Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 27)

1.2.1 Khái niệm

Quản trị RRLS là việc NH thiết lập hệ thống quy trình nhằm nhận biết, lượng định, giám sát, kiểm soát những tổn thất đang và sẽ gây ra đối với thu nhập của NH do lãi suấtbiến động, từ đó, có thể đề ra những chiến lược, chính sách hoặc sử dụng những công cụ nhằm phòng ngừa, hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu của biến động lãi suất tới thu nhập của NH một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục.

1.2.2 Mục tiêu và ý nghĩacủa quản trị rủi ro lãi suất

1.2.2.1 Mục tiêu :

Mục tiêu quan trọng trong quản trị RRLS là hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu của biến động lãi suất tới thu nhập của NH. Dù lãi suất thay đổi như thế nào, NH luôn mong muốn đạt mức thu nhập dự kiến tương đối ổn định.

Để đạt mục tiêu này, các NH cần tập trung vào những bộ phận nhạy cảm nhất với lãi suất trong danh mục TSC và TSN. Thông thường, đó là các tài sản sinh lời như các khoản cho vay và đầu tư (thuộc TSC) hay các khoản huy động, vay trên thị trường tiền tệ (thuộc TSN). Để bảo vệ thu nhập trước RRLS, NH duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) cố định. Tỷ lệ này được xác định như sau:

NIM =

Thu từ lãi trên các

khoản vay và đầu tư -

Chi phí trả lãi tiền gửi và tiền vay Tổng tài sản có sinh lời

Hoặc là

NIM =

Thu nhập thuần từ lãi Tổng tài sản có sinh lời

Khi lãi suất thị trường tăng, chi trả lãi tăng nhanh hơn thu từ lãi, làm cho NIM giảm, ảnh hưởng đến thu nhập của NH.

Khi lãi suất thị trường giảm, nếu thu nhập từ lãi cho vay và chứng khoán giảm nhanh hơn chi phí, cũng sẽ làm cho NIM giảm, ảnh hưởng xấu đến thu nhập của NH.

Việc quản trị RRLS phải được Ban điều hành NH quan tâm thường xuyên và lâu dài. Nếu BĐH thỏa mãn vớitỷ lệ NIM đang có, NH sẽ tìm mọi cách bảo vệ tỷ lệ NIM để tránh làm giảm thu nhập của NH.

Nếu dự đoán đúng biến động tăng giảm lãi suất trong tương lai, NH không những ngăn được tổn thất do RRLS mà còn kiếm lợi từ biến động này. Nếu Ban lãnh đạo NH tin chắc lãi suất sẽ giảm trong thời gian tới, họ có thể điều chỉnh tăng lượng TSN nhạy cảm với lãi suất vượt qui mô TSC nhạy cảm lãi suất. Nếu lãi suất giảm như dự đoán, chi trả lãi cho các khoản nợ sẽ giảm nhiều hơn thu lãi, cải thiện chỉ số tỷ lệ NIM của ngân hàng. Nếu đoán chắc lãi suất sẽ tăng cao hơn, NH sẽ cố gắng chuyển về trạng thái nhạy cảm TS, bởi vì nếu lãi suất tăng, thu nhập từ TS sẽ tăng nhiều hơn là chi trả lãi.

1.2.2.2 Ý nghĩa của việc hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất

Nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu của RRLS đem lại như làm tăng chi phí nguồn vốn, giảm thu nhập từ tài sản và làm giảm giá trị thị trường của tài sản và vốn chủ sở hữu của ngân hàng, cũng như uy tín trên thị trường của các NHTM, hoặc bị thua lỗ cũng như phá sản. Do đó việc hoàn thiện quản trị RRLS tại các NHTM có ý nghĩa rất quan trọng.

Khâu quản trị RRLS tại các NHTM đã có từ rất lâu, nhưng để hoạt động có hiệu quả thì tùy thuộc vào quy trình hoạt động của từng ngân hàng. Việc hoàn thiện là để điều chỉnh những cái chưa phù hợp và bổ sung những chỗ còn thiếu sót, để từ đó có được bộ phận chuyên trách khâu dự báo, giám sát hiệu quả hỗ trợ cho việc quản trị RRLS.

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro lãi suất

1.2.3.1Môi trường kinh tế xã hội

Sự phát triển của thị trường tài chính ảnh hưởng đến việc quản trị RRLS ở điểm thị trường tài chính phát triển sẽ sản sinh các công cụ mới để ngừa RRLS. Hơn nữa, khithị trường tài chính phát triển, lãi suất sẽ biến động nhiều hơn và nhu cầu của việc quản trị RRLS cũng đa dạng hơn.

Sựbiến động không dự kiến của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như chiến tranh, biến cố chính trị, thiên tai... tác động hệ thống đến tất cả các chủ thể trong nền kinh tế luôn cả ngân hàng trên nhiều phương diện và theo nhiều hướng khác nhau. Do hoạt động ngân hàng rất nhạy cảm, các biến động của môi trường vĩ mô có thể gây nên những tác động to lớn, nên yêu cầu đối với hoạt động quản trị phải càng cao, đặc biệt là trong công tác phòng ngừa và tài trợ rủi ro lãi suất.

Khi NHTW quan tâm nhiều đến các loại rủi ro trong hệ thống NH, việc quản lý giám sát rủi ro cũng như môi trường pháp lý cũng tác động rất nhiều đến quản trị RRLS tại các NHTM. Các quy định trong chính sách tiền tệ: hoạt động ngân hàng chịu sự điều tiết trực tiếp và gián tiếp của chính sách tiền tệ quốc gia. Tuỳsự thay đổi của các quy định trong chính sách tiền tệ quốc gia ở từng giai đoạn, ngân hàng cần điều chỉnhkhâu quản trịvà dự báo lãi suất trong thời gian tới.

Sự phát triển của thị trường tài chính: TTTC là bình thông nhau giữa các luồng vốn trong nền kinh tế; một nước có TTTC phát triển sẽ dễ quản trị rủi ro trong ngân hàng kể cảrủi ro lãi suất, đặc biệt đượchỗ trợ đắc lực choviệc kiểm soát và tài trợ rủi ro lãi suất.

Các quy định của pháp luật:hoạt động của NH liên quan đến hầu hếtcác hoạt động trong nền kinh tế nên tính hoàn thiện và tính hợp lý trong hệ thống văn bản pháp lý đều tác động tới hoạt động của NH. Hệ thống pháp lý đối với việc quản trị và quản trị rủi ro lãi suất của NHTM là những chỉ dẫn cơ bản cho các cấp lãnh đạo NH hoạch định các công tác quản trị rủi ro lãi suất của mình.

1.2.3.2 Trìnhđộ công nghệ, năng lực cán bộ chuyên môn

Bước đầu tiên trong quá trình kiểm soát RRLS là tập hợp dữ liệu để mô tả tình hình tài chính hiện tại của NH. Mỗi hệ thống đo lường, dù là báo cáo Gap hay một mô hình mô phỏng giá trị kinh tế cũng lấythông tin trên bảng tổng kết TS. NH nên có hệ thống quản lý thông tin đầy đủ để cho phép truy xuất chính xác, kịp thời các dữ liệu cần thiết.

Trình độ của cán bộ NH các cấp là yếu tố quyết định hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất của NH, bởi mọi chính sách và việc thực thi các chính sách đó đều phải thông qua cán bộ NH các cấp. Việc quản trị RRLS chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi đội ngũ lãnh đạo NH có trìnhđộ cao, tầm hiểu biết sâu, có khả năng tổng hợp phân tích và tầm nhìn dài hạn.

Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro lãi suất trong NH: rủi ro chung và rủi ro lãi suất liên quan đến mọi hoạt động của ngân hàng. Việc quản trị rủi ro phải được tổ chức chặt chẽ và có hệ thống, có sự phân cấp và phân quyền phân nhiệm cụ thể đối với các cấp, các bộ phận trong ngân hàng. Một ngân hàng có bộ máy quản trị rủi ro lãi suất khoa học và có tính hệ thống tổ chức cao giúp ngân hàng lượng hoá, kiểm soát rủi ro và đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro nhanh chóng, kịp thời, đồng thời có thể đánh giá và nhận định những rủi ro tiểm ẩn trong tương lai. Đó là cơ sở đảm bảo chohiệu quảhoạt động của NH.

Công nghệ ngân hàng trong quản trị rủi ro lãi suất:công nghệ ngân hàng hiện đại là một trong những đòi hỏi hàng đầu để hỗ trợ hiệu quảquản trị. Với sự hỗ trợ của các phần mềm hiện đại, khoa học, việc thu thập và xử lý thông tin có thể được thực hiện nhanh chóng, chính xác,giúp các cấp lãnhđạo kịp thờira quyết định.

Tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng quyết định tính chính xác và tin cậy của thông tin trong nội bộ ngân hàng. Một NH có hệ thống kiểm soát nội bộ được tổ chức một cách hệ thống và có sự phân cấp phân quyền giữa bộ phận quản lý và bộ phận điều hành, đảm bảo tính độc lập trong hoạt động, sẽ giúp ích rất nhiều chokhâu quản trị đạt độ chính xác và hiệu quả cao.

Tính đồng bộ trong thực thi các quy định và khả năng liên kết giữa các phòng ban, các chi nhánh hay giữa các cấp trong cùng một hệ thống ngân hàng: Các

chính sách và quy định của ngân hàng phải được thực thi một cách đồng bộ, nhất quán, tránh chồng chéo giữa các cấp, các bộ phận. Hội sở chính và các chi nhánh, các phòng ban phải liên kết chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện cho các nguồn thông tin được tập trung và tạo hiệu quả hoạt động cao nhất cho toàn hệ thống.

Năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh trên thị trường của một ngân hàng được thể hiện ở quy mô vốn chủ sở hữu, thị phần, mạng lưới chi nhánh...Một ngân hàng có năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh mạnh có thể dễ dàng tham gia các hoạt động mang tính sinh lời cao nhưng chứa dựng nhiều rủi ro vì họ có thể dễ dàng chống đỡ với các thay đổi của môi trườngkinh doanh. Đây là một yếu tố quan trọng góp phần quyết định hiệu quả của việc quản trị rủi ro lãi suất của một ngân hàng, đặc biệt là khâu kiểm soát và tài trợ rủi ro lãi suất.

1.2.3.3 Các nhân tố từ phía khách hàng

Nhu cầu của khách hàng: Nhu cầu kỳ hạn vay và cho vay của khách hàng ảnh

hưởnglớn đến quản trịRRLS củaNH trong từng thời kỳdotác động đến các khoản mục bên nguồn và tài sản trên bảng cân đối củaNH. Nếu huy động nguồn ngắn và cho vay với kỳ hạn ngắn, NH giảm đượcRRLS khi lãi suất biến động.

Các đặc điểm về ngành nghề, quy mô, đặc điểm kinh doanh, trìnhđộ hiểu biết của khách hàng: khách hàng trong kinh doanh chịu nhiều tác động khi lãi suất biến động (trong xuất nhập khẩu…) sẽ có nhu cầu bảo hiểm rủi ro, và ngân hàng sẽ dễ mở rộng các nghiệp vụ phái sinh phòng ngừaRRLS.

* Từ cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRLS, tác giả rút ra được một số nhân tố tác động đến việc quản trị RRLS tại Eximbank. Bên cạnh đó tác giả cũng tham khảo một số ý kiến của các chuyên gia về các nhân tố chủ yếu tác động đến việc quản trị RRLS, cuối cùng đúc kết được 6 nhân tố như sau:

- Môi trường kinh tế xã hội

- Hệ thống ngân hàngở Việt Nam

- Nội dung công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng

- Trìnhđộ công nghệ, hệ thống dự báo, giám sát

- Nhân tố liên quan đến khách hàng

Từ 6 nhân tố này tác giả tiến hành khảo sát thực tế với 200 bảng hỏi được phát ra và thu về 184 câu trả lời được thu thập từ các nhân viên, lãnh đạo công tác tại Eximbank. Sau đó đo lường mức độ tác động của các nhân tố này đến việc quản trị RRLS tại nơi công tác.

1.3 Chuẩn mực Basel về quản trị rủi ro lãi suất1.3.1 Hiệp ước Basel I 1.3.1 Hiệp ước Basel I

Hiệp ước Basel I được Ủy ban Basel phổ biến và áp dụng bắt buộc trong các nước thành viên của G10 và còn được rất nhiều nước khác trên thế giới tự nguyện tham gia. Các nội dung và thành tựu chính của Basel I bao gồm:

Thứ nhất, yêu cầu các ngân hàng phải có tỷ lệ vốn bắt buộc tính trên tổng tài sản điều chỉnh theo hệ số rủi ro ở mức an toàn là 8%.

Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) = Vốn bắt buộc / Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền (RWA)

Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt nhất khi có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) >10%, có mức vốn thích hợp khi CAR> 8%, thiếu vốn khi CAR<8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR<6%, và thiếu vốn trầm trọng khi CAR<2%.

Thứ hai, hiệp ước Basel I đãđưa ra định nghĩa mang tính quốc tế về các loại vốn của ngân hàng. Theo đó, vốn của các ngân hàng được chia thành 3 loại:

V ốn cấp 1 (vốn cơ bản): là nguồn vốn góp chắc chắn và các khoản dự phòngđược công bố gồm: vốn chủ sở hữu vĩnh viễn (vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần phổ thông), vốn dự trữ đã công bố (lợi nhuận không chia); lợi ích thiểu số(Minority interest) tại các công ty con có hợp nhất báo cáo tài chính; lợi thế kinh doanh (Goodwill).

V ốn cấp 2 (vốn bổ sung ): là nguồn vốn có độ tin cậy thấp hơn như: vốn tăng do đánh giá lại tài sản, các khoản dự phòng tổn thất chung, vốn bổ sung từ các

công cụ nợ hỗn hợp (trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, và một số công cụ nợ thứ cấp), đầu tư tài chính vào các công ty con và các tổ chức tài chính khác.

V ốn cấp 3: là các khoản vay ngắn hạn.

Khả năng chủ động trong việc sử dụng các nguồn vốn nói trên để ứng phó với rủi ro giảm dần từ vốn cấp 1 đến vốn cấp 3, trong đó, độ tin cậy của vốn cấp 3 với việc ứng phó rủi ro là thấp nhất. Chính vì vậy, Basel I đặt ra tiêu chuẩn quy định: Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3. Cũng vì vốn cấp 3 có độ tin cậythấp nhất, nên khi xác định tỷ lệ an toàn vốn (CAR), thường chỉ xét đến vốn cấp 1 và vốn cấp 2.

Thứ ba, hệ số rủi ro của tài sản. Hiệp ước Basel I đưa ra 4 mức rủi ro cho các loại tài sản là 0%, 20%, 50% và 100% tương ứng với các khoản cho Chính phủ, ngân hàng hay doanh nghiệp vay.

1.3.2 Hiệp ước Basel II

Trước thị trường tài chính ngày càng phức tạp, trong đó hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và những hạn chế của hiệp ước Basel I, Hiệp ước Basel II ra đời, có hiệu lực từ tháng 1/2007 và đến năm 2010 kết thúc thời gian chuyển đổi Sự khác biệt lớn nhất giữa Basel II so với Basel I được thể hiện ở cấu trúc của Basel II tập trung vào định lượng rủi ro cho các mục đích phân bổ vốn . Basel II ra đời với 3 mục đích chính sau: Đảm bảo vốn phân bổ theo hướng nhạy cảm rủi ro; Phân biệt rủi ro hoạt động và rủi ro tín dụng, đồng thời định lượng 2 loại rủi ro này; Thu hẹp khoảng cách giữa vốn theo quy định và vốn kinh tế.

Basel II bao gồm một loạt các chuẩn mực giám sát nhằm hoàn thiện các kỹ thuật quản lý rủi ro và được xây dựng dựa trên 3 trụ cột chính:

Trụ cột I quy định tỷ lệ vốn tối thiểu đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động.

Các ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu 8%, tính theo tỷ lệ tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2 trên tổng tài sản có rủi ro bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường.

Hệ số vốn =

∑ tài sản có rủi ro

(RR tín dụng + RR hoạt động + RRthị trường )

Trụ cột II đưa ra 4 quy tắc cơ bản giám sát và quản trị ngân hàng gồm:

- Các ngân hàng phải có một quy trìnhđánh giá mức vốn an toàn tương ứng với cơ cấu rủi ro của ngân hàng và một chiến lược để duy trì mức vốn của mình.

- Các cơ quan quản lý phải liên tục xem xét và đánh giá hệ thống xác định vốn an toàn của nội bộ các ngân hàng cũng như khả năng giám sát và tuân thủ của họ về tỷ lệ vốn tối thiểu. Đồng thời các cơ quan quản lý phải có biện pháp can thiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 27)