Thực trạng về tính toàn diện của hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay (Trang 52 - 57)

- Tính minh bạch Tính minh bạch của pháp luật là một đòi hỏi rất quan

2.3.1.Thực trạng về tính toàn diện của hệ thống pháp luật

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hệ thống pháp luật ngày càng hướng tới đảm bảo tính toàn diện. Đặc biệt, sau hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết số 48 - NQ/TW, ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 900/UBTVQH11, ngày 21/3/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI về kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có bước đổi mới quan trọng và chuyển biến đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tiếp tục tăng cường hiệu lực,

hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốctế.

Trong giai đoạn 2005-2009, hoạt động xây dựng pháp luật đã có những tiến bộ vượt bậc so với giai đoạn 2000-2004. Cụ thể: nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XI, Quốc hội đã thông qua 64 luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 10 pháp lệnh; đến nhiệm kỳ khóa XII, Quốc hội đã thông qua 64 luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 11 pháp lệnh; nếu tính đến tháng 3/2011 theo dự kiến Quốc hội khóa XII sẽ thông qua 69 luật [1].

Nội dung các văn bản pháp luật được ban hành trong thời gian qua liên quan đến nhiều lĩnh vực, điều chỉnh được phần lớn các quan hệ cơ bản của đời sống xã hội, như: về tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính; thể chế về cán bộ, công chức; thể chế về tổ chức chính quyền, địa phương; bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; về dân sự, kinh tế, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hóa - thông tin, thể thao, dân tộc, tôn giáo; văn hóa; báo chí và xuất bản; lĩnh vực bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin; chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và các chính sách xã hội; xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; về hội nhập quốc tế…Ở những lĩnh vực này, tuy kết quả đạt được ở những mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung việc ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thời gian qua đã tác động tích cực đến sự phát triển mọi mặt của đất nước, phục vụ kịp thời yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế, quốc tế, bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Tính toàn diện của Hệ thống pháp luật trong giai đoạn hiện nay ở nước ta vẫn còn hạn chế, bất cập, biểu hiện cụ thể là:

Thứ nhất: Mặc dù, hệ thống pháp luật đã được ban hành bổ sung nhiều

hơn để điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa. Tuy nhiên, còn nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh một số lĩnh vực mới chưa được ban hành kịp thời như văn bản pháp luật về chống khủng bố quốc tế, tội rửa tiền, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; chưa ban hành được luật Nông dân, Luật cựu chiến binh, Luật Người cao tuổi, Luật về quyền lập hội, Luật trưng cầu dân ý, Luật biểu tình, Luật hoặc pháp lệnh về thực hiện dân chủ cơ sở, Luật về quyền được bí mật đời tư, Luật về quyền được thông tin, Luật biểu tình, Luật trưng cầu dân ý, Luật tham vấn và phản biện xã hội… Trong lĩnh vực kinh tế, chưa ban hành được Luật sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh; Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước; Luật đầu tư công…Như vậy, nhìn từ góc độ về mục tiêu trọng tâm của chúng ta là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền, đề cao việc bảo vệ và bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của con người thì hiện nay chúng ta phải không ngừng xây dựng hệ thống pháp luật đảm bảo hơn tính toàn diện (tính toàn diện ở đây hiểu theo nghĩa toàn diện tương đối), tức phải cố gắng điều chỉnh kịp thời các quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực và những lĩnh vực mới xuất hiện.

Thứ hai: Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn còn tình trạng

chưa toàn diện về mặt nội dung, điều đó được thể hiện:

Một là, trong thực tiễn xây dựng pháp luật ở nước ta vẫn còn tình

trạng có lĩnh vực quan trọng, cần thiết, ổn định nhưng chưa xây dựng văn bản bằng hình thức Luật để điều chỉnh như lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính

Bên cạnh đó, có những lĩnh vực điều chỉnh các quan hệ xã hội tính ổn định không cần lại ban hành văn bản dưới hình thức Luật như Luật thủ đô, Luật Thanh niên…

Hai là, trong các lĩnh vực của đời sống xã hội được pháp luật điều

chỉnh, vẫn còn có một số quan hệ xã hội chưa được điều chỉnh hoặc xóa bỏ sự điều chỉnh bất hợp lý, chủ yếu ở một số lĩnh vực:

- Pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước ta bản thân nó còn có những "mảng trống". Đó là "mảng trống" pháp luật về kiểm soát quyền lực nhà nước bên trong tổ chức bộ máy giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Lập pháp chưa có cơ chế kiểm soát hoạt động của mình; hành pháp chưa tự kiểm soát được lẫn nhau; Tư pháp chưa kiểm soát được tính hợp hiến của các đạo luật, tính hợp pháp của các văn bản pháp quy của Chính phủ. Đồng thời pháp luật cũng chưa tạo ra được cơ chế hữu hiệu để Đảng và nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm phòng chống có hiệu quả hơn sự tha hóa của quyền lực nhà nước. Thiết chế Tòa án bảo hiến chưa được ra đời. Bên cạnh đó, các nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội, Chính phủ chưa được cụ thể hóa trong các đạo luật, nhất là trong các đạo luật điều chỉnh các lĩnh vực cụ thể như đất đai, xây dựng, ngân hàng, tiền tệ…

- Pháp luật về hành chính: theo chỉ đạo đến năm 2010 phải "xóa bỏ vai trò chủ quản của cơ quan hành chính đối với doanh nghiệp, để các cơ quan này tập trung làm tốt chức năng quả lý theo Luật". Có thể nói, cho đến nay pháp luật chẳng những chưa xóa bỏ được quan hệ "cha - con" giữa các cơ quan hành chính chủ quản với doanh nghiệp mà do lợi ích thị trường ngày càng phát triển, quan hệ "cha - con" ấy ngày càng sâu nặng chưa có cơ chế pháp lý ngăn chặn. Quan hệ ‘ngầm" giữa quyền lực nhà nước với các tập đoàn, doanh nghiệp có xu hướng phát triển, nhưng chưa có pháp luật minh bạch hóa quan hệ này nhằm phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Đằng sau các quan chức hành chính theo dư luận xã hội đều có bóng dáng doanh nghiệp,

tập đoàn của mình, nhưng đến nay không có cơ chế pháp lý phát hiện và minh bạch hóa quan hệ đó. Chính pháp luật chưa đóng được vai trò xóa bỏ quan hệ chủ quản giữa các cơ quan hành chính với các doanh nghiệp, nên các cơ quan này chưa làm tốt chức năng quản lý nhà nước của mình.

- Trong lĩnh vực đảm bảo quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân, pháp luật cũng còn có những "mảng trống", chưa bao quát hết thảy các lĩnh vực, các loại chủ thể, các hình thức và phương tiện thực hiện các quyền con người, quyền công dân mà Hiến pháp và cuộc sống đòi hỏi. Cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân chưa đi tới cùng. Công dân chưa có quyền yêu cầu xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với mình. Pháp luật hiện hành về đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự, nhất là các quy định về giam giữ, điều tra, cải tạo, truy tố, xét xử…chưa thực sự phù hợp với các chuẩn mực quốc tế trong quản lý tư pháp. Tình trạng luật sư chưa được tham gia ngay từ giai đoạn khởi tố bị can, gia hạn tạm giam nhiều lần kéo dài hàng năm thậm chí nhiều năm trong quá trình điều tra… là những biểu hiện vi phạm trong quản lý nhà nước về tư pháp hình sự, không phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế… Thực tế, ở một số lĩnh vực quyền con người, quyền công dân được thực hiện còn hình thức, chưa bảo đảm để công dân bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách hữu hiệu trong mối quan hệ với nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực tư pháp và hình sự.

- Trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội, việc xây dựng pháp luật từng bước hướng tới sự toàn diện; tuy nhiên còn nhiều bất cấp, hạn chế như: "Bộ luật lao động hiện nay như một cái áo quá chật, chỉ mới điều chỉnh được 30% lực lượng lao động xã hội (khoảng gần 14 triệu người), chủ yếu là ở khu vực kết cấu, một số điều khoản đến nay không còn phù hợp; trong khi có rất nhiều vấn đề mới phát sinh lại chưa được quy định trong Bộ luật này…" [1].

Về lĩnh vực an sinh xã hội, chưa xây dựng hoàn thiện được một hệ thống bảo hiểm xã hội hoàn chỉnh, đa dạng, theo nguyên tắc đóng - hưởng; bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; chưa có quy định về bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; chưa có quy định về việc một người dân sống dưới mức lương tối thiểu đều được hưởng chính sách trợ giúp xã hội…

- Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, chưa có chính sách, pháp luật tập trung hỗ trợ, tài trợ để khuyến khích liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp, viện nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ với trường đại học trong việc đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, hình thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ mới.

Qua một số lĩnh vực chủ yếu trên, có thể nói rằng trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, chúng ta cần hoàn thiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay (Trang 52 - 57)