QUY TRÌNH TẬP HUẤN DINH DƯỠNG TẠI CỘNG ĐỒNG

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC địa năm 4 tại TRUNG tâm y tế dự PHÒNG, CHI cục AN TOÀN THỰC PHẨM hà NAM (Trang 52 - 54)

1. Công tác chuẩn bị cho một buổi thực hành dinh dưỡng:

Người hướng dẫn: Gồm 02 người. Một người giới thiệu, một người thực hành.Cũng có thể chỉ cần một người vừa hướng dẫn vừa thực hành.

Địa điểm: Địa điểm để tiến hành một buổi thực hành dinh dưỡng cần đảm bảo dễ tiếp cận (nên tại thơn, xóm). Có thể ở nhà văn hố thơn, có thể tại một gia đình của đối tượng hoặc nhà của cộng tác viên dinh dưỡng. Ngoài ra nơi thực hành dinh dưỡng cần phải thoáng, đủ rộng cho 20 – 30 đối tượng, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như tiếng ồn, điều kiện vệ sinh, thơng thống.

Đối tượng: Nên phân nhóm đối tượng tương đối đồng nhất về: nhóm tuổi, giới, tình trạng sinh lý, trình độ văn hố, điều kiện kinh tế xã hội.. Ví dụ: Nhóm các bà mẹ đang ni con dưới 2 tuổi, nhóm phụ nữ có thai..nhóm các cặp vợ chồng mới kết hơn... Thông báo cho đối tượng: giấy mời tới từng hộ, loa truyền thanh của xã.

Lên danh mục các dụng cụ và thực phẩm cần thiết cho buổi thực hành dinh dưỡng:

+ Dụng cụ: bếp ga du lịch (3 bộ); nồi, xoong nấu bột (3 cái); bát ăn cơm, đũa, thìa cà

phê loại 5 ml, thìa cà phê 2,5 ml hoặc thìa phở, thìa súp (10 bộ); khay nhựa, rổ nhựa, thớt, dao băm , dao thái, chầy, cối…

+ Chuẩn bị thực phẩm: Lương thực, thực phẩm cần đảm bảo đủ 4 nhóm: Bột đường,

đạm, béo, vitamin và chất khống. Có thể mua từ chợ, có thể đề nghị các bà mẹ mang từ vườn nhà đến, nhưng luôn nhớ nguyên tắc tận dụng nguồn thực phẩm sẵn có của

địa phương.Thực phẩm có thể mua từ chợ, có thể do các bà mẹ mang tới từ hộ gia đình.

2. Các bước tiến hành trong buổi hướng dẫn thực hành dinh dưỡng:

- Chào hỏi, làm quen.

- Giới thiệu mục đích của buổi thực hành dinh dưỡng.

- Giới thiệu các nhóm thực phẩm, tầm quan trọng của mỗi nhóm đối với sự phát triển của trẻ.Nhấn mạnh đến các loại thực phẩm sẵn có tại địa phương.

- Hướng dẫn chế biến một bát bột : Người hướng dẫn vừa nói vừa thao tác.

- Phân nhóm thực hành: Nên phân làm 3 nhóm thực hành chế biên cho 3 nhóm tuổi 7-8 tháng, 9-11 tháng, 12 – 24 tháng . nên có một nhóm sử dụng giá đỗ để hoá lỏng bát bột hoặc cháo.

Nhận xét: Sau khi đã có sản phẩm người hướng dẫn sẽ nhận xét sản phẩm của từng nhóm theo các tiêu chí như: lựa chọn thực phẩm, số lượng trong một bát bột có phù hợp với tháng tuổi khơng, tính chất của thức ăn ( độ lỏng, đặc ). Đặc biệt chú ý so sánh sự khác nhau giữa hai bát bột có giá đỗ và khơng có giá đỗ về độ lỏng đặc để cho học viên thấy rõ được vai trị của giá đỗ trong việc hố lỏng bát bột.

Cách nấu một số loại bột cho trẻ:

TuổiCách ănThực đơn

6-7 tháng tuổi Ngày cho ăn từ 1-2 bữa bột Bú mẹ theo nhu cầu của trẻ (6-8 bữa/ngày)

Uống nước hoa quả 2-3 lần/ngày

1. Bột sữa đậu nành (Đậu tương):

Sữa đậu nành: 200 ml (1 bát ăn cơm) Bột gạo : 2 thìa cà phê Đường : 1 thìa cà phê Rau xanh : 1 thìa cà phê

2.Bột thịt:

Bột gạo : 2 thìa cà phê Thịt nạc : 2 thìa cà phê Mỡ(dầu ăn) : 1 thìa cà phê Rau xanh giã nhỏ : 1 thìa cà phê

7-9 tháng tuổi Bú mẹ nhiều lần theo nhu cầu

Ăn thêm ngày 2-3 bữa bột đặc

Ăn 2-3 bữa quả chín nghiền nát

1.Bột lạc:

Bột gạo : 4 thìa cà phê Lạc rang chín giã nhỏ : 3 thìa cà phê Rau xanh : 1 thìa cà phê

2. Bột cua: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bột gạo tẻ : 4 thìa cà phê Nước lọc cua : 1 bát ăn com Mỡ (dầu ăn) : 1 thìa cà phê Rau xanh giã nhỏ : 2 thìa cà phê

Nước : 1 bát ăn cơm

Trẻ từ 10-12

tháng Bú mẹ nhiều lần trong ngày

Ăn 1-4 bữa bột đặc/ ngày Ăn quả chín 2-3 /ần/ngày

1. Bột trứng:

Bột gạo : 5 thìa cà phê Trứng gà : 1 quả (1 lòng đỏ) hoặc 4 trứng chim cút

Mỡ (dầu ăn) : 1-2 thìa cà phê Rau xanh giã nhỏ : 2 thìa cà phê

Nước : 1 bát con

2. Bột cá:

Bột gạo : 4 thìa cà phê Cá gỡ bỏ sạch xương: 3 thìa cà phê Mỡ (dầu ăn) : 1-2 thìa cà phê Rau xanh giã nhỏ : 2 thìa cà phê

Nước : 1 bát con

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC địa năm 4 tại TRUNG tâm y tế dự PHÒNG, CHI cục AN TOÀN THỰC PHẨM hà NAM (Trang 52 - 54)