2.3.2.1 Dự báo lãi suất và thực hiện chínhsách lãi suất linh hoạt
Dù Eximbank chưa có bộ phận dự báo lãi suất riêng và bộ phận quản trị rủi ro lãi suất hoạt động độc lập, trước những diễn biến phức tạp về thanh khoản, biến động lãi suất thị trường, Eximbank đãđưa ra những nhận định về xu hướng lãi suất, chủ động đề xuất báo cáo NHNNVNđiều chỉnh lãi suất. Đồng thời Eximbank cũng tiên phong giảm lãi suất huy động vốn và cho vay để định hướng và dẫn dắt thị trường phù hợp với chuyển biến của nền kinh tế.
Năm 2011, khi NHNNVN giảm lãi suất cơ bản, Trung tâm quản lý và hỗ trợ ALCO thường xuyên phối hợp với Ban Quản lý rủi ro tín dụng của Eximbank xác định doanh số và lãi suất cho vay phát sinh để xem xét ảnh hưởng của lãi suất thay đổi đến thu nhập/chi phí của Eximbank, từ đó, đưa ra lãi suất điều hành phù hợp, đảm bảo lợi nhuận của Eximbank. Vào cuối năm 2011, trước những thay đổi theo xu hướng dư thừa vốn khả dụng, Eximbank đã linh hoạt giảm mạnh lãi suất huy động vốn tại các kỳ hạn dưới 3 tháng, hạn chế huy động vốn từ các định chế tài chính, gia tăng đầu tư tiền gửi với các đối tác có uy tín, xếp hạng tín dụng tốt, đầu
tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có tính thanh khoản cao…nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Trong năm 2012, qua 6 lần giảm lãi suất huy động và cho vay của NHNN, Eximbank cũng công bố đổilãi suất kịp thời, để cạnh tranh trên thị trường liên ngân hàng và quản trị được RRLS. Trước áp lực các NHTM cạnh tranh lãi suất để thu hút vốn vào năm 2012- đặc biệt vào tháng 8, 9, 10 - Eximbank thực hiện cơ chế điều hành lãi suất tối đa để chi nhánh chủ động quyết định, hạn chế tối đa RRLS cho ngân hàng. Lãi suất tối đa điều hành trong từng thời điểm được căn cứ vào xu hướng thị trường, chi phí hoà vốn, trạng thái nhạy cảm lãi suất.
Ngoài ra, Eximbank còn cho phép chi nhánh thực hiện cơ chế mở, áp dụng lãi suất thoả thuận cho khách hàng lớn có tiềm năng để chi nhánh chủ động và linh hoạt hơn trong cạnh tranh lãi suất, giữ ổn định nguồn vốn, nhưng vẫn đảm bảo chi phí vốn hợp lý, không vượt quá lãi suất mua vốn FTP.
Trong giai đoạn huy động vốn khó khăn, Eximbank khen thưởng kịp thời, áp dụng thống nhất cơ chế cấp bù lãi suất huy động cho các khoản tiền gửi lớn, chi nhánh thuộc địa bàn khó khăn, khuyến khích chi nhánh tích cực đẩy mạnh huy động vốn với chi phí thấp, không mở rộng quy mô huy động vốn giá cao làm tăng chi phí đầu vào.
Eximbank thực hiện cơ chế phối hợp giữa các Ban liên quan để xử lý nhanh các trường hợp huy động có ảnh hưởng đến thanh khoản và cân đối chung toàn đơn vịvới yêu cầu lãi suất cạnh tranh.
Trong năm 2012, Eximbank đã 22 lần điều chỉnh giá mua – bán vốn FTP theo loại tiền, kỳ hạn để phù hợp với diễn biến lãi suất thị trường, giữ ổn định nguồn vốn, phòng chống rủi ro lãi suất có hiệu quả.
Trong năm 2013 Eximbank đã nhiều lần linh động điều chỉnh giảm lãi suất chủyếu ở kỳ hạn 01, 02, 03 tháng cho phù hợp với quy định của NHNN và đảm bảo khâu huy động vốn - cho vay đạt hiệu quả. Eximbank đã dự báo về lãi suất cho những tháng cuối năm 2013 và quý 1 năm 2014 như sau: nền kinh tế Việt Nam vẫn trong tình trạng khó khăn, đặc biệt khi cuộc khủng hoảng trên toàn cầu vẫn đang
diễn biến phức tạp thì khó xác định là việc nới lỏng chính sách tiền tệ và gói giải pháp chống suy thoái kinh tế có đem lại hiệu quả như mong muốn và tăng lạm phát trong thời gian tới hay không.
2.3.2.2 Sử dụng các công cụ phái sinh
Trong quá trình hoạt động, trên cơ sở nắm bắt nhu cầu thị trường, Eximbank đã chủ động chỉ đạo toàn hệ thống tiếp cận khách hàng thực hiện một số giao dịch hoán đổi lãi suất (giao dịch hoán đổi lãi suất một đồng tiền, giao dịch hoán đổi lãi suất hai đồng tiền hay giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo…), đáp ứng nhu cầu khách hàng cầnhạn chế rủi ro lãi suất, tăng thu cho ngân hàng. Đặc biệt, để cân đối lại tài sản nợ có bằng VND và ngoại tệ trong điều kiện NHNNVN hạn chế các đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ, trong khi chênh lệch lãi suất USD và VND trên thị trường lớn, Eximbank đã đi đầu triển khai có hiệu quả sản phẩm hoán đổi tiền tệ chéo USD/VND (các sản phẩm cho vay bảo hiểm tỷ giá), góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Eximbank, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận nguồn vốn vay chi phí thấp, đồng thời nâng cao uy tín, hình ảnh của Eximbank trong giới doanh nghiệp. Qua đó. Eximbank có thể hỗ trợ khách hàng hoán đổi từ nguồn vốn có chi phí cao sang nguồn vốn bằng đồng tiền khác có lãi suất thấp hơn, giúp khách hàng giảm bớt chi phí vốn, đồng thời linh hoạt hóa việc sử dụng nguồn vốn và phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá cùng lãi suất cho khách hàng. Sản phẩm này đặc biệt phù hợp với khách hàng doanh nghiệp cần vay VND trong khi có nguồn thu ngoại tệ từ sản xuất kinh doanh.
2,026,942 28,984,794 9,622,972 17,207,416 0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000 35,000,000 2010 2011 2012 2013
(Nguồn: Thuyết minh BCTC của Eximbank giai đoạn 2010-2013)
BIỂU ĐỒ 2.1 Tổng giá trị theo hợp đồng đối với công cụ tài chính phái sinh tiền tệ giai đoạn 2010- 2013.
Năm Triệu VND
Biểu đồ 2.1 cho thấy tổng giá trị hợp đồng của công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tăng so với năm 2010, đặc biệt năm 2011 đạttới 28.984.794 triệu VND tăng gấp 13,3 lần so với năm 2010 (giá trị hợp đồng năm 2010 là 2.026.942 triệu VND). Doanh số này lại giảm mạnh vào những tháng cuối năm 2012 (giá trị hợp đồng năm 2012 đạt 9.622.972 triệu VND), phù hợp với khó khăn chung của cả nền kinh tế, khi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khẩu đã lâm vào tình trạng phá sản. Sang năm 2013 (giá trị hợp đồng đạt 17.207.416 triệu VND) tình hình khởi sắc hơn nhờ các chính sách tích cực từ Chính phủ và sự can thiệp của NHNNVN phần nào giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và dần hồi phục trong kinh doanh.
2.3.2.3Cơ chế điều chuyển vốn FTP (Fund Transfer Pricing –FTP)
Năm2010– 2013 Eximbank đã sử dụng các cơ chế điều chuyển vốn như sau:
- Cơ chế Netting: theoQuyết định số 1084/EIB-TGĐ/06 ngày 15/07/2010.
- Cơ chế quản lý vốn tập trung (FTP): theo Quyết định số 504/EIB-TGĐ/06 ngày 01/01/2012.
Từ 15/07/2010, Eximbank áp dụng cơ chế điều chuyển vốn theo cơ chế Netting, theo đó, toàn bộ tiền gửi huy động của khách hàng còn lại sau khi trừ dư nợ cho vay, tồn quỹ tiền mặt tại chi nhánh và các khoản chi phí khác sẽ được điều chuyển về Hội Sở (nếu huy động thừa) hoặc sẽ vay Hội Sở (nếu thiếu) và được thu/trả lãi theo biểu lãi suất công bố từng thời kỳ. Cơ chế này còn khá nhiều hạn chế, đặc biệt nhất là chi nhánh vẫn chưa phòng ngừa được rủi ro lãi suất.
Cơ chế Nettingcó các hạn chếsau: (1) quản lý vốn phân tán, gâylãng phí vốn. (2) rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất không được quản lý tốt tại một số chi nhánh bên cạnh rủi ro về tín dụng. Khó tận dụng những lợi thế riêng mang tính khu vực của các chi nhánh trong huy động vốn hoặc cho vay. (3) chức năng định hướng và điều hòa của lãi suất điều chuyển vốn không phát huy tác dụng, khó quản lý theo từng sản phẩm huy động và cho vay vốn có đặc thù riêng. Có nhiều sản phẩm huy động với nhiều mức lãi suất khác nhau, theo đó không thể xử lý bằng một mức lãi suất nội bộ với tâm lý tất cả các món huy động đều phải có lãi. (4) ngoài các món huy động theo lãi suất công bố thì rất nhiều món thương lượng lãi suất phải xử lý
riêng lẻ, thêm vào đó là các món huy động và cho vay theo các chương trình tài trợ XNK có lãi suất điều chuyển vốn nội bộ riêng làm tốn nhiều nguồn lực và khó quản lý hiệu quả.
Để khắc phục những hạn chế của cơ chế điều chuyển vốn hiện tại, tách rủi ro lãi suất khỏi chi nhánh, tập trung quản lý tại Hội Sở, tạo điều kiện cho chi nhánh tập trung vào công tác khách hàng và tạo công cụ quản lý hiệu quả nguồn vốn của toàn hệ thống, từ 01/01/2012 Eximbank áp dụng cơ chế điều chuyển vốn tập trung FTP.
Cơ chế điều chuyển vốn tập trung (FTP) giúp chi nhánh quản trị được rủi ro lãi suấthữu hiệu hơn nhờsự khác biệt về bản chất giữa hai cơ chế.
BẢNG 2.2. Sự khác nhau giữa hai cơ chế điều chuyển vốn FTP và Netting
Chỉtiêu CơchếNetting CơchếFTP
Về phương
pháp tính lãi
Cácđơnvịtựcânđốinguồn
vốn và sử dụng vốn, nếu thiếu
vốnthì vay Hội Sở, nếu thừa thì gởiHộiSở.
Toàn bộnguồnvốn của đơn
vị được gửi Hội Sở, toàn bộ
sửdụngvốncủa đơnvị được
vay HộiSở.
Tài khoản điều chuyển vốn với
Hội Sở được tính lãi vay hoặc lãi gửi tùy vào số dư thiếu hoặc thừa
của chi nhánh, cùng một lãi suất.
Tính lãi gửi Hội Sở trên từng
khoản mục nguồn vốn, tính
lãi vay Hội Sở trên từng
khoản sử dụng vốn theo từng
lãi suất khác nhau.
Tính chất
lãi
Lãi suất thả nổi. Khi Hội Sở công
bố thay đổi lãi suất, toàn bộ số dư
vay/ gửi của đơn vị sẽ bị thay đổi
theo lãi suất mới.
Lãi suất cố định theo kỳ hạn
của từng sản phẩm, khi Hội
Sở công bố thay đổi lãi suất,
chỉ có các khoản vay /gửi
phát sinh mới kể từ ngày công bố bị thay đổi theo lãi suất mới, các khoản mục phát sinh trước đó vẫn giữ lãi suất
2.3.3 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trong thời gian qua