Trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, chính sách tiền tệ cùng chính sách tài khóa của Chính phủ luôn tác động trực tiếp và mạnh mẽ đếnkhâu quản trị RRLS tại các NHTM.
Thứ nhất, Chính phủ cần nới lỏng bớt các biện pháp thắt chặt tiền tệ, để vừa kiềm chế lạm phát trong một giới hạn nhất định, vừa phát triển kinh tế. Hàng loạt doanh nghiệp bị phá sản vừa qua đãảnh hưởng nặng nề đến hoạt động ngân hàng.
Thứ hai, Chính phủ cần thúc đẩy sự phát triển ổn địnhcủa thị trường tài chính, nhất là thị trường chứng khoán làm cơ sở để NH thực hiện các giao dịch phái sinh trong phòng chống rủi ro lãi suất.
Thứ ba, chính sách tài khóa chưa hợp lý, hiệu quả, thâm hụt ngân sách Nhà nước quá lớn, nợ công tăng cao…góp phần làm cho lãi suất biến động khó lường, đẩyNH vào rủi ro lãi suất.
Thứ tư, Chính phủ cần phát triển nền kinh tế đa thành phần, mạnh dạn dẹp bỏ các doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả, giảm bớt nguyên nhân gây nợ xấu cho ngân hàng.
Thứ năm, đưa chế độ kế toán của Việt Nam (V.A.S.) tiếp cận với chế độ kế toán quốc tế (I.A.S.) để các doanh nghiệp, luôn cả NH, được trích đủ các loại dự phòng rủi ro, đảm bảo việc kinh doanh ổn định.
Thứ sáu, minh bạch hóa các thông tin kinh tế và tạo điều kiện để nền kinh tế
kinh tế phát huy tác dụng. Xin lưuý là việc vận hành theo cơ chế thị trường không hề cản trở vai trò kiểm soát của Chính phủ, có điều, Chính phủ nên hành xử như một tác nhân kinh tế. Sự can thiệp theo kiểu hành chính sẽ bị thế giới phản ứng vì Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO.