Muốn việc quản trị RRLS mang lại hiệu quả, giảm thiểu rủi ro phát sinh vàổn định lợi nhuận cho NH, phải tổ chức được bộ máy chuyên trách trong nội bộ. Hội đồng quản trị định ra khẩu vị và chiến lược RRLS để Ban Điều hành cụ thể hóa thành các quy trình nghiệp vụ cho mọi người thực hiện trong toàn ngân hàng. Ban Điều hành trực tiếp đưa ra các chính sách và thủ tục để quản lý rủi ro trong dài hạn và ngắn hạn, lập hạn mức rủi ro, các quỹ dự phòng, chọn các phương pháp đo lường rủi ro, cơ chế kiểm tra kiểm soátsao cho hiệu quả nhất….
Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có mối quan hệ qua lạichặt chẽvà có thểcộng hưởng để gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng. HĐQT cần xây dựng cơ chế phối kết hợp rõ ràng giữa các Hội đồng/Ủy ban quản lý rủi ro trong ngân hàng để các quyết định quản trị được đồng bộ, chính xác, hiệu quả và kịp thời.
Sự kết hợp giữacác quy trình nghiệp vụ liên quanđến công tác quản trị RRLS chính là sự kết nối thông tin, là sự hỗ trợ trong toàn hệ thống, sẽ tạo thuận lợi cho việc tổng hợp, cập nhật dữ liệu liên tục, tính toán nhanh chóng và chính xác các số liệu cần thiết cho việc đo lường và giám sát RRLS đối với số danh mục TS ngày càng tăng trong ngân hàng. Bộ phận quản lý rủi ro và các bộ phận khác như tín dụng và nguồn vốn cần phối hợp chặt chẽ, tăng cường học hỏi hỗ trợ nhau vì mục tiêu chung của ngân hàng.
Quy trình quản lý RRLS sẽ hòa chung vào các quy trình nghiệp vụ khác trong NH để mọi người tuân thủ thực hiện trong công việc hàng ngày của mình. BĐH phân công bộ phậnchuyên tráchđược phiên chế từ Hội sở chính đến từng chi nhánh theo dõi việc thực hiện nghiêm túc chỉ đạo từ Ban Điều hành, kiểm tra việc tuân thủ
quy trình quản lý RRLS, đồng thời phản hồi kết quả thực hiện qua các báo cáo định kỳ hay đột xuất để những người có trách nhiệm kịp thời điều chỉnh chính sách hay chiến lược.
Mọi ngân hàng có lẽ đều làm như thế, nhưnghiệu quả thực tế của việc quản trị RRLS sẽ phân định rõ hành động nghiêm túc thể hiện tâm huyết thực sự với hành động đối phó về hình thức –cũng ban hành quy trình quy phạm, thành lập bộ máy, phân công Phòng ban nhưng không ai theo dõi đôn đốc thực hiện, cứ để mọi thứ chìm dần vào quên lãng.