Về chi thường xuyên

Một phần của tài liệu Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách tại cấp thị xã – nghiên cứu điển hình thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 41 - 49)

II. Tình hình thực hiện thu-chi ngân sách Nhà nước tại thị xã Từ Sơn 1 Tình hình thực hiện thu Ngân sách Nhà nước

2. Tình hình thực hiện chi NSNN trên địa bàn thị xã Từ sơn.

2.2. Về chi thường xuyên

Nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua thị xã Từ Sơn đã đặc biệt quan tâm đến công tác chi thường xuyên cho các sự nghiệp kinh tế, giáo dục, y tế, chi đảm bảo xã hội… Năm 2005 chi thường xuyên trên địa bàn thực hiện là 52.994 triệu đồng; dự toán giao 32.774 triệu đồng đạt 161,7% so với dự toán; Năm 2006 là 47.818 triệu đồng, dự toán 35.123 triệu đồng đạt 136,5% so với dự toán và giảm 9,6% so với năm 2005. Nguyên nhân chi thường xuyên năm 2006 giảm hơn so với năm 2005 là trong năm 2006 ngân sách thị xã chi bổ sung mục tiêu cho các xã ít hơn từ 14.190 triệu đồng năm 2005 xuống còn 8.424 triệu đồng năm 2006. Mặt khác, do năm 2005 thị xã tập trung kinh phí hoàn trả lưới điện hạ áp cho các xã và hỗ trợ trả nợ các công trình xây dựng cơ bản dở dang, công trình XDCB đã có quyết toán, có khối lượng nghiệm thu song chưa có nguồn thanh toán ở các phường xã.

Năm 2007 chi thường xuyên thực hiện 55.781 triệu đồng/dự toán 39.892 triệu đồng đạt 139,8% dự toán và tăng 16,3% so với năm 2006. Năm 2008, chi thường xuyên thực hiện là 66.835 triệu đồng. Như vậy, chi thường xuyên thường tăng cao hơn so với dự toán và tăng nhanh hàng năm do các khoản thu địa phương được hưởng đều thu vượt so với dự toán tỉnh giao và do điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu liên tục ở các năm ngân sách.

Bảng 2.4: Cơ cấu chi thường xuyên NSNN

Đơn vi tính: triệu đồng, %

Cơ cấu chi

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Thực hiện Tỷ trọng Thực hiện Tỷ trọng Thực hiện Tỷ trọng Thực hiện Tỷ trọng Tổng chi NSĐP 98.465 100 126.98 8 100 174.71 9 100 175.77 9 100 Chi thường xuyên 52.994 53,8 47.818 37,66 55.781 31,93 66.835 38,02 - Chi SN kinh tế 3.206 6,05 4.994 10,44 6.140 11 5.252 7,86 - Chi SN GD- ĐT 21.708 40,9 27.019 56,5 33.012 59,1 40.075 59,96 - Chi SN Y tế 2.128 4,02 3.368 7,04 2.186 3,91 2.638 3,95 - Văn hóa thể thao 1.522 2,8 930 1,94 1.321 2,37 1.983 2,97 - Chi quản lý hành chính 5.864 11,0 6.683 13,97 8.201 14,7 10.078 15,08 -Chi đảm bảo xã hội 1.245 2,4 1.287 2,69 2.445 4,38 3.374 5,05 - Chi SN MT 220 0,39 1.300 1,95 - Chi SN KHCN 40 0,07 45 0,07 - An ninh QP 1.300 2,45 2.551 5,33 1.786 3,20 2.091 3,13 - Chi bổ sung ngân sách xã 15.500 29,25 13.012 27,21 26.045 46,7 21.744 32.54

Nguồn: Báo cáo từ phòng tài chính – kế hoạch thị xã Từ Sơn

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, chi ngân sách thị xã không những đảm bảo chi thường xuyên phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh mà còn có kế hoạch cân đối, tiết kiệm để dành cho chi đầu tư phát triển; Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo, chi

cho các sự nghiệp kinh tế, chi xây dựng hạ tầng kinh tế-xã hội hàng năm đều khá cao, chi quản lý hành chính theo hướng tiết kiệm. Điều đó cũng thể hiện sự đúng đắn về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh nói chung, của thị xã Từ sơn nói riêng trong đầu tư phát triển. Cụ thể:

Chi cho sự nghiệp kinh tế

Là khoản chi góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, đồng thời nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu cho NSNN. Năm 2005 thực hiện chi 3.206 triệu đồng/ dự toán 2.098 triệu đồng đạt 152,8% dự toán giao. Năm 2006 thực hiện 4.994 triệu đồng/ dự toán 3.910 triệu đồng đạt 127,7% dự toán giao. Năm 2007 thực hiện 6.140 triệu đồng/ dự toán 2.410 triệu đồng đạt 254,8% dự toán giao. Năm 2008, thị xã thực hiện chi là 5.252 triệu đồng. Chi cho sự nghiệp kinh tế tăng từ 6% năm 2005 trong nội bộ cơ cấu nguồn chi thường xuyên lên 11% năm 2007 và 7,86% năm 2008. Trong đó, bao gồm các khoản chi cho sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, địa chính, giao thông và kiến thiết thị chính, xây dựng công sở. Ngoài việc đảm bảo cho hoạt động bộ máy của các sự nghiệp trên, khoản chi này phục vụ trực tiếp các chương trình mục tiêu nhằm phát triển kinh tế của địa phương như: chi cho công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chi kiểm tra dịch bệnh, nạo vét các kênh mương, chi lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chi duy tu sửa chữa các tuyến đường...

Như vậy ngoài việc đầu tư phát triển kinh tế xã hội, chi sự nghiệp kinh tế cũng là khoản chi đáng kể góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn hiện nay.

Chi sự nghiệp giáo dục- đào tạo

Đây là khoản chi lớn thứ hai sau khoản chi đầu tư phát triển và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn chi thường xuyên của thị xã. Năm 2005 thị xã thực hiện chi 21.708 triệu đồng/ dự toán 17.665 triệu đồng đạt 122,9% dự toán. Năm 2006 là 27.019 triệu đồng/ dự toán 19.560 triệu đồng đạt 138% so với dự toán; Năm 2007 tăng lên 33.012 triệu đồng/ dự toán 27.516 triệu đồng đạt 120% so với dự toán. Năm 2008 chi cho GD - ĐT là 40.075 triệu đồng. Nhìn chung qua các năm thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo nhận thấy thị xã Từ sơn rất quan tâm đến nhiệm vụ chi này. Đây là chỉ tiêu pháp lệnh nên thị xã Từ sơn chi bao giờ cũng đạt vượt chỉ tiêu dự toán giao. Mặt khác chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo luôn ở mức cao do ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo không những đảm bảo chi cho con người và hoạt động của bộ máy mà còn đảm bảo

một phần không nhỏ cho công tác đầu tư xây dựng, sửa chữa trường lớp. Đến năm 2008 thị xã đã có 11/14 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, 14/16 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, 8/14 trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia. Trong 4 năm từ 2005 -2008 bằng cách huy động tổng hợp các nguồn vốn đến nay thị xã Từ Sơn đã có hơn 90% phòng học kiên cố, hoàn thành phổ cập giáo dục THCS. Thực hiện cấp kinh phí chi cho cải cách thay sách giáo khoa ở 2 bậc: Tiểu học và THCS; đầu tư kinh phí chi cho hội khỏe phù đổng, khen thưởng học sinh và giáo viên dạy gỏi các cấp…

Trong tổng số kinh phí chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo thì chi lương, phụ cấp lương và các khoản có tính chất lương chiếm khoảng 88-90%, phần chi đảm bảo hoạt động chỉ đạt 10 -12%. Điều đó cho thấy công tác xã hội hóa giáo dục rất cần thiết và cấp bách và thực tế trong thời gian vừa qua trên địa bàn thị xã, công tác xã hội hóa giáo dục cũng đã đạt được thực hiện đáng kể tạo nguồn đáp ứng một phần nhu cầu chi thường xuyên của trường về chi xây dựng, sửa chữa trường, lớp học, mua sắm bàn nghế, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học trong nhà trường, chi tiền điện, nước, văn phòng phẩm...

Trong điều kiện NSNN khó khăn như hiện nay, xã hội hóa giáo dục thực hiện tốt vừa đáp ứng nhu cầu xã hội, vừa có nguồn để đầu tư phát triển công tác giáo dục và đào tạo.

Chi sự nghiệp y tế

Trong những năm qua mạng lưới y tế cơ sở từ thị xã đến xã đã được đầu tư và cải tiến dần từng bước nhằm đảm bảo chăm sóc sức khỏe nhân dân ngay từ tuyến cơ sở. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho y tế ngày càng được quan tâm đầu tư. Đẩy mạnh các hoạt động y tế dự phòng. Năm 2005 xây mới trung tâm y tế thị xã, trong 3 năm 2005 -2007 cũng đã xây mới được 2 trạm y tế xã và sửa chữa nâng cấp được thêm 6 trạm y tế xã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, khám chữa bệnh cho nhân dân trong thị xã. ở tất cả các phường, xã đều có trạm y tế phường, xã. Các trạm y tế được trang bị những điều kiện cần thiết phục vụ cho khám, chữa bệnh. Đội ngũ cán bộ y tế phường, xã thường xuyên được học tập chuyên môn nâng cao tay nghề. Tuy nhiên chính sách đãi ngộ còn nhiều hạn chế: tiền trực đêm của cán bộ y tế cơ sở thấp nên không thu hút được cán bội y tế có chuyên môn giỏi đặc biệt là những phường, xã, cơ sở có làng nghề.

Năm 2005 thị xã chi cho sự nghiệp y tế thực hiện 2.128 triệu đồng/ dự toán 1.200 triệu đồng đạt 177,4% dự toán giao. Năm 2006 thực hiện 3.368 triệu đồng/ dự toán 1.400 triệu đồng đạt 240,5% dự toán giao. Năm 2007 thực hiện 2.186 triệu đồng/ dự toán 1.393 triệu đồng đạt 156,9% dự toán giao. Năm 2008 là 2.638 triệu đồng. Chi cho sự nghiệp y tế luôn chiếm từ 4% - 7% trong cơ cấu nguồn chi thường xuyên của thị xã thể hiện vai trò của sự nghiệp y tế trong đời sống.

Chi cho sự nghiệp văn hóa thông tin, TDTT, phát thanh truyền thanh:

Quán triệt nghị quyết trung ương 5 (Khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc thị xã Từ sơn đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực này vì là khoản chi quan trọng trong việc góp phần xây dựng nếp sống văn hóa mới, xây dựng con người mới có trí thức, có thể lực để xây dựng và bảo vệ đất nước góp phần bảo vệ nền văn hóa đầm đà bản sắc dân tộc. Trong cơ cấu nguồn chi thường xuyên NSNN, chi cho sự nghiệp văn hóa thông tin, TDTT, phát thanh truyền hình đã tăng từ 2,8% năm 2005 lên 2,97% năm 2008. Từ năm 2005 thị xã đã tích cực triển khai xây dựng nếp sống văn hóa mới khu dân cư và giành nguồn ngân sách đáng kể để xây dựng các điểm vui chơi văn hóa, trung tâm văn hóa thị xã, nhà văn hóa phường, xã, sân chơi bãi tập thể thao, triển khai mạnh ở các phường, xã đặc biệt là 2 phường Đình bảng, Tân Hồng đã có công viên, khu vui chơi giải trí, sân vận động thể dục thể thao. Đồng thời thị xã cũng dành nguồn ngân sách thích đáng cho việc tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các chỉ thị, nghị quyết ở cơ sở, địa phương tới từng thôn, ngõ, xóm trên hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng góp phần nâng cao đời sống về tinh thần, bổ sung tri thức hiểu biết đến mọi người dân.

Chi đảm bảo xã hội

Thực hiện công tác đảm bảo xã hội là công việc của toàn dân, nhất là trong điều kiện nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đang có nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết. Đó là sự phân hóa giầu nghèo trong xã hội, việc làm, đói nghèo, tệ nạn xã hội, đời sống người có công với cách mạng ... Những vấn đề này được Đảng và Nhà nước từng bước giải quyết bằng những chủ trương chính sách cụ thể như: Chính sách ưu đãi với những người có công với cách mạng, chủ trương xóa đói giảm nghèo, chính sách cho vay vốn và giải quyết việc làm, chính sách đối với các đối tượng khác.. thông qua các chương trình mục tiêu của

trung ương. Nhưng so với nhu cầu thực tế đặt ra chưa được là bao. Đặc biệt ở thị xã Từ sơn trong các năm qua, thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều dự án giải phóng mặt bằng, thu hồi đất nhất là đất nông nghiệp đã được giao lâu dài ở một số các xã đã được đưa ra nhiều vấn đề giải quyết từ chỗ người dân mất ruộng được nhận tiền đền bù bên cạnh những hộ gia đình sử dụng vào các mục đích khác như: Chuyển đổi nghề nghiệp bằng số vốn được đền bù, còn có những gia đình người dân đã sử dụng số tiền đó để làm nhà, mua sắm tài sản và chi tiêu hết vào các nhu cầu sinh hoạt khác, thậm chí còn dùng tiền vào việc chơi cờ bạc ,cá độ, đề đóm, tiêm chích thuốc phiện ... Dẫn đến nảy sinh một loại những vẫn đề xã hội đặt ra.

Nhận thức được vấn đề này, các cấp uỷ Đảng,chính quyền tích cực quan tâm tới công tác xã hội, dành nguồn hỗ trợ dân tái định cư, hỗ trợ gia đình chính sách, bổ sung quỹ xóa đói giảm nghèo, cấp thẻ bảo hiểm y tế người nghèo. Đặc biệt chú trọng quan tâm công tác bồi dưỡng, tập huấn học tập chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế đến các trung tâm học tập cộng đồng ở xã, thôn, nhất là những thôn, xã bị mất nhiều đất để mọi người dân hiểu biết, chọn cho mình nghề nghiệp phù hợp để phát triển kinh tế gia đình góp phần phát triển kinh tế của xã, huyện. Do đó, cơ cấu chi đảm bảo xã hội đã tăng từ 2% năm 2005 lên tới 5% năm 2009 chiếm trong nội bộ cơ cấu nguồn chi thường xuyên. Năm 2005 thị xã thực hiện chi đảm bảo xã hội là 1.245 triệu đồng/ dự toán 1.027 triệu đồng đạt 121,2% dự toán giao. Năm 2007 thực hiện 2.445 triệu đồng/ dự toán 1.050 triệu đồng đạt 232,9% dự toán giao. Tới năm 2008 đã chi tới 3.374 triệu đồng. Trong năm 2009 số chi đảm bảo xã hội ngày càng tăng thể hiện sự quan tâm của thị xã đến việc thực hiện các chính sách xã hội, bảo trợ xã hội và các hoạt động xã hội khác như hỗ trợ về nhà ở cho người nghèo, người có công và nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn thị xã. Năm 2009, trên địa bàn thị xã Từ Sơn đã có 7 gia đình khó khăn được hỗ trợ xây nhà ở, đạt 100% chỉ tiêu theo kế hoạch của UBND tỉnh phân bổ. Qua đó đã thể hiện được sự quan tâm, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và tầng lớp nhân dân trong thị xã

Là khoản chi đảm bảo hoạt động của bộ máy quản lý hành chính như: Chi quản lý Nhà nước, chi cho các hoạt động của Đảng và chi hoạt động của các đoàn thể. Chi quản lý hành chính là khoản chi còn nhiều vướng mắc trong công tác quản lý, vì nó liên quan đến biên chế, định mức phân bổ, vùng, địa phương. Định mức ngân sách bình quân cho một biên chế rất thấp thể hiện nhiều bất cập không phù hợp với sự phát triển đi lên của đất nước.

Từ năm 2007 là năm đầu thực hiện định mức phân bổ dự toán chi ( 2007-2010) Ban hành theo quyết định số 99/2006/QĐ-UBND, ngày 15.8.2006 của UBND Tỉnh Bắc ninh. Trên cơ sở thị xã Từ sơn đã được tỉnh giao dự toán chi quản lý hành chính dựa trên định mức bao gồm các khoản chi theo quy định phân cấp quản lý ngân sách các cấp chính quyền địa phương và toàn bộ tiền lương, các khoản có tính chất lương theo quy định tại nghị định số 204/2004/NĐ-CP, ngày 14/12/2004, Nghị định số 118/2005/NĐ- CP ngày 15/9/2005; Nghị định số 119/2005/NĐCP ngày 27/9/2005 của chính Phủ và các khoản phụ cấp, chế độ khác theo quy định của Trung ương và địa phương đã ban hành. Theo đó:

+ Cấp thị xã: Định mức phân bổ đồng thời theo các tiêu thức phân bổ đầu biên chế 20 triệu đồng/biên chế/năm; Phân bổ theo đầu cán bộ hợp đồng theo nghị định số 68/2000/NĐ-CP: 18 triệu đồng/ người/ năm.

Phân bổ theo số đơn vị hành chính cấp xã 50 triệu đồng /xã/năm.

+ Cấp xã: Phân bổ đủ lương và các khoản có tính chất lương của cán bộ xã, thôn ( kể cả cán bộ không chuyên trách theo quy định của UBND tỉnh), chi phí hoạt động của chi Đảng bộ cơ sở theo quyết định 84/QĐ-TW

Tuy nhiên với định mức được phân bổ, huyện đã chi tiêu hết sức tiết kiệm song do tính chất, nhiệm vụ đặc thù của địa phương nên trong quá trình điều hành chi

Một phần của tài liệu Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách tại cấp thị xã – nghiên cứu điển hình thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w