Năm 2010
Từ đầu năm, lãi suất cho vay VND ở quanh 12%/năm đến cuối năm nhảy vọt lên 18%/năm. Tỷ giá chính thức USD/VND chỉ tăng 5,53%, nhưng tỷ giá tự do chênh lệch khoảng 10%. Điều này đã tác động không nhỏ đến tình hình huy động vốn và cho vay tại Eximbank.
Chính phủ muốn duy trì lãi suất huy động VND ở mức 11%/năm. Tuy nhiên, lạm phát gia tăng, cuộc đua lãi suất huy động và cho vay bùng phát vào cuối nămvà xuất hiện các từ “phá trần”, “giao dịch ngầm”, “lãi suất chui”….
NHNNVN ban hành Quyết định số 2619/QĐ-NHNN và Quyết định số 2620 /QĐ-NHNN quy định tăng 1% lên lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm (từ 8% lên 9%); lãi suất tái chiết khấu (từ 6% lên 7%). Các NHTM đồng tănglãi suất từ 11% lên 12%/năm.Lãi suất huy động vẫn tiếp tục tăng từ 13% lên 14% và Techcombank công bố lãi suất huy động lên 17% trong ngày 8/12/2010. Năm 2011
Trong 6 tháng đầu năm, trước tình hình lạm phát cao, NHNNVN ban hành Thông tư 02/2011/TT-NHNN quy định lãi suất huy động vốn tối đa bằng VND là 14%/năm. Vớimức này, lãi suất huy động và cho vay thực đang ở mức âm. Vì thế, các NHTMhuy động vốnVND với lãi suất bình quân khoảng 17-18%/nămvà USD
với mức 3-3.5%/năm; lãi suất cho vay VND bình quân thực tế khoảng 18,74%/năm, trong đó cho vay phi sản xuất lên đến 22-25%/năm.
Sang 6 tháng cuối năm, lãi suất huy độngvà cho vay VND giảm nhẹ, lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ tương đối ổn định. Lãi suất cho vay VND bình quân khoảng 18,64%/năm (cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 16-21%/năm, cho vay sản xuất –kinh doanh khác khoảng 18-22%/năm, lãi suất cho vay phi sản xuất khoảng 20-25%/năm). Lãi suất huy động USD bình quân khoảng 1,96%/năm,lãi suất cho vay USD bình quân khoảng 6,1%/năm.
Với các quyết định điều hành mạnh mẽ, lãi suất đã giảm khi các ngân hàng giảm lãi suất huy động.Lãi suất ngắn hạn dưới 3 tháng chỉ còn 16-16,5%/năm, các kỳ hạn dài có mức giảm mạnh hơn.
Năm 2012
Năm 2012, có 6 lần giảm lãi suất huy động và cho vay. Ngày 13/3, điều chỉnh từ 14% về 13%/năm theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 11/4, lãi suất huy động giảm còn 12%/năm. Ngày 28/05 NHNN quyết định đưa trần lãi suất huy động- cho vay lần lượt về còn 11% và 14%/năm, đồng thời hạ một loạt lãi suất điều hành. Ngày 11/6 trần lãi suất huy động VND giảm xuống còn 9%/năm.Theo Thông tư 19/ 2012/TT-NHNN ngày 8/6/2012, NHNN cho phép các NHTM tự quyết định lãi suất huy động kỳ hạn dài (từ 12 tháng trở lên). Từ 24/12/2012, NHNNVN giảm trần lãi suất huy động xuống còn 8%/năm.
Cuối năm 2012, NHNNVN chỉ đạo lãi suất cho vay phổ biến từ 12–15%/năm. Các ngân hàng thiếu thanh khoản, cạnh tranh vốn huy động bằng mọi giá khiến lãi suất huy động thực tế luôn ở mức cao (có thời điểm đầu năm lên tới 19-20%/năm). Khi NHNNVN kêu gọi hạ lãi suất cho vay xuống 15%khiến chênh lệch lãi cho vay –lãi huy độnggiảm mạnh,làm giảmlợi nhuận của các ngân hàng.
Năm 2013
Ngày 25/3/2013, NHNNVN ban hành các văn bản điều chỉnh giảm lãi suất điều hành. Cụ thể là:
- Quyết định số 643/QĐ-NHNN quy định lãi suất tái cấp vốn còn 8,0%/năm, lãi suất tái chiết khấucòn6,0%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên NH và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng là9,0%/năm.
- Thông tư số 08/2013/TT-NHNN quy định mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 7,5%/năm.
- Thông tư số 09/2013/TT-NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND tối đa là 11%/năm đối với các khoản cho vay để thực hiện phương án, dự án sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật Thương mại, phục vụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định số 56/2009/NĐ- CP ngày 30/6/2009; và một số hỗ trợ khác theo quy định của Chính Phủ.
Ngày 14/05/2013, NHNNVN điều chỉnh giảm 1%/năm lãi suất điều hành và trần lãi suất cho vay ngắn hạn ở một số lĩnh vực ưu tiên.