Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện thanhtra hành chính

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác THANH TRA HÀNH CHÍNH ở HUYỆN mỹ hào, TỈNH HƯNG yên (Trang 76 - 78)

4.1.2.1 Tổ chức bộ máy

a) Về biên chế Thanh tra huyện

Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Huyện ủy – UBND huyện luôn quan tâm củng cố, từng bước kiện toàn bộ máy hành chính các cấp,

đảm bảo số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả

quản lý nhà nước. Thanh tra huyện là một trong những cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, sớm nhận được sự quan tâm, bổ sung, kiện toàn đội ngũ

cán bộ ngay từ khi tái lập huyện. Tính từ khi tái lập huyện năm 1999 từ lúc cơ

quan mới chỉ có 01 đồng chí Chánh thanh tra, đến nay cơ quan Thanh tra huyện

đã được bổ sung nâng tổng số cán bộ cơ quan là 7 người (xem bảng 4.3).

Bảng 4.3: Lực lượng, cán bộ, thanh tra viên Thanh tra huyện Mỹ Hào (tính đến 30/10/2014) Chỉ tiêu Tổng số người Biên chế Hợp đồng Người (%)/tổng số Người (%)/tổng số 7 5 71,43 2 28,57

1 - Thanh tra viên chính 0 0 0 0 0

2 - Thanh tra viên 4 4 57,14 0 0

3 - Cán bộ thanh tra 3 1 14,28 2 28,57

Nguồn: Thanh tra huyện Mỹ Hào

Trong tổng số 7 cán bộ cơ quan Thanh tra huyện, có 5 người là biên chế chính thức, chiếm 71,43%, 2 người là cán bộ hợp đồng chiếm 28,57%. Mặc dù đã được bổ sung về lực lượng cán bộ, song hiện tại số lượng cán bộ

thanh tra còn thiếu so với yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan Thanh tra. Mặt khác số lượng cán bộ được đào tạo, đảm bảo tiêu chí về nghiệp vụ thanh tra chưa nhiều, cụ thể: Thanh tra viên chính hiện nay chưa có người nào; thanh tra viên là 4 người, chiếm 57,14%; cán bộ thanh tra là 3 người chiếm 42,86% (trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68

đó có 2 người là cán bộ hợp đồng), đây cũng là những khó khăn trong việc phân công, xắp xếp cán bộ tham gia các cuộc thanh tra hành chính hàng năm của huyện.

b) Tổ chức bộ máy theo nội dung thanh tra

Theo quy định của pháp luật về thanh tra, thanh tra các cấp có quyền trưng dụng người của các cơ quan liên quan tham gia các đoàn thanh tra khi thấy cần có sự hỗ trợ của các chuyên ngành phù hợp, nhằm đảm bảo các nội dung, và nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra.

Bảng 4.4: Tổ chức bộ máy thực hiện theo nội dung thanh tra

Nội dung Cơ quan thực

hiện

Cơ quan phối hợp

1- Thanh tra công tác quản lý

đất đai

Thanh tra huyện Phòng TN&MT huyện 2- Thanh tra công tác quản lý

ngân sách

Thanh tra huyện Phòng TC-KH huyện 3- Thanh tra công tác quản lý

đầu tư XDCB Thanh tra huyện Phòng Phòng TC-KH huyCông thương huyện ện 4- Thanh tra việc chấp hành

pháp luật về thuế Thanh tra huyện Chi Cục thuế huyện

Những năm qua, một số cuộc thanh tra hành chính ở huyện Mỹ Hào,

đều có sự phối hợp, hỗ trợ của các ngành liên quan theo từng lĩnh vực thanh tra, cụ thể: thanh tra về công tác quản lý đất đai, có sự phối hợp của Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện; thanh tra về công tác quản lý ngân sách, có sự phối hợp của Phòng Tài chính – Kế hoạch (TC-KH) huyện; thanh tra công tác quản lý đầu tư XDCB, có sự phối hợp của Phòng Công thương huyện; thanh tra việc chấp hành pháp luật về thuế, có sự phối hợp của Chi Cục thuế huyện (xem bảng 4.4).

4.1.2.2. Thực hiện quy trình thanh tra hành chính

Để tiến hành công tác thanh tra hành chính, các cơ quan thanh tra phải căn cứ vào trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Quy trình thanh tra hành chính đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành làm cơ sở thực hiện, trong đó

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69 có quy định chi tiết các bước tiến hành, nội dung và người tổ chức thực hiện.

Việc thực hiện quy trình thanh tra có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả

của công tác thanh tra hành chính.

a) Công tác chuẩn bị và quyết định thanh tra hành chính

Căn cứ Kế hoạch thanh tra hành chính hàng năm đã được Chủ tịch UBND huyện phê duyệt, Thanh tra huyện có trách nhiệm phối hợp với các cơ

quan liên quan tiến hành các cuộc thanh tra theo quy định. Trước khi tiến hành các nội dung thanh tra, công tác chuẩn bị là rất quan trọng. Nếu công tác chuẩn bị tốt, các cuộc thanh tra được tiến hành thuận lợi, có chất lượng; ngược lại nếu việc chuẩn bị không đầy đủ, không đúng quy trình, việc tiến hành các nội dung thanh tra sẽ gặp khó khăn hơn, do thiếu các thông tin, cũng như chưa có sự chuẩn bị đầy đủ của đối tượng thanh tra.

Bảng 4.5: Tình hình công tác chuẩn bị và quyết định thanh tra Nội dung CuNăm 2012 ộc Năm 2013 Năm 2014

% Cuộc % Cuộc % Tổng số cuộc thanh tra 7 100 9 100 8 100 - Khảo sát, nắm tình hình để

quyết định thanh tra 3 42,86 5 55,56 5 62,5 - Ra quyết định thanh tra 7 100 9 100 8 100 - Phê duyệt kế hoạch tiến hành

thanh tra

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác THANH TRA HÀNH CHÍNH ở HUYỆN mỹ hào, TỈNH HƯNG yên (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)