật về thuế 4 cuộc (xem bảng 4.1).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64
Bảng 4.1: Chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm Nội dung Năm 2012 (Cuộc) Năm 2013 (Cuộc) Năm 2014 (Cuộc) 2013/ 2012 (%) 2014/ 2013 (%) BQ (%) * Tổng số 7 9 8 128,6 88,9 108,8
1- Thanh tra công tác quản lý
đất đai 2 1 2 50,0 200,0 125,0
2- Thanh tra công tác quản lý
ngân sách 1 1 1 100,0 100,0 100,0
3- Thanh tra công tác quản lý
đầu tư XDCB 1 2 1 200,0 50,0 125,0
4- Thanh tra việc chấp hành
pháp luật về thuế 3 5 4 166,7 80,0 123,4
Nguồn: Thanh tra huyện Mỹ Hào
Việc xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra hàng năm của huyện Mỹ
Hào, cơ bản là đảm bảo về các nội dung thanh tra, lĩnh vực thanh tra theo hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên. Tuy nhiên, thực tế còn thiếu các tiêu chí để lựa chọn đối tượng thanh tra hàng năm. Các đối tượng thanh tra được lựa chọn thường có tính chất định kỳ, luân phiên. Nguyên nhân chủ yếu là do các đối tượng thanh tra hàng năm không nhiều, toàn huyện có 13 xã, thị trấn, nên việc chon các đối tượng thanh tra hàng năm thường còn phải tránh trùng lặp với các đơn vị khác như: Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở chuyên ngành, Ủy ban kiểm tra Huyện ủy, Kiểm toán…Đối với các cuộc thanh tra về thuế, việc lựa chon các đối tượng thanh tra còn phải tránh trùng lặp với kế hoạch kiểm tra của cơ quan Thuế huyện, tỉnh. Ngoài ra việc chọn đối tượng thanh tra còn phụ thuộc vào sự chỉ đạo, lãnh đạo của lãnh đạo UBND huyện. Do đó có thể thấy, việc lựa chọn các đối tượng thanh tra hàng năm ở huyện những năm qua chỉ có tính chất tương đối.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65 Về số lượng các cuộc thanh tra hàng năm giao động từ 7 cuộc đến 9
cuộc (xem bảng 4.1). Số cuộc thanh tra về lĩnh vực thuế hàng năm chiếm tỷ lệ
cao, đây cũng là thực hiện nhiệm vụ của địa phương, vì hàng năm tình trạng thất thu thuế, số doanh nghiệp nợ đọng thuế còn nhiều. Về cơ bản với lực lượng cán bộ thanh tra hiện có, cùng với việc còn phải đảm nhiệm các nhiệm vụ khác của ngành, nên việc hoàn thành tốt các cuộc thanh tra theo kế hoạch hàng năm cũng là một áp lực lớn.
4.1.1.2 Thời gian ban hành kế hoạch thanh tra hàng năm
Việc chấp hành thời gian ban hành kế hoạch thanh tra có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện việc chấp hành nghiêm quy định của Luật thanh tra và trách nhiệm tham mưu của cơ quan Thanh tra huyện, song bên cạnh đó cũng là cơ sở, điều kiện để việc triển khai các cuộc thanh tra được thuận lợi.
Những năm qua, Thanh tra huyện đã phối hợp với các cơ quan liên quan, thực hiện vai trò tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện phê duyệt kế
hoạch thanh tra hàng năm theo quy định, cụ thể: ngày 22/12/2011, Chủ tịch UBND huyện đã ban hành Quyết định số 2318/QĐ-UBND, về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2012 của huyện; ngày 03/12/2012, Chủ tịch UBND huyện đã ban hành Quyết định số 3122/QĐ-UBND, về việc phê duyệt Kế
hoạch thanh tra năm 2013 của huyện; và ngày 05/12/2013, Chủ tịch UBND huyện đã ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND, về việc phê duyệt Kế
hoạch thanh tra năm 2014 của huyện.
Như vậy, việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra của huyện trong 2 năm 2013, 2014 là đảm bảo thời gian theo quy định của Luật thanh tra; riêng năm 2012 việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra còn chậm, không đảm bảo thời gian theo quy định của Luật thanh tra. Nguyên nhân, là do công tác tham mưu xây dựng Kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện chưa đảm bảo thời gian, mặt khác do đặc thù công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở địa phương, trước khi phê duyệt Kế hoạch thanh tra, Chủ tịch UBND huyện còn phải báo cáo Ban thường vụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66 Huyện ủy xem xét, cho ý kiến chỉ đạo; trong năm việc báo cáo Huyện ủy chậm
do đó việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra bị chậm so với thời gian quy định.
4.1.1.3. Đánh giá công tác xây dựng kế hoạch thanh tra hành chính
Qua khảo sát 33 đối tượng gồm: cán bộ, TTV Thanh tra huyện; lãnh
đạo Thanh tra tỉnh, UBND huyện, các cơ quan liên quan, đã đánh giá một cách khách quan về công tác xây dựng kế hoạch thanh tra của huyện, kết quả được thể hiện qua bảng 4.2 như sau:
Bảng 4.2. Ý kiến đánh giá của Thanh tra tỉnh, huyện và cán bộ huyện liên quan về kế hoạch thanh tra của huyện
Diễn giải (n=33) Số người trả lời (người) Tỷ lệ (%) 1. Cách thức lập kế hoạch thanh tra a. Dựa vào định hướng của TTr Chính phủ 29 87,88 b. Dựa vào kế hoạch thanh tra của tỉnh 31 93,94
c. Dựa vào nhu cầu địa phương 33 100
2. Sự phù hợp của kế hoạch thanh tra a. Nội dung phù hợp 32 96,97 b. Mục tiêu phù hợp 30 90,91 c. Thời gian phù hợp 28 84,85 d. Phù hợp với nguồn lực của địa phương 29 87,88 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014
Như vậy, đánh giá về cách thức lập kế hoạch thanh tra, có 100% ý kiến cho rằng dựa vào nhu cầu địa phương; 93,94% ý kiến cho rằng dựa vào kế
hoạch thanh tra tỉnh; 87,88% ý kiến cho rằng dựa vào định hướng của TTr Chính phủ. Về sự phù hợp của kế hoạch thanh tra, có trên 90% ý kiến cho rằng kế hoạch đã phù hợp về nội dung và mục tiêu; có 84,85% ý kiến cho rằng phù hợp về thời gian và 87,88% ý kiến đánh giá phù hợp với nguồn lực
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67