I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của thị xã Từ sơn
2. Đặc điểm kinh tế-xã hội của thị xã Từ Sơn.
Từ Sơn nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có 2 tuyến Quốc lộ 1A, 1B và tuyến đường sắt quốc tế Hà Nội - Lạng Sơn - Trung Quốc chạy qua, nên rất có điều kiện giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 10 năm (1999-2009) của thị xã Từ Sơn đạt 14%. Riêng năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế nhưng tăng trưởng kinh tế của Thị xã vẫn đạt 13,63%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2.215 USD/năm cao hơn bình quân của cả nước, tăng gấp 2 lần so với năm 1999. Thị xã đã quy hoạch 11 khu công nghiệp tập trung với diện tích 350 ha, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn 3.750 tỷ đồng; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 448 tỷ đồng, tăng 4 lần so với năm 1999. Công tác đầu tư xây dựng được quan tâm và thực hiện có hiệu quả, tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân hàng năm thời kỳ 1999-2009 trên 200 tỷ đồng, bộ mặt Thị xã và các xã, phường có nhiều đổi mới.
Bảng 2.1: Cơ cấu GDP ở thị xã Từ Sơn.
Đơn vị tính: %
Chỉ têu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng 100 100 100 100 100 Công nghiệp- XD 65,8 67,2 68,5 70 69,3 Thương mại- dịch vụ 23,2 23,8 24,3 23,7 24,8 Nông lâm nghiệp 11 9 7,2 6,3 5,9
Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Từ Sơn
* Sản xuất công nghiệp- xây dựng đã chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP thị xã, tăng từ 65.8% (năm 2005) lên 69.3% (năm 2009); ngành thương mại dịch vụ có chiều
hướng phát triển tốt, tăng dần trong cơ cấu GDP, từ 23.2% (năm 2005) lên 24.8% (năm 2009); lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có chiều hướng giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu GDP từ 11% (năm 2005) xuống còn 5.9% (năm 2009).
* Sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp của thị xã phát triển cao cả về giá trị và số lượng. Năm 2009 tổng giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp đạt 3685 tỷ đồng (giá CĐ năm 1994), bằng 94.7% kế hoạch, tăng 16% so với năm 2008. Toàn thị xã hiện có 10 cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề do huyện quản lý, 01 khu công nghiệp tập trung( khu công nghiệp Tiên Sơn) do Tỉnh quản lý với tổng diện tích trên 600 ha, trong đó:
Khu công nghiệp tập trung có diện tích 377 ha, các cụm công nghiệp có tổng diện tích 232 ha. Nhìn chung khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề đã xây dựng nhà xưởng và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút trên 10 nghìn lao động.
Tuy nhiên sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp còn một số tồn tại: Công tác giải phóng măt bằng một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn hết sức khó khăn như: Cụm công nghiệp sản xuất Châu Khê mở rộng, cụm công nghiệp làng nghề Đồng Quang; khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP- Phù Chẩn…; việc quản lý sau đầu tư ở các cụm công nghiệp còn chậm, tình trạng ô nhiễm môi trường chậm được khắc phục, công nghệ sản xuất các làng nghề nhìn chung còn lạc hậu.
* Hoạt động thương mại- dịch vụ.
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ trên địa bàn ước đạt 2.594 tỷ đồng bằng 116,9% KH và tăng 19% so với năm 2008 bằng 162,6 % so với mục tiêu Đại hội. Công tác quản lý thị trường có tiến bộ. Việc cấp đăng ký kinh doanh được duy trì đều, đảm bảo đúng quy định.
Doanh thu doạt động bưu chính viễn thông cả năm ước đạt 45,3 tỷ đồng tăng 8,8% so với năm 2008. Lắp đặt mới ước đạt 1.425 máy điện thoại, thuê bao cố định bình quân ước đạt 35 máy/100 dân (không kể điện thoại di động).
Đến nay trên địa bàn thị xã có 11 ngân hàng thương mại và 01 ngân hàng chính sách xã hội. Các ngân hàng và tổ chức tín dụng xác định đúng hướng kinh doanh, đúng mục tiêu phục vụ, giải ngân các gói kích cầu kịp thời đã đáp ứng cơ bản nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Tính đến 14/10/2009 các ngân hàng thương mại đã triển khai cho 423 cá nhân, đơn vị vay
vốn theo các gói kich cầu của chính phủ với tổng dư nợ 1.196,1 tỷ đồng. Ngân hàng CSXH đã cho các hộ nghèo, học sinh – sinh viên và cho vay giải quyết việc làm với tổng dư nợ tính đến 30/11/2009 là 104,2 tỷ đồng.
* Sản xuất nông nghiệp.
Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2009 ước đạt 185, tỷ đồng (tính theo giá cố định năm 1994) bằng 108,1% so với KH và tăng 9,6 % so với năm 2008 (99.4% mục tiêu đại hội), nguyên nhân giảm là do chuyển đổi 299 ha đất nông nghiệp sang đất sản xuất công nghiệp và đất tiêu dùng khác. Trong đó: giá trị trồng trọt ước đạt 5,9tỷ đồng cao hơn so với năm 2008 là 65, tỷ đồng. Chăn nuôi + thủy sản ước đạt 112,4 tỷ đồng tăng 15,7% so với năm 2008. Dịch vụ nhà nước ước đạt 6,9 tỷ đồng bằng 104,5% so với năm 2008. Cơ cấu giá trị: trồng trọt 40%, chăn nuôi 56,1%, dịch vụ 3,9% đạt mục tiêu Đại hội đề ra.
• Về trồng trọt
- Diện tích gieo trồng cả năm 5933.4 ha đạt 97,3% KH, giảm 258,6 ha so với năm 2008. Trong đó: diện tích lúa vụ xuân 2796 ha đạt 99,6 % KH, diện tích lúa vụ mùa 2774 ha đạt 98,6% KH. Sản lượng lúa ước đạt: 30.738 tấn bằng 99,8% KH.
- Giá trị trồng trọt ước đạt 52 triệu đồng/ ha canh tác (giá hiện hành) tăng 3,1 triệu đồng so với năm 2008 bằng 96,3% mục tiêu Đại hội.
• Về chăn nuôi
- Tổng đàn lợn thịt ước đạt 27.000 con bằng 70,9% so với cùng kỳ năm 2008. Tổng đàn bò 387 con bằng 76,6% so với cùng kỳ, riêng đàn bò sữa 63 con bằng 98,4% với cùng kỳ năm 2008. Tổng đàn gia cầm ước đạt 243.800 con bằng 106,9% so với cùng kỳ năm 2008.
- Diện tích nuôi thả cá ước đạt 232,1 ha đạt 93% KH và bằng 102% so với cùng kỳ; trong đó diện tích nuôi cá thịt là 222,1 ha, sản lượng cá ước đạt 1.066 tấn.
- Trồng cây phân tán: ước cả năm trồng được 6.250 cây các loại, trong đó cây ăn quả được chú trọng phát triển.
• Công tác thủy lợi
- Đã hoàn thành KH tu bổ, đào đắp đê ngũ huyện khê 51.103 m3; san lấp ổ gà, sửa chữa mặt đê và rải cấp phối đá dăm được 2.454 m3. Cứng hóa mặt đê 2.568m3, xử kè song tháp đê tả ngũ huyện khê. Hoàn thành chiến dịch làm thủy lợi cải tạo đất với tổng khối lượng đào đắp 61.664m3, đạt 107% KH.
• Công tác văn hóa-thông tin-thể dục thể thao, giáo dục và đào tạo
Thị xã Từ Sơn qua các năm gần đây đã chỉ đạo và thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của thị xã nhất là vào dịp các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn của đất nước. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa tiếp tục được đẩy mạnh về mọi mặt. Phong trào xây dựng làng văn hóa, khu dân cư văn hóa tiếp tục phát triển năm 2009 có 55/81 thôn, khu phố đăng ký xây dựng làng văn hóa, 88,7% hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa. Tổng kết phong trào 20 năm xây dựng làng văn hóa và khen thưởng 32 tập thể, 61 hộ gia đình và 10 cá nhân tiêu biểu; ước đến hết năm có 50/81 thôn, khu phố nhà sinh hoạt riêng, khu phố riêng. Tổ chức thành công đại hội TDTT thị xã Từ Sơn lần thứ 6 năm 2009, 3 giải đấu thể thao cấp thị xã: các xã, phường đã tổ chức được trên 260 giải thể thao chào mừng các ngày lễ kỉ niệm, và giải đại hội TDTT cơ sở. Tham gia các giải thể thao cấp tỉnh đạt 35 huy chương các loại
Năm 2009 ước sản xuất 323 chương trình phát thanh với trên 3.252 tin bài. Thực hiện 12 trang phát thanh, 24 trang truyền hình phát trên sóng đài tỉnh. Công tác tuyên truyền đảm bảo kịp thời, chính xác. Duy trì có hiệu quả trang website Đài Từ Sơn. 12 đài các xã, phường được kiện toàn, biên tập chương trình trên máy vi tính. Không để xảy ra sự cố kỹ thuật. Đã chú trọng chỉ đạo phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, phấn đấu đầu tư để hoàn chỉnh chỉ tiêu xây dựng phòng học, trường chuẩn Quốc gia, đảm bảo tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, hoàn thành chuẩn Quốc gia về y tế; tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác truyền thông DS - KHHGĐ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm chính sách DS - KHHGĐ; tăng cường các hoạt động văn hoá, TDTT, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa… Chào mừng kỷ niệm 10 năm tái lập huyện, 01 năm thành lập thị xã Từ Sơn và tiến tới đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Thực hiện tốt công tác đảm bảo xã hội, tăng cường đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động .v.v.
Việc thực hiện chính sách xã hội được quan tâm kịp thời. Năm 2005 phê duyệt 35 dự án vay vốn từ quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm với số tiền 1,15 tỷ đồng; năm 2006 là 33 dự án với số tiền là 1,53 tỷ đồng, tăng 33%; năm 2007 là 21 dự án với số tiền là 1,1 tỷ đồng. Giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn thị xã từ 3.74% năm 2005 xuống còn 2.3% năm 2007, đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, đảng viên và nhân dân tiếp tục được nâng lên.