Nghĩa của việc hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 28 - 31)

Nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu của RRLS đem lại như làm tăng chi phí nguồn vốn, giảm thu nhập từ tài sản và làm giảm giá trị thị trường của tài sản và vốn chủ sở hữu của ngân hàng, cũng như uy tín trên thị trường của các NHTM, hoặc bị thua lỗ cũng như phá sản. Do đó việc hoàn thiện quản trị RRLS tại các NHTM có ý nghĩa rất quan trọng.

Khâu quản trị RRLS tại các NHTM đã có từ rất lâu, nhưng để hoạt động có hiệu quả thì tùy thuộc vào quy trình hoạt động của từng ngân hàng. Việc hoàn thiện là để điều chỉnh những cái chưa phù hợp và bổ sung những chỗ còn thiếu sót, để từ đó có được bộ phận chuyên trách khâu dự báo, giám sát hiệu quả hỗ trợ cho việc quản trị RRLS.

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro lãi suất

1.2.3.1Môi trường kinh tế xã hội

Sự phát triển của thị trường tài chính ảnh hưởng đến việc quản trị RRLS ở điểm thị trường tài chính phát triển sẽ sản sinh các công cụ mới để ngừa RRLS. Hơn nữa, khithị trường tài chính phát triển, lãi suất sẽ biến động nhiều hơn và nhu cầu của việc quản trị RRLS cũng đa dạng hơn.

Sựbiến động không dự kiến của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như chiến tranh, biến cố chính trị, thiên tai... tác động hệ thống đến tất cả các chủ thể trong nền kinh tế luôn cả ngân hàng trên nhiều phương diện và theo nhiều hướng khác nhau. Do hoạt động ngân hàng rất nhạy cảm, các biến động của môi trường vĩ mô có thể gây nên những tác động to lớn, nên yêu cầu đối với hoạt động quản trị phải càng cao, đặc biệt là trong công tác phòng ngừa và tài trợ rủi ro lãi suất.

Khi NHTW quan tâm nhiều đến các loại rủi ro trong hệ thống NH, việc quản lý giám sát rủi ro cũng như môi trường pháp lý cũng tác động rất nhiều đến quản trị RRLS tại các NHTM. Các quy định trong chính sách tiền tệ: hoạt động ngân hàng chịu sự điều tiết trực tiếp và gián tiếp của chính sách tiền tệ quốc gia. Tuỳsự thay đổi của các quy định trong chính sách tiền tệ quốc gia ở từng giai đoạn, ngân hàng cần điều chỉnhkhâu quản trịvà dự báo lãi suất trong thời gian tới.

Sự phát triển của thị trường tài chính: TTTC là bình thông nhau giữa các luồng vốn trong nền kinh tế; một nước có TTTC phát triển sẽ dễ quản trị rủi ro trong ngân hàng kể cảrủi ro lãi suất, đặc biệt đượchỗ trợ đắc lực choviệc kiểm soát và tài trợ rủi ro lãi suất.

Các quy định của pháp luật:hoạt động của NH liên quan đến hầu hếtcác hoạt động trong nền kinh tế nên tính hoàn thiện và tính hợp lý trong hệ thống văn bản pháp lý đều tác động tới hoạt động của NH. Hệ thống pháp lý đối với việc quản trị và quản trị rủi ro lãi suất của NHTM là những chỉ dẫn cơ bản cho các cấp lãnh đạo NH hoạch định các công tác quản trị rủi ro lãi suất của mình.

1.2.3.2 Trìnhđộ công nghệ, năng lực cán bộ chuyên môn

Bước đầu tiên trong quá trình kiểm soát RRLS là tập hợp dữ liệu để mô tả tình hình tài chính hiện tại của NH. Mỗi hệ thống đo lường, dù là báo cáo Gap hay một mô hình mô phỏng giá trị kinh tế cũng lấythông tin trên bảng tổng kết TS. NH nên có hệ thống quản lý thông tin đầy đủ để cho phép truy xuất chính xác, kịp thời các dữ liệu cần thiết.

Trình độ của cán bộ NH các cấp là yếu tố quyết định hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất của NH, bởi mọi chính sách và việc thực thi các chính sách đó đều phải thông qua cán bộ NH các cấp. Việc quản trị RRLS chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi đội ngũ lãnh đạo NH có trìnhđộ cao, tầm hiểu biết sâu, có khả năng tổng hợp phân tích và tầm nhìn dài hạn.

Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro lãi suất trong NH: rủi ro chung và rủi ro lãi suất liên quan đến mọi hoạt động của ngân hàng. Việc quản trị rủi ro phải được tổ chức chặt chẽ và có hệ thống, có sự phân cấp và phân quyền phân nhiệm cụ thể đối với các cấp, các bộ phận trong ngân hàng. Một ngân hàng có bộ máy quản trị rủi ro lãi suất khoa học và có tính hệ thống tổ chức cao giúp ngân hàng lượng hoá, kiểm soát rủi ro và đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro nhanh chóng, kịp thời, đồng thời có thể đánh giá và nhận định những rủi ro tiểm ẩn trong tương lai. Đó là cơ sở đảm bảo chohiệu quảhoạt động của NH.

Công nghệ ngân hàng trong quản trị rủi ro lãi suất:công nghệ ngân hàng hiện đại là một trong những đòi hỏi hàng đầu để hỗ trợ hiệu quảquản trị. Với sự hỗ trợ của các phần mềm hiện đại, khoa học, việc thu thập và xử lý thông tin có thể được thực hiện nhanh chóng, chính xác,giúp các cấp lãnhđạo kịp thờira quyết định.

Tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng quyết định tính chính xác và tin cậy của thông tin trong nội bộ ngân hàng. Một NH có hệ thống kiểm soát nội bộ được tổ chức một cách hệ thống và có sự phân cấp phân quyền giữa bộ phận quản lý và bộ phận điều hành, đảm bảo tính độc lập trong hoạt động, sẽ giúp ích rất nhiều chokhâu quản trị đạt độ chính xác và hiệu quả cao.

Tính đồng bộ trong thực thi các quy định và khả năng liên kết giữa các phòng ban, các chi nhánh hay giữa các cấp trong cùng một hệ thống ngân hàng: Các

chính sách và quy định của ngân hàng phải được thực thi một cách đồng bộ, nhất quán, tránh chồng chéo giữa các cấp, các bộ phận. Hội sở chính và các chi nhánh, các phòng ban phải liên kết chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện cho các nguồn thông tin được tập trung và tạo hiệu quả hoạt động cao nhất cho toàn hệ thống.

Năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh trên thị trường của một ngân hàng được thể hiện ở quy mô vốn chủ sở hữu, thị phần, mạng lưới chi nhánh...Một ngân hàng có năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh mạnh có thể dễ dàng tham gia các hoạt động mang tính sinh lời cao nhưng chứa dựng nhiều rủi ro vì họ có thể dễ dàng chống đỡ với các thay đổi của môi trườngkinh doanh. Đây là một yếu tố quan trọng góp phần quyết định hiệu quả của việc quản trị rủi ro lãi suất của một ngân hàng, đặc biệt là khâu kiểm soát và tài trợ rủi ro lãi suất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 28 - 31)