NỘI DUNG TÀI LIỆU LIÊN TỤC

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC địa năm 4 tại TRUNG tâm y tế dự PHÒNG, CHI cục AN TOÀN THỰC PHẨM hà NAM (Trang 60 - 64)

MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM

MỤC TIÊU:

1. Trình bày được khải niệm, nguyên nhân của SDD trẻ em.

2. Nêu được một sổ hoạt động cần triển khai của chương trình phịng chống SDD ở cộng đồng để phòng chống SDD trẻ em.

NỘI DUNG

1. Suy dinh dưỡng ở trẻ em

Trẻ bị suy dinh dưỡng có biểu hiện chậm phát triển thể lực và trí tuệ: trẻ quá thấp, quá gầy so với tuồi, thể lực yếu, học kém.

Hậu quả của suy dinh dưỡng thường không thể khắc phục được, với trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng trưởng, khi lớn lên sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập và lao động. Suy dinh dưỡng có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào, tuy nhiên, suy dinh dưỡng có thể phịng tránh được.

Suy dinh dưỡng ữẻ em làm giảm khả năng phát triển về trí tuệ và thể chất cùa trẻ em, đó là thế hệ tương lai của quốc gia, vì vậy sẽ có ảnh hưởng dài hạn đến sự phát ừiển kinh tế xã hội.Người ta ước tính có đến 150 triệu trẻ em duới 5 tuồi bị suy dinh dưỡng trên toàn thế giới (WHO 2004) và đã đặt ra mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em (UNICEF 1990).Đây là vấn đề rất quan trọng nhằm đạt được Mục tiêu của Thiên niên kỷ nhằm giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở trẻ em.

Dựa trên cân nặng, chiều cao của ữẻ và so sánh với quần thể chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới năm 2006, người ta chia SDD thành 3 thể:

- SDD thể nhẹ cân: cân nặng thấp hơn so với mức tiêu ohuằn của ừẻ cùng tuổi và giới (sử đụng điểm ngưỡng cân nặng theo tuổi duới -2SD)

- SDD thể thấp còi: là giảm mức độ tăng trưởng của cơ thể, biểu hiện của SDD mạn tính, có thể bắt đầu sớm từ SDD bào thai do mẹ bị thiếu dinh dưỡng. Đuợc xác định khi chiều cao thấp hơn với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới (dưới -2SD)

- SDD thể gày còm: là hiện tượng cơ và mỡ cơ thể bị teo đi, được coi là SDD cấp tính vì thường biểu hiện trong thời gian ngắn. Được xác định khi cân nặng theo chiều cao dưởi -2SD.

2. Những nguyên chính gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ em

Nguyên nhân quan trọng hàng đầu là do chế độ ăn uổng không đầy đủ về chất lượng và/hoặc số lượng.

Ngồi ra cịn một số nguyên nhân khác dẫn đến suy dinh dưỡng như: hay bị bệnh, bà mẹ và trẻ em chưa được chăm sóc sức khỏe hợp lí. Ví dụ:

Khi mang thai nếu bà mẹ khơng có chế độ ăn uống hợp lí về lượng và chất (thiếu chất khoáng hoặc Vitamin...)

Trong vịng 6 tháng đầu tiên, nếu ừẻ khơng được ni dưỡng hoàn tồn bằng sữa mẹ, ừẻ sẽ có nhiều nguy cơ bị suy đinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưông và dễ mắc các bệnh t

Khi trẻ trên 6 tháng tuổi, việc cho trẻ bú sữa mẹ kết hợp với ăn bổ sung với chất lượng và số luợng đẩy đủ là rẩt cần thiết để trẻ không bị suy dinh dưỡng;

Thiếu nguồn nưóc sạch và các hệ thống xử lí nước sạch hợp lí

Khi người mẹ quá bận rộn, ít thời gian chăm sóc trẻ, trẻ cũng dễ bị bệnh, Việc chăm sóc sức khỏe khơng họp lí cho bà mẹ và trẻ em.

Nếu môi trưởng trong và xung quanh nơi ở không được vệ sinh sạch sẽ và việc chế biến thực phẩm không được đảm bảo vệ sinh.

Giai đoạn từ khi sinh đến 2 tuổi là giai đoạn cửa sổ quan ừọng để trẻ có thể phát triển và tăng trưởng tối ưu về cả thể chất và hành vi. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng đây là thời điểm xuất hiện sự suy giảm về tăng trưởng, thiếu các vi chất quan trọng và tăng các bệnh nhiễm khuẩn thông thường như tiêu chảy, viêm đường hơ hấp. Sau khi trẻ qua tuồi thứ 2 thì rất khó có thể biến chuyển được tình trạng thấp cịi đã xảy ra trước đỏ. Thực hành ni con bàng sữa mẹ và ăn bổ sung còn kém, cùng với các bệnh nhiễm khuẩn là những nguyên nhân hàng đầu đẫn đến suy dinh dưỡng trẻ em trong 2 năm đầu đời. Do đó, ni dưỡng trẻ nhị có vai trị đặc biệt quan trọng đối vói sức khỏe và sự sống còn của trẻ. WHO và UNICEF khuyến nghị rằng trẻ em cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và sau đó được ăn bổ sung đầy đủ hợp lý cùng với bú mẹ kéo dài cho tới 2 tuổi và hơn thế.

Như vậy, bất cứ trẻ nào cũng cỏ thể bị suy dinh dưỡng, dù gia đình của trẻ giàu hay nghèo.Khơng phài chỉ cỏ những trẻ ở các gia đình nghèo mới bị suy dinh dưỡng.

3. Phòng chổng suy dinh dưỡng

3.1. Bà mẹ mang thai cần được chăm sóc và ăn uống đầy đủ cả về chất và lượng

Tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của bà mẹ trước và trong suốt thời kỳ mang thai cỏ ảnh hưởng trực tiểp đến tình ừạng dinh dưỡng của ừẻ lúc mới sinh và những tháng đầu tiên của cuộc đời ừẻ. Cụ thể bà mẹ nên làm được những điều sau:

Khám thai ít nhất một lần ừong mỗi thai kì để theo dối sự phát triển củathai nhi cũng như để phát hiện và điều trị kịp thòi các bệnh như bệnh sốt rét, bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục và các bệnhnhiễm trùng khác ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của bào thai.

Vận động họ khơng có thai sớm và các lần sinh nên cách xa nhau.

Uống bổ sung vi chất đặc biệt như chất sắt, acid folic, canxi, i-ốt ở phụ nữ trẻ và các bà mẹ trước thời kỳ thai nghén và đặc biệt trong thời kỳ mang thai.

Ăn uống đủ cả lượng và chất trong thời kỳ mang thai.

3.2. Áp dụng thực hành dinh dưỡng và vệ sinh đúng cách cho trẻ, đặc biệt trong suốt thời gian trẻ dưới 2 tuổi

Với trẻ dưới 6 tháng :

Sữa mẹ là nguồn thức ăn quí giá và cơ bản của trẻ nhỏ, vì thế nên cho trẻ bú sớmtrong vòng một giờ sau khi sinh và cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.

Với trẻ trên 6 tháng :

Khi trẻ trên 6 tháng tuổi nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ đồng thời cho trẻ ănbổ sung (ăn sam hay ăn dặm). Việc này rất cần thiêt đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng ở lứa tuổi này.

Như vậy, khi trẻ trên 6 tháng tuổi các bà mẹ nên: Tiếp tục cho bú đến khi trẻ được ít nhất 24 tháng;

Cho trẻ ăn bổ sung 2-3 bữa một ngày với các thức ăn đầy đủ dinh dưỡng (đủ bổn nhóm thực phẩm như bột, đạm, béo, vitamin và chất khoảng),có độ đặc hợp lí và đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Nếu trề không ăn được bột đặc thì bà mẹ có thể cho trẻ ăn thành 4 hoặc 5 bữa một ngày (bột có thể sền sệt) đủ các chất dinh dưỡng bổ sung như trên; Chú ý cho thêm dầu hoặc mỡ khi che biển bữa ăn cho trẻ.

Khuyến khích và động viên trẻ ăn nhiều, dặc biệt là đối với những trẻ lười ăn. Cần theo dõi lượng thức ăn trẻ ăn được.

Khuyển khích việc áp dụng các biện pháp đảm bảo vệ sinh nhất là phải rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ và cho trẻ ăn ngay sau khi nấu xong để giảm các nguy cơ bị bệnh.

3.3. Áp dụng chăm sóc dinh dưỡng đúng cách cho trẻ khi bị bệnh và tăng cường chế độ ăn uổng cho trẻ trong thời gian hồi phục sau khi bị bệnh.

Cụ thể cần làm những việc sau:

Tiếp tục và tàng cường cho trè bú ừong thời gian trẻ bị bệnh;

Với trẻ trên 6 tháng tuổi, hãy tiếp tục cho trẻ ăn bổ sung và động viên trẻ ăn.

Trong thòi gian hồi phục bệnh, ngay khi trẻ có thể và muốn ăn, hãy cho trẻ ăn nhiều hơn (sữa mẹ và thức ăn bổ sung) và tiếp tục cho ăn nhiều càng lâu càng tốt;

Đưa trẻ đến Trạm y tế để:

+ Được hướng dẫn bổ sung vitamin A nếu trẻ bị sởi, bổ sung sắt nếu trẻ bị thiếu máu hoặc bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết khác;

+ Trẻ được cân và xem xét tình trạng dinh dưỡng, chế độ ăn uống của trẻ; + Được tư vấn về chế độ ăn uống hợp lí đối với tình trạng của bà tnẹ và của trẻ. Thực hành lí tưởng về Ni dưỡng trẻ nhỏ

Theo Tài liệu ProPan (PAHO, 2004), 15 thực hành lí tưởng về Ni dưỡng trè nhỏ gồm:

Trẻ mới sinh đều được bắt đầu cho bú mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh Trẻ mới sinh không được cho ăn/uổng gì trước khi cho bú mẹ

Trẻ mới sinh đều được bú sữa non

Trẻ mới sinh và trẻ nhỏ đều được cho bú mẹ theo nhu cầu suốt ngày lẫn đêm Trẻ mới sinh đều được bú mẹ hoàn toàn ừong 6 tháng đầu

Khơng có trẻ nào bị cai sữa trước thời điểm đuợc 24 tháng tuổi Không cho trẻ ăn bằng bỉnh với núm vú giả

Trẻ nhỏ được bắt đầu cho ăn bồ sung từ tròn 6 tháng (180 ngày) Trẻ nhỏ đều được cho ăn đủ số bữa mỗi ngày theo khuyến nghị

Trẻ nhỏ đều đáp ứng các yêu cầu về năng lượng hàng ngày theo khuyến nghị Cho trẻ ăn những thực phẩm giàu năng lượng và đinh dưỡng

Cho trẻ ăn thực phẩm đa dạng (với 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn) Cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sắt hàng ngày

Cho trẻ ăn thịt, cá và thịt gia cầm hàng ngày Hỗ trợ và chăm cho trẻ ăn no trong các bữa ăn

Định nghĩa các chi sổ về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Bú mẹ ngay sau sinh: Tỷ lệ trẻ sinh ra trong 24 tháng qua được bú mẹ ngay sau sinh (trong vòng 1 giờ đầu sau sinh)

Bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng: Tỷ lệ trẻ từ 0-5 tháng tuổi được ni hồn toàn bằng sữa mẹ

Tiếp tục cho bú sữa mẹ khi trẻ một năm tuẫi: Tỷ lệ trẻ từ 12-15 tháng tuổi được bú sữa mẹ.

Trẻ được ăn thức ăn bỗ sung: Tỷ lệ trẻ 6-8 tháng tuổi được ăn thêm các loại thức ăn lỏng, đặc và thức ăn mềm

Trẻ được ăn đa dạng thức ăn I Ti lệ trẻ từ 6-23 tháng được ăn đủ 4 hoặc nhiều hơn 4 nhóm thực phẩm.

Số lượng bữa ăn tối thiểu: tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ và không được bú sữa mẹ từ 6-23 tháng tuổi được cho ăn thêm các loại thức ăn lỏng, đặc và thức ăn mềm (bao gồm cả cho ăn sữa ngồi trong trường hợp trẻ khơng được bú sữa mẹ) nhiều hơn hoặc bằng số lượng bữa ăn tối thiểu.

Số lượng bữa ăn tối thiểu là:

2 lần với trẻ từ 6-8 tháng tuổi được bú sữa mẹ 3 lần với ừẻ từ 9-23 tháng tuổi được bú sữa mẹ

4 lần với trẻ từ 6-23 tháng tuổi không được bú sữa mẹ

Chế độ ăn tối thiểu cho phép: tỷ lệ trẻ từ 6-23 tháng tuổi được cung cấp chế độ ăn tối thiểu cho phép (khơng tính sữa mẹ)

- Với trẻ được bú sữa mẹ, tham chiếu chi số 5 và 6 nêu trên - Với trẻ không được bú sữa mẹ, tham chiếu chỉ số 6 ở ừên

Trẻ được hấp thụ đủ sắt hoặc thức ăn có bổ sung sắt: Tỷ lệ trẻ từ 6-23 tháng tuổi đuợc ăn thức ăn giầu sắt hoặc có bổ sung sắt loại đặc biệt cho sự phát triển của trẻ, hoặc do gia đình bổ sung cho trẻ.

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC địa năm 4 tại TRUNG tâm y tế dự PHÒNG, CHI cục AN TOÀN THỰC PHẨM hà NAM (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w