- Tính minh bạch Tính minh bạch của pháp luật là một đòi hỏi rất quan
2.3.3. Thực trạng về tính phù hợp (ổn định) của hệ thống pháp luật
Hiện nay, chúng ta đang từng bước hoàn thiện xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa trên cơ sở phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các quan hệ xã hội thực tế có nhiều biến động, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, dân sự, khoa học công nghệ. Đánh giá đúng thực trạng về tính phù hợp của hệ thống pháp luật hiện nay sẽ góp phần cho quá trình
Thực tiễn hệ thống pháp luật trong thời gian qua đã từng bước hoàn thiện phù hợp với trình độ phát triển của kinh tế - xã hội, đặc biệt là từ sau khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW, ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, thể hiện rõ nét ở các lĩnh vực cơ bản:
Lĩnh vực dân sự, kinh tế: hình thức sở hữu tư nhân đã được ghi nhận và bảo hộ bên cạnh các hình thức sở hữu khác, các quyền của chủ sở hữu được minh định. Cũng như vậy, các quyền tài sản đa dạng như cổ phần, chứng khoán, quyền chọn, quyền đầu tư đã được ghi nhận trong pháp luật kinh tế. Quyền lập hội kinh doanh, tự do khởi nghiệp của người kinh doanh đã được bảo đảm. Luật Doanh nghiệp 2005 đã đơn giản hóa thủ tục thành lập công ty, góp phần thống nhất về nguyên tắc tiến tới không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế; các nguyên tắc đảm bảo tự do kinh doanh đã được xác lập trên văn bản pháp luật và trên thực tế, với tổng thể môi trường kinh doanh ở Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt theo hướng thân thiện hơn đối với người kinh doanh. Trong luật kinh tế công: đã tạo được khung khổ pháp luật cho định chuẩn, bảo vệ vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường bằng việc ban hành các văn bản Luật điều chỉnh những vấn đề trên. Những kết quả đạt được trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực dân sự, kinh tế phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ trong định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh, bền vững.
Lĩnh vực khoa học và công nghệ: trong xu thế hội nhập quốc tế, hội nhập kinh tế thế giới; việc hoàn thiện các văn bản điều chỉnh các lĩnh vực khoa học và công nghệ là tất yếu. Năm 2000, Luật Khoa học và công nghệ được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2001. Ngày
17/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định 81/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Khoa học và Công nghệ.
Lĩnh vực tài chính, tài chính công: Nhà nước đã từng bước cải thiện hệ thống thuế, đảm bảo các nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo môi trường kinh doanh công bằng, tạo thói quen đóng thuế cho người dân. Hệ thống pháp luật thuế đã có những thành công bước đầu như tạo dần bình đẳng, tiến hành thu theo luật, từng bước đơn giản thủ tục nhập thuế. Các thị trường tín dụng, ngân hàng, chứng khoán và các dịch vụ liên quan như kiểm toán, kế toán, định giá tín nhiệm đã phát triển, đã đạt được tiến bộ bước đầu trong hiện đại hóa hải quan.
Trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội: Luật pháp lao động và an sinh xã hội đã phản ánh và cụ thể hóa quan điểm của Đảng về đổi mới chính sách lao động và an sinh xã hội là:
Tập trung giải quyết tốt chính sách lao động, việc làm và thu nhập; bảo đảm an sinh xã hội; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ me; đấu tranh phòng chống có hiệu quả các tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông [13].
Thời gian qua, hệ thống pháp luật lao động và an sinh xã hội tương đối đồng bộ, luôn được hoàn thiện phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể thực hiện và đi vào cuộc sống được nhân dân đồng tình, ủng hộ, đã và đang phát huy hiệu quả trong thực tế như hoàn thiện pháp luật về dạy nghề, thừa nhận và thực thi bảo hiểm thất nghiệp, hoàn thiện hệ thống pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm, ban hành luật bình đẳng giới…
trên. Các nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội, Chính phủ chưa được cụ thể hóa trong các đạo luật, nhất là trong các đạo luật điều chỉnh các lĩnh vực cụ thể như đất đai, xây dựng, ngân hàng, tiền tệ…
Lĩnh vực dân sự kinh tế: trong xây dựng pháp luật, những giằng co và lẫn lộn giữa những quan niệm chính trị, ý thức hệ và nguyên tắc pháp lý đã dẫn tới những quy định chưa phù hợp thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trên cơ sở xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là có những quy định về các quan hệ xã hội không rõ ràng, tự mâu thuẫn và hạn chế hiệu lực lẫn nhau (ví dụ quy định về sở hữu toàn dân, doanh nghiệp nhà nước, vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế, thiết kế mô hình ngân hàng trung ương, xây dựng chính sách cạnh tranh và phá sản). Mặt khác, ảnh hưởng của các nhóm lợi ích đã tăng đáng kể trong quá trình ban hành chính sách và pháp luật. Lợi ích của các tập đoàn kinh tế, của các cơ quan hành chính và đội ngũ công chức được bảo vệ, song các quyền của doanh nghiệp tư nhân và người dân, lợi ích cộng đồng, người tiêu dụng, người lao động tuy được ghi nhận nhưng thiếu thiết chế bảo vệ. Ví dụ, việc xây dựng nhà chung cư để bán có lợi cho công ty kinh doanh bất động sản, song nhiều quy định thiệt thòi cho người mua căn hộ. Những bất cân xứng thông tin này chưa được Nhà nước can thiệp để điều tiết một cách thỏa đáng. Vì thế, có nhiều dấu hiệu cho thấy pháp luật dân sự, kinh tế đã nghiêng về bảo vệ quyền lợi cho người kinh doanh mà chưa thực sự chú trọng đến lợi ích của cộng đồng và của những nhóm người yếu thế. Như vậy, là chưa phù hợp với thực tế "định hướng xã hội chủ nghĩa" ở nước ta hiện nay.
Trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội: thể chế đảm bảo tính công bằng xã hội trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được hoàn thiện. Nhiều chính sách xã hội, bao gồm cả an sinh xã hội chưa được đặt đúng và ngang tầm với chính sách kinh tế, còn đi sau chính sách kinh tế, chưa được đầu tư thỏa đáng mà còn phụ thuộc quá nhiều vào ngân sách nhà nước,
thể hiện cụ thể: pháp luật ưu đãi người có công chưa đảm bảo cho họ có mức sống trên trung bình. Khung pháp lý cho công tác trợ giúp xã hội còn nhiều bất cập và thể chế hóa ở mức thấp (pháp lệnh); chưa có chính sách khuyến khích chăm sóc đối tượng dựa vào cộng đồng. Pháp luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em chưa sát với thực tế, tính khả thi thấp và chưa có tính chế tài mạnh; pháp luật về bình đẳng giới còn có tính tuyên bố, chưa thật khả thi, pháp luật phòng chống tệ nạn xã hội còn bất cập, chưa giải quyết được tận gốc nguyên nhân.
Lĩnh vực khoa học và công nghệ: pháp luật về khoa học và công nghệ chưa tạo ra đầy đủ cơ chế chính sách về sự gắn gắn kết có hiệu quả giữa nghiên cứu, đào tạo và sản xuất, kinh doanh; hiệu quả ứng dụng các công trình khoa học thấp; thiếu chính sách và biện pháp thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và đổi mới công nghệ. Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ, chưa đồng bộ về cơ cấu, thiếu những cán bộ, chuyên gia giỏi đầu đàn trong nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, chưa có đóng góp mang tính đột phá đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước; cơ chế chưa đầy đủ nên thị trường khoa học công nghệ chậm phát triển, thiếu các hình thức gắn kết có hiệu quả giữa các cơ sở nghiên cứu và các đơn vị ứng dụng để rút ngắn giai đoạn từ các sản phẩm nghiên cứu và phát triển công nghệ trở thành sản phẩm hàng hóa, có chất lượng và sức cạnh tranh cao. Chưa xây dựng được cơ chế và các tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ.
Pháp luật trong lĩnh vực tài chính, tài chính công: chưa có cơ chế đảm bảo vai trò độc lập của Ngân hàng Nhà nước; Luật ngân hàng Nhà nước chưa có các thiết chế đủ mạnh để ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực của Chính phủ đối với các quyết định của Ngân hàng nhà nước, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ quốc gia. Các cơ chế kiểm soát các khoản vay nợ nước ngoài và chi tiêu ngoài ngân sách còn thiếu hiệu quả, trên thực tế, Chính phủ bảo lãnh cho
nhiều doanh nghiệp nhà nước vay vốn (ví dụ Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam)…
Như vậy, thời gian qua, hệ thống pháp luật mặc dù đã có nhiều tiến bộ, từng bước đáp ứng điều chỉnh các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực trong điều kiện phát triền nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên tính phù hợp của hệ thống pháp luật còn một số hạn chế cơ bản trên mà trong thời gian tới chúng ta cần dự báo, thực hiện hoàn thiện hệ thống một cách phù hợp đáp ứng việc đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.