Hiệp ước Basel I được Ủy ban Basel phổ biến và áp dụng bắt buộc trong các nước thành viên của G10 và còn được rất nhiều nước khác trên thế giới tự nguyện tham gia. Các nội dung và thành tựu chính của Basel I bao gồm:
Thứ nhất, yêu cầu các ngân hàng phải có tỷ lệ vốn bắt buộc tính trên tổng tài sản điều chỉnh theo hệ số rủi ro ở mức an toàn là 8%.
Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) = Vốn bắt buộc / Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền (RWA)
Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt nhất khi có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) >10%, có mức vốn thích hợp khi CAR> 8%, thiếu vốn khi CAR<8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR<6%, và thiếu vốn trầm trọng khi CAR<2%.
Thứ hai, hiệp ước Basel I đãđưa ra định nghĩa mang tính quốc tế về các loại vốn của ngân hàng. Theo đó, vốn của các ngân hàng được chia thành 3 loại:
V ốn cấp 1 (vốn cơ bản): là nguồn vốn góp chắc chắn và các khoản dự phòngđược công bố gồm: vốn chủ sở hữu vĩnh viễn (vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần phổ thông), vốn dự trữ đã công bố (lợi nhuận không chia); lợi ích thiểu số(Minority interest) tại các công ty con có hợp nhất báo cáo tài chính; lợi thế kinh doanh (Goodwill).
V ốn cấp 2 (vốn bổ sung ): là nguồn vốn có độ tin cậy thấp hơn như: vốn tăng do đánh giá lại tài sản, các khoản dự phòng tổn thất chung, vốn bổ sung từ các
công cụ nợ hỗn hợp (trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, và một số công cụ nợ thứ cấp), đầu tư tài chính vào các công ty con và các tổ chức tài chính khác.
V ốn cấp 3: là các khoản vay ngắn hạn.
Khả năng chủ động trong việc sử dụng các nguồn vốn nói trên để ứng phó với rủi ro giảm dần từ vốn cấp 1 đến vốn cấp 3, trong đó, độ tin cậy của vốn cấp 3 với việc ứng phó rủi ro là thấp nhất. Chính vì vậy, Basel I đặt ra tiêu chuẩn quy định: Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3. Cũng vì vốn cấp 3 có độ tin cậythấp nhất, nên khi xác định tỷ lệ an toàn vốn (CAR), thường chỉ xét đến vốn cấp 1 và vốn cấp 2.
Thứ ba, hệ số rủi ro của tài sản. Hiệp ước Basel I đưa ra 4 mức rủi ro cho các loại tài sản là 0%, 20%, 50% và 100% tương ứng với các khoản cho Chính phủ, ngân hàng hay doanh nghiệp vay.
1.3.2 Hiệp ước Basel II
Trước thị trường tài chính ngày càng phức tạp, trong đó hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và những hạn chế của hiệp ước Basel I, Hiệp ước Basel II ra đời, có hiệu lực từ tháng 1/2007 và đến năm 2010 kết thúc thời gian chuyển đổi Sự khác biệt lớn nhất giữa Basel II so với Basel I được thể hiện ở cấu trúc của Basel II tập trung vào định lượng rủi ro cho các mục đích phân bổ vốn . Basel II ra đời với 3 mục đích chính sau: Đảm bảo vốn phân bổ theo hướng nhạy cảm rủi ro; Phân biệt rủi ro hoạt động và rủi ro tín dụng, đồng thời định lượng 2 loại rủi ro này; Thu hẹp khoảng cách giữa vốn theo quy định và vốn kinh tế.
Basel II bao gồm một loạt các chuẩn mực giám sát nhằm hoàn thiện các kỹ thuật quản lý rủi ro và được xây dựng dựa trên 3 trụ cột chính:
Trụ cột I quy định tỷ lệ vốn tối thiểu đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động.
Các ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu 8%, tính theo tỷ lệ tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2 trên tổng tài sản có rủi ro bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường.
Hệ số vốn =
∑ tài sản có rủi ro
(RR tín dụng + RR hoạt động + RRthị trường )
Trụ cột II đưa ra 4 quy tắc cơ bản giám sát và quản trị ngân hàng gồm:
- Các ngân hàng phải có một quy trìnhđánh giá mức vốn an toàn tương ứng với cơ cấu rủi ro của ngân hàng và một chiến lược để duy trì mức vốn của mình.
- Các cơ quan quản lý phải liên tục xem xét và đánh giá hệ thống xác định vốn an toàn của nội bộ các ngân hàng cũng như khả năng giám sát và tuân thủ của họ về tỷ lệ vốn tối thiểu. Đồng thời các cơ quan quản lý phải có biện pháp can thiệp thích đáng nếu không hài lòng về kết quả đánh giá.
- Các cơ quan quản lý phải có khả năng buộc các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu khi hoạt động.
- Các cơ quan quản lý phải sớm can thiệp yêu cầu các ngân hàng có biện pháp khắc phục ngay khi vốn của họ tụt xuống thấp hơn mức yêu cầu.
Trụ cột III yêu cầu các ngân hàng quản lý rủi ro theo nguyên tắc thị trường. Basel II khuyến cáo các ngân hàng phải có chính sách về tính minh bạch và công khai được HĐQT thông qua. Chính sách này phải thể hiện rõ các mục tiêu và chiến lược dành cho việc công khai hóa các thông tin về thực trạng tài chính và hoạt động ngân hàng. Ngoài ra các ngân hàng cũng phải xây dựng kế hoạch công khai tài chính bao gồm cả chu kỳ công bố; đó là công khai cơ cấu vốn, cơ cấu rủi ro và các đánh giá rủi ro, hiện trạng phù hợp vốn….
1.3.3 Hiệp ước Basel III
Ủy ban Basel ban hành Hiệp ước Basel III sau cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu năm 2008. Basel III bắt đầu có hiệu lực từ năm 2013, được theo lộ trình chuyển đổi đến hết năm 2018 và sẽ thực hiện đầy đủ vào 1/1/2019.
Basel III tập trung vào khía cạnh “nợ” so với khía cạnh “ tài sản” của Basel II, trong đó bao gồm 5 nội dung chính:
- Chất lượng, tính nhất quán và sự minh bạch của nguồn vốn được nâng lên, xây dựng quy định mới về vốn cấp 1, vốn cấp 2.
- Yêu cầu nâng vốn tối thiểu để đảm bảo an toàn khi đối mặt với các rủi ro phát sinh (Nâng tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu (cổ phần phổ thông) từ 2% lên 4,5%, nâng tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu từ 4% lên 6% ).
- Đưa ra tỷ lệ đòn bẩy bổ sung khung rủi ro so với Basel II để bổ sung lớp bảo vệ đòn bẩy thứ 2 và bảo vệ chống lại rủi ro mô hình, sai số đo.
- Biện pháp thúc đẩy xây dựng phần “vốn đệm” trong thời kỳ thuận lợi để phòng ngừa trong điều kiện thị trường xấu (bổ sung phần vốn đệm dự phòng tài chính đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu 2,5%).
- Triển khai tiêu chuẩn quốc tế về tính thanh khoản tối thiểu cho ngân hàng quốc tế bằng tỷ lệ thanh khoản ngắn hạn trong 30 ngày và tỷ lệ cấu trúc thanh khoản dài hạn.
Kết luận Chương 1
Chương 1 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, những vấn đề cơ bản về RRLS và quản lý RRLS trong hoạt động của NHTM, làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng về quản lý RRLS tại Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam.
Tác giả nghiên cứu và xây dựng các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRLS tại Eximbank và giới thiệu phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến quản trị RRLS sẽ được thực hiện trong Chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT
NAM
2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàngThương mại Cổ phần Xuất Nhập KhẩuViệt Nam Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo Quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.
Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống đốc NHNNVN ký Giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.
Đến nay, vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.335 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.317 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Eximbank có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại Tp. Hồ Chí Minh cùng 207 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới.
2.1.2Cơ cấu tổ chức
Mô hình hoạt động bao gồm Hội sở chính, các Khu vực, Sở giao dịch, các Chi nhánh và các Phòng giao dịch.
- Hội sở chính là bộ máy quản lý tổng thể hoạt động của cả hệ thống, bao gồm các Khối nghiệp vụ được quản lý bởi các Phó Tổng Giám đốc phụ trách theo phân công của Tổng Giám đốc.
- Các Giám đốc Khu vực chịu trách nhiệm quản lý các Chi nhánh và Phòng giao dịch trong khu vực địa lý và trong thẩm quyền được giao, nếu vượt thẩm quyền đó, các Chi nhánh và Phòng giao dịch sẽ xin chỉ đạo trực tiếp từ Hội sở.
- Sở giao dịch, Chi nhánh và Phòng giao dịch là các đơn vị kinh doanh, chịu sự quản lý của Giám đốc khu vực và Hội sở.
- Các Phòng giao dịch được phân cấp khác nhau, có 2 loại Phòng giao dịch là Phòng giao dịch chịu sự quản lý của Chi nhánh và Phòng giao dịch chịu sự quản lý trực tiếp từ Hội sở.
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động
2.1.3.1 Về nghiệp vụ huy độngvốn
Huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân và doanh nghiệp bằng VND, ngoại tệ. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.
2.1.3.2 Về nghiệp vụ tín dụng
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND và ngoại tệ. Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành,ứng trước...).
2.1.3.3 Về dịch vụ thẻ
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB...thanh toán qua mạng bằng Thẻ.
2.1.3.4 Về các dịch vụ khác củangân hàng
Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option).
Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque.
Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.
Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư- tài chính - tiền tệ. Dịch vụ đa dạng về địa ốc.
Home Banking; Mobile Banking; Internet Banking.
Các dịch vụ khác: Bồi hoàn Thomas Cook Traveller' Cheques bị mất cắp, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và tiện ích ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
2.1.4 Kết quả kinh doanh trong thời gian qua
Trong bối cảnh kinh tế thế giới biến đổi phức tạp, sau giai đoạn chấn chỉnh cũng cố, từ năm 2008 đến nay, Eximbank có những bước phát triển mạnh, ổn định, và đạt được những thành quả khả quan. Trong 23 năm hoạt động, Eximbank luôn tăng trưởng ổn định, cụ thể qua các chỉ số tài chính ở các năm như sau :
BẢNG 2.1. Một số chỉ tiêu hoạt động của Eximbank 2010-2013
Đơn vịtính : tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013
Tổng tài sản 131,111 183,585 170,156 169,914
*Tỷ lệ tăng/giảm (+/-) so với năm trước 40.02% -7.31% -0.14%
Vốn chủ sở hữu 13,511 16,303 15,812 14,680
*Tỷ lệ tăng/giảm (+/-) so với năm trước 20.66% -3.01% -7.16%
Trong đó: Vốn điều lệ 10,560 12,355 12,355 12,355
*Tỷ lệ tăng/giảm (+/-) so với năm trước 17.00% 0.00% 0.00%
Lợi nhuận sau thuế 1,815 3,038 2,139 658
Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư 79,006 72,864 82,338 87,150
*Tỷ lệ tăng/giảm (+/-) so với năm trước -7.77% 13.00% 5.84%
Tổng dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và dân cư 62,346 74,663 74,992 83,354
*Tỷ lệ tăng/giảm (+/-) so với năm trước 19.76% 0.44% 11.15%
Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu (ROE) 13.43% 20.39% 13.30% 4.48%
Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng tài sản (ROA) 1.38% 1.93% 1.20% 0.39%
Trong 5năm gần đây, năm 2013 Eximbank gặp nhiều khó khăn nhất.Không riêng Eximbank, hoạt động NH kém hiệu quả ở nhiều hạng mục, dẫn đến lợi nhuận giảm sút trầm trọng, có một số NH không có lợi nhuận. Theo bảng 2.1, số liệu ở tất cả các mục đều tăng ít nhiều, riêng lợi nhuận trước thuế giảm trầm trọng, cụ thể quý 4/2013, lợi nhuận sau thuế của Eximbank là -221.62 tỷ đồng, do Eximbank:
- Giảm lãi suất cho vay dẫn đến thu nhập lãi thuần giảm.
- Tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
- Đóng trạng thái vàng trong nữa đầu năm 2013 theo chủ trương của Nhà nước
2.2 Diễn biến của lãi suất trên thị trường Việt Nam từ năm 2010 đến 2013Năm 2010 Năm 2010
Từ đầu năm, lãi suất cho vay VND ở quanh 12%/năm đến cuối năm nhảy vọt lên 18%/năm. Tỷ giá chính thức USD/VND chỉ tăng 5,53%, nhưng tỷ giá tự do chênh lệch khoảng 10%. Điều này đã tác động không nhỏ đến tình hình huy động vốn và cho vay tại Eximbank.
Chính phủ muốn duy trì lãi suất huy động VND ở mức 11%/năm. Tuy nhiên, lạm phát gia tăng, cuộc đua lãi suất huy động và cho vay bùng phát vào cuối nămvà xuất hiện các từ “phá trần”, “giao dịch ngầm”, “lãi suất chui”….
NHNNVN ban hành Quyết định số 2619/QĐ-NHNN và Quyết định số 2620 /QĐ-NHNN quy định tăng 1% lên lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm (từ 8% lên 9%); lãi suất tái chiết khấu (từ 6% lên 7%). Các NHTM đồng tănglãi suất từ 11% lên 12%/năm.Lãi suất huy động vẫn tiếp tục tăng từ 13% lên 14% và Techcombank công bố lãi suất huy động lên 17% trong ngày 8/12/2010. Năm 2011
Trong 6 tháng đầu năm, trước tình hình lạm phát cao, NHNNVN ban hành Thông tư 02/2011/TT-NHNN quy định lãi suất huy động vốn tối đa bằng VND là 14%/năm. Vớimức này, lãi suất huy động và cho vay thực đang ở mức âm. Vì thế, các NHTMhuy động vốnVND với lãi suất bình quân khoảng 17-18%/nămvà USD
với mức 3-3.5%/năm; lãi suất cho vay VND bình quân thực tế khoảng 18,74%/năm, trong đó cho vay phi sản xuất lên đến 22-25%/năm.
Sang 6 tháng cuối năm, lãi suất huy độngvà cho vay VND giảm nhẹ, lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ tương đối ổn định. Lãi suất cho vay VND bình quân khoảng 18,64%/năm (cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 16-21%/năm, cho vay sản xuất –kinh doanh khác khoảng 18-22%/năm, lãi suất cho vay phi sản xuất khoảng 20-25%/năm). Lãi suất huy động USD bình quân khoảng 1,96%/năm,lãi suất cho vay USD bình quân khoảng 6,1%/năm.
Với các quyết định điều hành mạnh mẽ, lãi suất đã giảm khi các ngân hàng giảm lãi suất huy động.Lãi suất ngắn hạn dưới 3 tháng chỉ còn 16-16,5%/năm, các kỳ hạn dài có mức giảm mạnh hơn.