Nâng cao công tác quản lý NSNN tại thị xã Từ Sơn

Một phần của tài liệu Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách tại cấp thị xã – nghiên cứu điển hình thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 65 - 70)

II. Một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn thị xã Từ Sơn.

1. Nâng cao công tác quản lý NSNN tại thị xã Từ Sơn

1.1 Nâng cao công tác quản lý thu NSNN.

Thị xã Từ Sơn cần tiếp tục tăng cường công tác quản lý, khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu cho NSNN, trước hết là các khoản thuế, vì thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Thuế là hình thức thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể Nhà nước và các thành phần kinh tế trong xã hội thông qua việc đóng góp một phần thu nhập cho NSNN. Thuế là đòn bẩy kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, bảo hộ hàng sản xuất trong nước, thực hiện công bằng xã hội.

Thị xã Từ Sơn trong giai đoạn tới cần tiếp tục cải cách hệ thống thuế theo hướng dẫn đơn giản các thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “Một cửa, một dấu”, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các đối tượng nộp thuế. Hướng dẫn cho các đối tượng nộp thuế thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý và sử dụng hoá đơn chứng từ, mở sổ sách kế toán, ghi chép hạch toán, đăng ký thuế, kê khai tính thuế, nộp thuế. Cơ quan thuế tiến hành phân loại các hộ kinh doanh, các đối tượng thu, các điểm thu trọng tâm; kiểm tra thường xuyên các hoạt động sản xuất kinh doanh để xác định thuế giá trị gia tăng sát, đúng với tình hình sản xuất, kinh doanh và điều chỉnh mức thuế kịp thời.

Kiên quyết xử lý đối với các trường hợp vi phạm Pháp luật về thuế của Nhà nước, trốn lậu, khai man doanh thu… nhằm chấn chỉnh và lập lại kỷ cương trên lĩnh vực thuế, khắc phục những trường hợp vì lợi ích cá nhân, xem nhẹ lợi ích Nhà nước, coi thường Pháp luật.

Đồng thời tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, khu du lịch, khu vực làng nghề...

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, sản phẩm trọng yếu theo hướng khai thác, phát huy thế mạnh của từng ngành, lĩnh vực, từng địa phương. Đặc biệt chú ý đến quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu sản xuất hàng hoá tập trung

Tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình hành động thực hiện NQTW 5 (khoá IX) tạo điều kiện, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Tiếp tục đổi mới sắp xếp phân loại doanh nghiệp, quản lý có hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh, khuyến khích xuất khẩu. Tiếp tục thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có đủ điều kiện hoặc sáp nhập, giải thể đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, có chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, phát huy sức mạnh tổng hợp các thành phần kinh tế khơi dậy tiềm năng về thị trường vốn, lao động,…

Bên cạnh đó, tích cực đổi mới hoạt động thu NSNN, chú trọng xây dựng nuôi dưỡng nguồn thu mới, lâu dài, ổn định, vững chắc kết hợp với khai thác tốt

các nguồn thu hiện có trên cơ sở phát huy thế mạnh, điều kiện tự nhiên của từng địa phương và tiềm năng của từng lĩnh vực để tạo nguồn thu cho NSNN. Cụ thể:

Thị xã cần có cơ chế tạo điều kiện hỗ trợ cho các thành phần kinh tế trong và ngoài thị xã phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh. Muốn vậy cần đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng toàn diện hơn, đầu tư xây dựng tiếp tục nâng cấp mở rộng các tuyến đường giao thông quan trọng, một mặt tăng cường giao lưu kinh tế giữa các vùng, thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, giới thiệu quảng bá các tiềm năng thế mạnh của địa phương. Mặt khác quy hoạch tổng thể xây dựng các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp làng nghề ở những nơi có mặt bằng thuận lợi, tạo môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Trong lĩnh vực thương mại du lịch: đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động thương mại, du lịch, xuất khẩu qua địa bàn, nhất là xuất khẩu đồ gỗ, mỹ nghệ, các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, quảng bá sản phẩm truyền thống như: Bánh Phu Thê, Sơn mài Đình Bảng; dệt vải, dệt may Tương Giang. Đẩy mạnh hoạt động du lịch Đền Đô, du lịch làng nghề, có kế hoạch cải tạo nâng cấp chợ Giầu - Từ Sơn.

Trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: có cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như: gạch nung, sản xuất sắt, thép … Đẩy mạnh hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp như: đồ gỗ mĩ nghệ, giấy vệ sinh cao cấp…

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn sản xuất nông nghiệp với thị trường, trong đó quan tâm thị trường xuất khẩu và công nghệ chế biến sau thu hoạch.

Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước của cấp chính quyền, nhất là chính quyền cơ sở, đối với các cơ quan chuyên môn trong việc thực hiện thu đúng, thu đủ, kịp thời, đúng đối tượng, quản lí và bao quát các nguồn thu, chống thất thu phát sinh trên địa bàn và tăng cường phối kết hợp giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý tổ chức thu thuế.

Tiếp tục đổi mới nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thu thuế, sắp xếp, rà soát lại những cán bộ chưa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thuế, cán bộ yếu về năng lực cho đi đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực tổ chức và quản lý thu thuế,

trong đó chú ý bội dưỡng phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thuế.

Thường xuyên sơ kết, tổng kết việc thực hiện các Luật thuế nhằm phát hiện, đề xuất các yếu tố bất hợp lý trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật thuế để Nhà nước có cơ sở từng bước hoàn thiện Luật thuế cho phù hợp.

1.2. Nâng cao công tác quản lý chi NS tại thị xã

Đối với chi đầu tư phát triển cần được bảo đảm ưu tiên cao nhất. Thị xã phải căn

cứ vào chỉ tiêu, nguồn vốn được giao để bố trí chi. Chi phải đảm bảo đúng các công trình, hạng mục được duyệt, không tự ý điều chỉnh cho các hạng mục công trình khác. UBND thị xã phải tích cực chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra rà soát các danh mục công trình, nếu công trình không có khả năng hoàn thành phải có phương án điều chỉnh vốn kịp thời tránh tình trạng để ứ đọng vốn.

Việc thẩm định dự án và thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư XDCB hoàn thành thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước. Kiên quyết xuất toán các khoản chi không đúng quy định, các khoản chi phát sinh ngoài dự toán thiết kế được duyệt, tránh thất thoát trong quản lý chi XDCB.

Chú trọng chi đầu tư phát triển nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, phát triển nông nghiệp nông thôn trong đó chú ý thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia như: chương trình kiên cố hoá kênh mương, làm đường giao thông nông thôn, sửa chữa các công trình thuỷ lợi, kênh mương nội đồng, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội.

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong xây dựng công trình cơ sở hạ tầng như: đường điện, đường giao thông nông thôn, đường ngõ xóm, vỉa hè, trường học, nhà văn hoá thôn, trạm y tế xã…

Đối với chi thường xuyên: Phải đảm bảo chi lương, các khoản có tính chất lương

và các khoản chi đảm bảo hoạt động nhiệm vụ chính trị của ngành, đơn vị. Quản lý cấp phát phải đúng nội dung công việc, theo tiến độ hoàn thành có lưu ý đến tính mùa vụ của một số khoản chi như chống lụt bão, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi… Mọi khoản chi Ngân sách chỉ được thực hiện khi có đủ 3 điều kiện: Đã có trong dự toán Ngân sách được duyệt. Đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng Ngân sách hoặc

người được uỷ quyền chuẩn chi. Thực hiện chế độ kiểm soát trước, trong và sau khi chi ngân sách, thông qua cơ chế phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan Kho bạc Nhà nước và cơ quan sử dụng ngân sách. Thực hiện nguyên tắc chi trả trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ, không chi qua người được hưởng ngân sách, đảm bảo mọi khoản chi được cấp phát thanh toán phải có chứng từ hợp lệ và phải được sự kiểm soát của cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Thông tư số: 79/2003/TT- BTC, Thông tư số: 80/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước và hướng dẫn tập trung, quản lý các khoản thu NSNN qua Kho bạc Nhà nước.

Nghiêm túc thực hiện pháp lệnh thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả kinh phí từ NSNN.

Triển khai thực hiện quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan quản lý nhà nước theo nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của chính phủ. Thực hiện quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,tổ chức bộ máy,biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số: 43/2006/NĐ- CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục- đào tạo, y tế, thể dục thể thao…

Đối với các khoản chi phát sinh ngoài dự toán cần phải chấp hành đúng theo

quy định của Luật Ngân sách và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kiên quyết hạn chế những khoản chi chưa thật cần thiết.

1.3 Nâng cao công tác tổ chức huy động các nguồn lực tài chính.

Trong công tác tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của dân cư, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế thị xã Từ Sơn cần tích cực tăng cường thực hiện những giải pháp như:

Đối với các khoản huy động đóng góp của dân cư để xây dựng cơ sở hạ tầng của phường, xã phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, huy động phải phù hợp với khả năng đóng góp của nhân dân, quản lý và sử dụng có hiệu quả. Trên cơ sở quy định chung của Trung ương, của Tỉnh cần có hướng dẫn cụ thể của thị xã về đối tượng huy động, mức đóng góp, phương thức tổ chức huy động, quản lý và sử dụng sao cho có hiệu quả. Thực hiện công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn thu từ

các khoản đóng góp của nhân dân để nhân dân được biết và phải được ghi thu, ghi chi quản lý qua NSNN .

Việc huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và các cá nhân trong việc khuyến khích tạo lập các quỹ xã hội phải được công khai cho người đóng góp biết rõ mục đích huy động, mức đóng góp và sử dụng các nguồn vốn huy động đó.

Huy động vốn đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá xã hội. Việc đa dạng hoá hình thức huy động nguồn lực tài chính từ xã hội đối với phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo, y tế, văn hoá, xã hội phải được tiến hành từng bước và có giải pháp phù hợp với từng lĩnh vực. Đồng thời có cơ chế chính sách, quy chế hỗ trợ kinh phí ban đầu, tạo điều kiện cho các cơ sở này hoạt động. Về giáo dục mở các trường bán công, tư thục như trường Dân lập Từ Sơn; về y tế khuyến khích mở các phòng khám tư, phát triển y tế cộng đồng… trên cơ sở thực hiện đúng các quy định của Nhà nước.

Có chính sách huy động theo sự phân tầng thu nhập trong xã hội, theo nguyên tắc người có thu nhập cao, người giàu phải đóng góp tương xứng khả năng và những dịch vụ công cộng được hưởng.

Ngoài ra trên cơ sở các quy định của Nhà nước, tỉnh và thị xã nên có cơ chế chính sách thông thoáng hơn, trải thảm đỏ để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhiều hơn, huy động nguồn vốn vay và các nguồn viện trợ không hoàn lại, dưới mọi hình thức liên doanh, liên kết, tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp phát triển..

Một phần của tài liệu Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách tại cấp thị xã – nghiên cứu điển hình thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w