II. Một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn thị xã Từ Sơn.
4. Nâng cao bộ máy quản lý NSNN và năng lực trình độ của cán bộ quản lý NSNN tại thị xã Từ Sơn.
4.1. Tiếp tục nâng cao bộ máy quản lý NSNN
Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý NSNN trong hệ thống tài chính: Tài chính, Thuế, Kho bạc Nhà nước và kế toán các đơn vị dự toán các cấp trên địa bàn thị xã theo hướng gọn nhẹ, có hiệu lực và hiệu quả. Tạo ra mối quan hệ ăn khớp giữa các cơ quan này. Từ Sơn cần thực hiện đổi mới các thủ tục trên cơ sở đổi mới chế độ làm việc bao gồm quy chế, phong cách và phương pháp làm việc, quan trọng nhất là gắn quyền hạn với trách nhiệm của mọi tổ chức và cá nhân trong việc ra quyết định và điều hành công việc, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các quyết định quản lý. Đồng thời xây dựng, bố trí đội ngũ viên chức nhà nước có phẩm chất, năng lực và tinh thần trách nhiệm, kiên quyết chống tham nhũng và loại trừ các phần tử thoái hoá, biến chất ra khỏi bộ máy quản lý NSNN
Bảo đảm các điều kiện và phương tiện cần thiết cho bộ máy quản lý NSNN hoạt động. Cần trang bị đồng bộ thiết bị tin học đối với bộ máy quản lý NSNN các cấp và các đơn vị sử dụng ngân sách để thực hiện tin học hoá trong quản lý hệ thống NSNN, đảm bảo hệ thống thông tin nhanh nhạy, kịp thời, hệ thống dữ liệu đầy đủ, đáng tin cậy làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và các quyết định về xử lý và điều hành một cách đúng đắn và thông suốt. Đó cũng là điều kiện để hợp lý các khâu, giảm bớt các thủ tục phiền hà trong quản lý NSNN tại thị xã Từ Sơn.
4.2. Tiếp tục nâng cao năng lực trình độ của cán bộ quản lý NSNN
Trong chiến lược về cán bộ và công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) và Nghị quyết Trung ương 6 (khoá IX) đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trong ngành tài chính. Do đó, thị xã Từ Sơn cần tiếp tục đổi mới đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ngân sách cho phù hợp hơn với trình độ, khả năng, kỹ năng quản lý với yêu cầu nhiệm vụ quản lý NSNN trong tình hình mới
Về phẩm chất đạo đức:
Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, luôn quán triệt và chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước.
Cán bộ quản lý NSNN phải là người trung thực với chính bản thân mình và với cấp trên. Có như vậy mới hạn chế tệ tham nhũng tiền của Nhà nước.
Có tinh thần trách nhiệm trong công việc được giao từ khâu lập dự toán ngân sách, đến chấp hành ngân sách và quyết toán NSNN
Về năng lực chuyên môn:
Phải là người có trình độ năng lực chuyên môn, hiểu biết sâu rộng công việc quản lý tài chính ngân sách. Thủ trưởng đơn vị nắm rõ trình độ chuyên môn, tâm lý, tính cách của người cán bộ; biết sử dụng và tập hợp các cán bộ giỏi, có kiến thức về kinh tế thị trường và kiến thức chuyên ngành khác có liên quan. Thường xuyên cập nhật những kiến thức mới về quản lý tài chính - ngân sách, kinh nghiệm quản lý, kiến thức bổ trợ khác như: ngoại ngữ, tin học, để tiếp thu áp dụng trong công tác quản lý tài chính, trong từng giai đoạn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Có tinh thần phối hợp nhiệm vụ với các ngành có liên quan chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Có năng lực tổ chức triển khai công việc: Biết và hiểu công việc một cách thấu đáo, phân giao nhiệm vụ một cách khoa học, sử dụng đúng người, đúng việc, xây dựng mối quan hệ đúng đắn trong nội bộ, gương mẫu tôn trọng và giữ nghiêm kỷ luật.
Có chính sách đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ngành tài chính; đào tạo, bồi dưỡng phải có mục tiêu, kế hoạch rõ ràng, tránh đào tạo tràn lan, chạy theo bằng cấp, thành tích, hiệu quả không cao.
KẾT LUẬN
Sự nghiệp đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước của Việt Nam nói chung và với thị xã Từ Sơn nói riêng sẽ không thể thắng lợi nếu như lĩnh vực tài chính- ngân sách nhà nước không đổi mới kịp thời. Quá trình đổi mới, nhất là trong những năm vừa qua ở thị xã Từ Sơn công tác quản lý ngân sách nhà nước có nhiều đổi mới, tự vận động chuyển mình hoà nhập với dòng chảy chung của cả nước và đạt được kết quả nhất định: Tốc độ tăng thu và tăng chi ngân sách hàng năm tương đổi cao góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế, thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tạo điều kiện cho giáo dục, y tế, văn hoá, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và giải quyết những vấn đề bức xúc xã hội đạt được tiến bộ đáng kể. Bộ máy quản lý ngân sách từng bước được hoàn thiện gắn liền với việc nâng cao chất lượng quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nguồn thu ngân sách thị xã Từ Sơn để cân đối chi còn nhỏ, chưa vững chắc, ổn định, chưa có chính sách tích cực bồi dưỡng nguồn thu phát triển. Tình trạng nợ thuế, thất thu thuế còn xảy ra. Chi ngân sách luôn căng thẳng, thu chưa đáp ứng nhu cầu chi. Chi tiêu quản lý hành chính vẫn còn có những nơi sử dụng kinh phí tuỳ tiện, không đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn do nhà nước quy định. Trình độ cán bộ quản lý ngân sách các cấp từ thị xã đến phường, xã còn thiếu và yếu, đặc biệt là ở cấp xã với biên chế cán bộ làm tài chính chỉ có 1 người, khối lượng công việc phải giải quyết thì nhiều.
Để đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Từ Sơn đã đề ra, xuất phát từ những ưu, nhược điểm, nguyên nhân tồn tại trong công tác quản lý ngân sách nhà nước trong thời gian tới, với bài chuyên đề này em xin đề xuất các giải pháp cơ bản tiếp tục đổi mới công tác quản lý ngân sách nhà nước ở thị xã Từ Sơn trong thời gian tới như trên theo hướng tập trung vào giải quyết các vấn đề như:
-Tiếp tục nâng cao công tác quản lý ngân sách. -Tiếp tục đổi mới phân cấp quản lý ngân sách. -Tiếp tục nâng cao chu trìnhquản lý ngân sách. -Tiếp tục nâng cao công tác quản lý ngân sách
- Tiếp tục nâng cao bộ máy quản lý ngân sách, nâng cao năng lực trình độ cán bộ quản lý ngân sách nhà nước.
Tăng cường phân cấp quản lý thu, chi ngân sách là một đề tài có phạm vi rộng, phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn. Để thực hiện được các vấn đề nêu trên đòi hỏi phải có sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ngân sách, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp ở địa phương, đặc biệt là giữa các cơ quan thuế - tài chính - kho bạc nhà nước và phải có sự đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến tỉnh, huyện, thị xã, phường, xã.
PHỤ LỤC