Dưới thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, NHNN Việt Nam ban hành lãi suất để cho vay bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Sang cơ chế thị trường, tuy là, các NHTM phải tự chịu rủi ro trong kinh doanh, nhưng giá cả, tức lãi suất huy động và cho vay lại do NHNN Việt Nam khống chế gần như là áp đặt. Trước năm 2008, các NHTM ít quan tâm đến RRLS, tự xem lãi suất như một mệnh lệnh phải được thực hiện. Từ năm 2008 về sau, chính sách điều hành lãi suất của NHNNViệtNam–lúc nâng cao lúc giảm thấp để kiềm chế lạm phát – đẩy các NHTM vào RRLS dễ nhận thấy.
Một yếu tố then chốt trong quản trị RRLS hiện đại là nhà quản lý phải dự báo được lãi suất tương lai để tính ra các tình huống giả định (stress testing).Công nghệ NH hiện đại có công cụ hỗ trợ dự báo lãi suất thị trường trong ngắn, trung và dài hạn để phục vụ việc quản trị RRLS. Nhưng, nền kinh tế tài chính Việt Nam chưa hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Với cùng mức nhận định vấn đề như nhau, NH nào sớm tiếp cận được thông tin từ Nhà nước, sẽ có cơ may quản trị RRLS tốt hơn NH không có điều kiện tiếp cận. Đây là một khó khăn lớn trong ứng dụng vào thực tiễnkhi thông tin chưa minh bạch.
Dù sao, Eximbank phải cho các cấp nhân viên của mình tập dần thói quen dự báo lãi suất thị trường cùng các dự báo kinh tế tài chính khác nữa, qua đào tạo trên thực địa (on the job training), để đưa vào các mô hình quản trị rủi ro theo yêu cầu đổi mới khâu quản trị ngân hàng hiện đại.