- Tính minh bạch Tính minh bạch của pháp luật là một đòi hỏi rất quan
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong quá trình áp dụng pháp luật
công chức nhà nước trong quá trình áp dụng pháp luật
Như chúng ta đã biết, đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch có năng lực là yếu tố quyết định đến chất lượng của hoạt động áp dụng pháp luật. Đề thực hiện được điều này, trong thời gian tới, phải không ngừng nâng cao chất lượng và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là đội ngũ làm công tác pháp luật.
Xác định rõ, nhu cầu tăng cường số lượng và nhu cầu chuẩn hóa kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề của cán bộ làm công tác pháp luật, tư pháp là hai nhu cầu luôn đồng hành trong bối cảnh đội ngũ cán bộ, chức danh pháp luật, tư pháp còn thiếu và yếu. So với nhu cầu thực tế và so với các nước trên thế giới thì số lượng chức danh tư pháp ở nước ta còn thấp:
Hiện cả nước có khoảng 5.000 thẩm phán, 100 trọng tài viên, trên 6.000 kiểm sát viên, 5.714 luật sư chính thức và 2.771 luật sư tập sự…
Theo ước tính, từ nay đến năm 2020, đội ngũ Luật sư của Việt Nam phải đạt con số 18.000 người với tỷ lệ trung bình khoảng 5.200 dân/luật sư, cần khoảng 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên thi hành án dân sự và thừa phát lại. Ngay từ năm 2009 đội ngũ cảnh sát điều tra cấp huyện cần bổ sung ít nhất 6.870 điều tra viên [6]
Để đáp ứng nhu cầu về tăng số lượng và chất lượng đã được xá định trên, đòi hỏi phải tiến hành tăng cường và đổi mới đồng bộ, liên tục cả đào tạo luật cơ bản ở các trình độ (trung cấp, đại học, trên đại học), đào tạo nghề ban đầu để làm nguồn bổ nhiệm vào các chức danh và cuối cùng là bồi dưỡng, cập nhật (đào tạo thường xuyên) hay đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức đương chức. Thời gian tới cần quan tâm: đầu tư xây dựng các trường đại học luật (Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Tư pháp) thành trường trọng điểm quốc gia đào tạo cán bộ về pháp luật, đào tạo các chức danh tư pháp, tạo được thương hiệu, khẳng định được uy tín trong khu vực các nước ASEAN trên các lĩnh vực đào tạo có thế mạnh của mình. Mặt khác, các cơ sở đào tạo luật hiện tại phải tập trung nỗ lực của mình để nâng cao chất lượng đào tạo, xác định đúng nhu cầu của xã hội để định hướng mở rộng qui mô đào tạo, tránh đào tạo chỉ để đào tạo mà không đáp ứng các nhu cầu bức xúc của quá trình phát triển kinh tế, xã hội
của đất nước; chú trọng trang bị kiến thức thực tế và nâng cao năng lực tiếp cận thực tiễn của sinh viên, đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu của các cơ quan tuyển chọn, sử dụng; tiếp tục tổ chức có hiệu quả các lớp đào tạo Đại học tại chức, đào tạo Trung cấp luật tại các địa phương, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa, những nơi đang thiếu và khó thu hút cán bộ. Nghiên cứu mô hình đào tạo cử nhân luật với nguồn tuyển sinh là sinh viên đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác nhằm đáp ứng nhu cầu về cán bộ pháp luật, pháp chế trong bộ máy nhà nước và các ngành nghề của nền kinh tế quốc dân.
Thứ hai, đẩy mạnh việc xét và giải quyết kháng cáo và các khiếu nại,
tố cáo về công tác xét xử bảo đảm công bằng và nghiêm minh, xử lý kiên quyết đối với những người bắt, giam giữ, xét xử oan, sai người vô tội hoặc không đáng tội làm tổn hại tới quyền, lợi ích hợp pháp, danh dự… của nhân dân và các tổ chức, cơ quan đơn vị, đồng thời phải tiến hành minh oan công khai, bồi thường thỏa đáng những thiệt hại về vật chất, phục hồi danh dự và việc làm đối với những người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử oan sai, trái pháp luật. Truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những người có hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc những người lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác. Việc áp dụng pháp luật là nhiệm vụ và là là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, do đó, cần củng cố các cơ quan thực hiện pháp luật, quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn đối với các cơ quan thực hiện pháp luật.
Đổi mới hệ thống tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử, bảo đảm cải cách hoạt động xét xử là trọng tâm của cải cách hoạt động tư pháp; mở rộng thẩm quyền xét xử của tòa án đối với các khiếu kiện hành chính. Viện kiểm sát được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức tòa án, bảo đảm tốt hơn các điều kiện để viện kiểm sát nhân dân thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát
động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra. Sắp xếp, kiện toàn tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối; xác định rõ hoạt động điều tra theo tố tụng và hoạt động trinh sát trong đấu tranh phòng, chống tội phạm…Tiếp tụ đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương [13, tr. 250-251]. Cần đào tạo và đào tạo lại để không ngừng nâng cao kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức nàh nước. Cán bộ, công chức Nhà nước không chỉ gương mẫu trong sống, làm việc theo pháp luật mà còn phải biết cách tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện đầy đủ, nghiêm minh các quy định của pháp luật.
Đối với những vấn đề hay lĩnh vực không ổn định, thường xuyên có sự thay đổi mà không thể lường trước được thì nên cho phép áp dụng pháp luật tương tự hoặc có những cách giải quyết đối với những trường hợp thiếu hụt pháp luật đó trong văn bản quy phạm pháp luật, miễn là việc giải quyết, áp dụng đó không được trái với các nguyên tắc và quy định hiện hành của hệ thống pháp luật đất nước. Đối với hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật, phải coi áp dụng pháp luật tương tự là điều bắt buộc phải tiến hành đối với các cơ quan hay nhà chức trách trong những trường hợp thiếu pháp luật mà vụ việc thì cần phải được cơ quan nhà nước giải quyết. Do vậy, cần quy định trách nhiệm áp dụng pháp luật tương tự của những cơ quan, nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng pháp luật, nghĩa là trong luật cấn có những quy định về trách nhiệm áp dụng pháp luật, trong đó có áp dụng pháp luật tương tự của các cơ quan hay nhà chức trách khi có yêu cầu hay khiếu kiện của các tổ chức hoặc công dân.