Xây dựng nguồn nhân lực vững mạnh cho công tác phổ biến, giáo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay (Trang 116 - 118)

dục pháp luật đáp ứng nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật trong tình hình mới. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án: "Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước".

- Sử dụng có hiệu quả và sáng tạo các hình thức, biện pháp và phương tiện phổ biến, giáo dục pháp luật. Tích cực, chủ động khai thác, sử dụng hiệu quả hơn các phương tiện thông tin đại chúng, tủ sách pháp luật, trong đó chú trọng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài. Xây dựng tài liệu song ngữ dành cho đồng bào dân tộc

hình câu lạc bộ khác, tăng cường hoạt động trợ giúp pháp lý tại những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo, chú trọng tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động. Đẩy mạnh lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải cơ sở; hoạt động xét xử và hoạt động thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước khác. Đa dạng hóa các hình thức thi tìm hiểu pháp luật, giao lưu, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ có lồng ghép nội dung pháp luật.

- Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tổ chức và quản lý là những bảo đảm hàng đầu đối với chất lượng của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Bên cạnh đó những điều kiện tốt nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật như cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật, các hoạt động hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học sẽ tạo nguồn lực tốt cho các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. - Trong thời gian tới, cần có sự đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại và các phương tiện thông tin đại chúng vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động tư vấn dịch vụ pháp lý. Thủ trưởng các cơ quan, người đứng đầu tổ chức phải chịu trách nhiệm cụ thể về đầu tư cho các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi khả năng của mình. Việc sử dụng ngân sách phải bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, thiết thực. Cần mở rộng phạm vi xã hội hóa một số hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, huy động sự tham gia, đóng góp tự nguyện của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

3.2.2.3. Tăng cường công tác theo dõi thi hành pháp luật; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện và áp dụng pháp luật, xử lý công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện và áp dụng pháp luật, xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật

- Để kịp thời phát hiện và khắc phục những khiếm khuyết, yếu kém việc thực hiện và áp dụng pháp luật, xử lý nghiêm minh những chủ thể có hành vi cố ý áp dụng pháp luật không đúng, không phù hợp với mục đích đề ra. Để nâng

cao hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát cần kết hợp sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước với kiểm tra, giám sát của các tổ chức xã hội và của nhân dân; tăng cường công tác giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước và các cơ quan tư pháp; phát huy sự giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân đối với các hoạt động pháp luật

- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong công tác kiểm tra, giám sát. Thiết lập một cơ chế giám sát việc tuân theo pháp luật có hiệu quả, kiện toàn tổ chức và tăng cường hoạt động của Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, bổ sung, củng cố bộ máy giúp việc của Quốc hội. Nhà nước cần nghiên cứu để sớm thành lập Ủy ban giám sát việc thực hiện Hiến pháp, đảm bảo cho Hiến pháp được thực hiện chính xác, nghiêm minh.

- Xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật, đặc biệt là tội phạm. Khi mà ý thức tự giác của các tổ chức và cá nhân chưa cao thì cần tăng cường quy định và áp dúng các biện pháp trách nhiệm pháp lý. Các biện pháp trừng phạt của pháp luật phải được áp dụng nghiêm minh, đủ sức răn đe, cải tạo đối với các chủ thể vi phạm pháp luật, đồng thời có tác dụng cảnh báo đối với các chủ thể khác. Phải cương quyết xử lý đối với những tổ chức, cá nhân không thức hiện các quy định của pháp luật, vi phạm pháp luật. Nhà nước cấn quy định chế độ trách nhiệm pháp lý đối với các cơ quan hoặc cá nhân trong việc tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật trên thực tế để tránh hiện tượng pháp luật không được tổ chức thực hiện nhưng không ai chịu trách nhiệm về vấn đề đó.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)