Kết quả thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 58 - 61)

Với 200 bảng câu hỏi khảo sát được đưa ra trực tiếp, có 184 mẫu được điền đầy đủ thông tin (chiếm 92% tổng số bảng được gửi đi), số lượng mẫu này phù hợp cho việc phân tích dữ liệu nghiên cứu.

Có 64 người đang phụ trách quản trị điều hành tại Hội sở/chi nhánh chiếm 34,8% là cao nhất, tiếp theo là bộ phận phụ trách kinh doanh nguồn vốn (TDCN, TDDN, Kế toán, Ngân Quỹ…) chiếm 20,7%, còn lại công tác trong các bộ phận khác như Kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ, Quản lý rủi ro hoạt động……

BẢNG 2.3. Phân bố mẫu theo công việchiện tại

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent

Valid

Quản trị điều hành tại Hội sở/

Chi nhánh 64 34.8 34.8 34.8 Phụ trách kinh doanh nguồn vốn

(TDCN, TDDN, Kế toán, Ngân

Quỹ…)

38 20.7 20.7 55.4 Kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán

nội bộ 22 12.0 12.0 67.4

Quản lý rủi ro hoạt động 31 16.8 16.8 84.2

Khác 29 15.8 15.8 100.0

Total 184 100.0 100.0

Trong mẫu khảo sát, số lượng người làm việc trong ngân hàng có thâm niên từ 5 năm đến 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 37,5% và chiếm tỷ lệ thấp nhất là dưới 3 năm cụ thểlà 12,5%.

BẢNG 2.4. Phân bố mẫu theo thâm niên công tác

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Dưới 3 năm 23 12.5 12.5 12.5 Từ 3- 5 năm 37 20.1 20.1 32.6 Từ 5- 10 năm 69 37.5 37.5 70.1 Trên 10 năm 55 29.9 29.9 100.0 Total 184 100.0 100.0

Về đánh giá mức độ quan tâm đến quản trị RRLS tại Eximbank, qua khảo sát thực tế, tác giả thấy có đến 53,8% số người cho là ngân hàng đang quan tâm đúng mức đến công tác quản trị rủi ro lãi suất và chỉ có 4,3% số người được khảo sát cho là điều này chưa được quan tâm.

BẢNG 2.5. Mức độ quan tâm đến công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Eximbank

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent

Valid

Không được quan tâm 8 4.3 4.3 4.3

Có chú ý nhưng ít 16 8.7 8.7 13.0

Chú trọng trong trường

hợp cần thiết 61 33.2 33.2 46.2 Quan tâm đúng mức 99 53.8 53.8 100.0

Total 184 100.0 100.0

Về công cụ được sử dụng để phòng ngừa RRLS tại Eximbank, tùy từng thời điểm khác nhau mà áp dụng những công cụ linh hoạt khác nhau. Khảo sát thực tế cho thấy có 37,5% ý kiến cho rằng Eximbank thường sử dụng các công cụ phái sinh (hoán đổi lãi suất, bảo hiểm tỷ giá, thị trường giao ngay, hoán đổi kỳ hạn…) để phòng ngừa RRLS là nhiều nhất, tiếp theo đó là phương pháp quản trị TSC và TSN chiếm tỷ lệ 32,1%. Nhưng, theo kinh nghiệm của mình, tác giả nhận thấy tất cả các phương pháp phòng ngừa RRLS được sử dụng lồng ghép vào nhau để phù hợp với từng thời điểm.

BẢNG 2.6. Phương pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất tại Eximbank Frequency Percent Valid

Percent Cumulative Percent Valid Sử dụng các công cụ phái sinh 69 37.5 37.5 37.5 Quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất 17 9.2 9.2 46.7 Quản trị TSC và TSN tổng quát 59 32.1 32.1 78.8 Quản trị khe hở kỳ hạn 39 21.2 21.2 100.0 Total 184 100.0 100.0

Qua khảo sát thực tế, trong khâu quản trị TSN và TSC tại Eximbank, tỷ lệ nợ xấu được đánh giá cao nhất chiếm 46,2%, kế tiếp là vấn đề nguồn- sử dụng nguồn chiếm 33,2% và còn lại là chênh lệch tài sản và nguồn vốn tổng thể.

BẢNG 2.7. Vấn đề được quan tâm trong công tác quản trị RRLS Frequency Percent Valid

Percent

Cumulative Percent

Valid

Nợ xấu của ngân hàng 85 46.2 46.2 46.2 Chênh lệch tài sản và

nguồn vốn tổng thể 38 20.7 20.7 66.8

Nguồn và việc sử dụng

nguồn 61 33.2 33.2 100.0

Total 184 100.0 100.0

Thực tế cũng như kết quả cho thấy 74,5% các đối tượng khảo sát đều đồng tình với việc sử dụng Mô hìnhđịnh giá lại vì mô hình nàyđược áp dụng từ lâu, đơn giản dễ thực hiện, nhưng có nhược điểm là bỏ qua giá trị của tiền. Dù tiên tiến và chính xác hơn, Mô hình kỳ hạn đến hạn và Mô hình giá trị có thể tổn thất VaR đòi hỏi phải đầu tưhệ thống công nghệ thông tin hiện đại tầm cỡ quốc tế và rấttốn kém nên Eximbank vẫn chưa áp dụng.

BẢNG 2.8. Mô hình đo lường

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Mô hìnhđịnh giá lại 137 74.5 74.5 74.5 Mô hình kỳ hạn đến hạn 17 9.2 9.2 83.7 Mô hình giá trị có thể tổn thất VaR 30 16.3 16.3 100.0 Total 184 100.0 100.0

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 58 - 61)